Hộp số CVT là gì? Ưu – nhược điểm của hộp số CVT

Hiện nay, hầu hết tất cả các loại xe ô tô đều đã được trang bị hộp số CVT và có lẽ là ngày càng được trở nên phổ biến để có thể bắt kịp được xu hướng của thời đại. Do đó, hộp số CVT là gì và ưu – nhược điểm của hộp số CVT có gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hộp số CVT là gì?

Hộp số CVT là gì?

Hộp số CVT là gì?

CVT chính là viết tắt của Continuously Variable Transmission, được dịch là Hộp số biến thiên vô cấp. 

Cấu tạo của hộp số CVT 

Cấu tạo của hộp số CVT 

Cấu tạo của hộp số CVT

Hộp số CVT có cấu tạo bao gồm: một dây cu – roa trượt ở giữa 2 puly cùng với hai nửa hình chóp nón được tách rời nhau và nó có thể thay đổi khoảng cách để nhằm thay đổi chu vi cũng như dẫn đến thay đổi tỷ số truyền. Khác hẳn với hệ thống dẫn động của xe máy tay ga thì thông thường sẽ sử dụng dây curoa cao su và dây curoa ở bên trong hộp số CVT của ô tô được sử dụng đai thép.

Nguyên lý hoạt động của hộp số CVT

Nguyên lý hoạt động của hộp số CVT

Nguyên lý hoạt động của hộp số CVT

Hộp số CVT không được sử dụng các cặp bánh răng để nhằm thay đổi tỉ số truyền của từng cấp số. Hơn nữa, thay vào đó nó sẽ dùng hệ thống bao gồm có 2 ròng rọc được nối trực tiếp với nhau bằng dây curoa ( dây này có thể làm bằng kim loại hoặc cao su giúp chịu lực). Đặc biệt, để xe tăng tốc hay giảm tốc thì rãnh của mỗi ròng rọc sẽ được trượt vào – ra linh hoạt để có thể thay đổi được độ cao của từng đầu dây curoa. Do đó, tỉ số thay đổi của bán kính quay trên chính ròng rọc này sẽ giúp tạo nên “cấp số” cho xe.

Ưu điểm của hộp số CVT

Ưu điểm của hộp số CVT

Ưu điểm của hộp số CVT

Tiết kiệm nhiên liệu

So với hộp số tự động 4 cấp được phổ biến trên các dòng xe cỡ nhỏ hiện nay thì hộp số vô cấp CVT sẽ sở hữu tỉ số truyền được tối ưu gần như là ở mọi dải tốc độ. Khi đó, hai puly sẽ thay đổi khoảng cách liên tục và nhờ đó thì tỉ số truyền sẽ có thể biến thiên liên tục thay vì phải cố định theo cấp số giống như hộp số tự động dạng truyền thống.

Hơn nữa, nhờ vào đó mà hiệu quả sử dụng nhiên liệu của hộp số vô cấp sẽ giúp tăng lên đáng kể so với dạng hộp số tự động 4 cấp. Do đó, trên một số các dòng xe tầm trung hiện đã được trang bị thêm hệ thống kiểm soát hành trình cruise control, theo đó hộp số vô cấp còn có thể phát huy tối đa hiệu quả nhiên liệu cao hơn đáng kể.

Vận hành êm ái và mượt mà hơn

Với một đặc trưng không còn các bánh răng thì hộp số vô cấp CVT sẽ phải có quá trình tăng tốc cũng giống như tỉ số truyền được thay đổi mượt mà hơn rất nhiều so với hộp số tự động 4 cấp. Do đó mà người lái và hành khách di chuyển sẽ không còn có cảm giác giật cục khi gia tốc của xe tăng lên.

Ngoài ra, nếu khi ở cùng dải tốc độ, thì tốc độ động cơ của một mẫu xe được sử dụng hộp số vô cấp sẽ luôn bị thấp hơn. Ví dụ như ở tốc độ 80 km/h, nếu là phiên bản Toyota Vios 2016 được sử dụng hộp số vô cấp CVT sẽ có vòng tua là 1.300 – 1.400 vòng/phút. Trong khi đó, ở phiên bản trước đó thì lại được trang bị hộp số tự động 4 cấp sở hữu vòng tua lên tới 2.000 vòng/phút.

Đối với vòng tua thấp hơn thì động cơ cũng sẽ được hoạt động nhẹ nhàng hơn, vì vậy mà tiếng ồn vọng vào khoang lái từ đó cũng sẽ được giảm đi đáng kể.

Trọng lượng và kích thước nhỏ hơn

Bởi cấu tạo tương đối đơn giản nên hộp số CVT thường có kích thước cùng với trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với hộp số tự động 4 cấp. Hơn nữa, cũng nhờ đó mà thể tích của khoang động cơ cũng bị nhỏ hơn và khoang hành khách có thể mở rộng cũng như tối ưu tốt hơn.

Nhược điểm của hộp số CVT

Khả năng tăng tốc kém

Do không có các bánh răng nên hộp số CVT luôn gặp tình trạng trượt dây cu -roa mỗi khi mà người lái thốc ga để tăng tốc. Mặc dù đã có rất nhiều cải tiến được áp dụng, đặc biệt là dưới nắp capo của những mẫu xe có sử dụng hộp số vô cấp thì ít nhiều vẫn phát ra tiếng “hú” mỗi khi xe tăng tốc. Do đó, phải mất một khoảng thời gian nhất định thì hộp số mới có thể đáp ứng được yêu cầu của người lái.

Tuổi thọ thấp

Ở một số nước trên thế giới thì hộp số CVT đã bộc lộ rõ rệt tuổi thọ kém hơn hộp số tự động 4 cấp ở trong cùng một điều kiện sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam thì lại chưa có nhiều so sánh về độ bền của hộp số vô cấp CVT.

Hơn nữa, việc bảo dưỡng hộp số CVT cũng khá tốn kém so với hộp số tự động thông thường. Do đó, hộp số CVT này cần phải thay thế dầu sớm hơn cũng như dây đai truyền động cũng cần phải thay thế sau mỗi 50.000km theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất.

Một số hạn chế khác

– Do hộp số CVT không được ngâm trong dầu giống những loại hộp số thường nên nó sẽ ồn hơn.

– Hạn chế lớn nhất của nó chính là hiện tượng bị trượt đai khi truyền công suất lớn, do vậy mà lượng momen xoắn chúng xử lý là khá thấp.

– Tỷ số truyền biến thiên vô cấp rất chậm, do đó khả năng tăng tốc sẽ có phần kém hơn rất nhiều so với các hộp số thông thường. Nếu khi hộp số thông thường có thể điều khiển linh hoạt thì cần thay đổi cấp số để tăng tốc.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về hộp số CVT là gì và ưu – nhược điểm của hộp số CVT này như thế nào. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Xem thêm:

  • Esp là gì? Hệ thống cân bằng điện tử Esp trên ô tô
  • Đăng kiểm xe ô tô là gì? Thời hạn đăng kiểm xe ô tô
  • Một vài những lưu ý khi đại tu động cơ ô tô
  • Cảm biến áp suất lốp là gì? Tác dụng của cảm biến áp suất lốp?
  • Khoảng sáng gầm xe là gì? Cách chọn khoảng sáng gầm xe phù hợp
Bài viết liên quan