Hiệp sĩ John Tenniel là ai?
Hiệp sĩ John Tenniel là con trai của một người vũ công và một người hướng dẫn đấu kiếm. Ông được sinh ra tại thủ đô Luân Đôn vào ngày 28 tháng 2 năm 1820. John Tenniel khi trưởng thành là một họa sĩ châm biếm và minh họa tài ba. Tài năng nghệ thuật của ông được cả thế giới biết tới và đón nhận bắt đầu từ tác phẩm mang tên “Alice’s Adventures in Wonderland” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên” năm 1865. Và tiếp sau đó là tác phẩm mang tên “Through the Looking-Glass” dịch sang tiếng Việt là “Xứ sở trong gương” vào năm 1872.
Hiệp sĩ John Tenniel là người có tính cách rất trầm lặng và sống nội tâm. Tính cách này đã theo ông từ những năm tháng ấu thơ cho đến khi trưởng thành và bước đi trên con đường sáng tác nghệ thuật. Ông đã kiên quyết đứng bên ngoài của ánh đèn sân khấu. John Tenniel dường như không bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh hay bất kỳ sự thay đổi nào. Mọi người đã nhận xét về ồng rằng: John Tenniel chính là một quý ông bên ngoài, ông sống trên lề của sự tôn trọng.
John Tenniel theo đuổi phong cách nghệ thuật châm biếm. Đồng thời, ông cũng được biết đến là người có khiếu hài hước. Sau khi kết hôn với bà bà Julia Giani được 2 năm, thì bà đột ngột qua đời. Kể từ đó ông đã sống một cuộc đời cô độc đến hết đời. John Tenniel sống 1 mình dưới sự giúp đỡ của mẹ vợ và em gái vợ cho đến khi kết thúc cuộc đời vào ngày 28 tháng 2 năm 1914.
Hiệp sĩ John Tenniel và con đường nghệ thuật
Những bước đầu tiên trên con đường nghệ thuật
Trước khi được phong tước hiệp sĩ vào năm 1893, hiệp sĩ John Tenniel được mọi người biết đến là một người họa sĩ tài năng. Ông đã theo học tại Học Viện Hoàng gia và vào năm 1836 ông đã gửi bức họa đầu tiên của mình đến triển lãm được Hội nghệ sĩ Anh tổ chức.
Vụ tai nạn trong một lần tập luyện kiếm với cha đẻ của mình đã kiến cho thị lực mắt phải của ông bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Về sau ông chỉ có thể nhìn được bằng mắt trái. Song ông không hề có bất kỳ phản ứng thái quá nào với nỗi đau mất mát này. Chính vì vậy, cha của ông không hề biết được rằng đôi mắt của con trai mình đã bị hại dưới thanh kiếm của mình.
Mặc dù bị vấn đề về thị lực cản trở ngọn lửa đam mê với nghệ thuật bên trong ông chưa bao giờ bị dập tắt. Không hề nản lòng trước những khó khăn, ông vẫn tiếp tục vẽ và bước tiếp trên con đường sáng tác nghệ thuật của mình. Với những nỗ lực không biết mệt mỏi, hiệp sĩ John Tenniel đã trở thành một ngọn hải đăng trong thế giới nghệ thuật tranh minh họa của những năm cuối thế kỷ 19.
Sự thành công trên con đường nghệ thuật
Vào năm 1840, hiệp sĩ John Tenniel đã gia nhập hội nghệ sĩ mang tên Clipstone. Và sau đó ông nổi tiếng với tư cách là một người viết các kịch bản châm biếm. Ông đã được đào tạo một cách chính quy tại Học viện Hoàng gia, song ông lại không mấy đồng tình với các phương pháp giảng dạy tại nơi đây. Chính vì vậy John Tenniel đã bắt đầu con đường tự học. Ông còn nổi danh là người sở hữu trí nhớ “nhiếp ảnh”. Đồng thời, ông cũng vô cùng yêu thích công việc vẽ tranh và phác họa lại từ trí nhớ của mình thay vì thực hiện sao chép những mẫu vật thực tế.
Vào năm 1845, John Tenniel đã gửi tới cuộc thi thiết kế trang trí của trường cung điện Westminster mới một bức họa 12 m. Cùng với đó ông đã nhận được hoa hồng và 100 bảng cho bức họa tại phòng khánh tiết trong phòng Quốc hội Anh.
Trở thành Họa sĩ của tạp chí Punch
Hiệp sĩ John Tenniel là minh chứng về sự thay đổi sâu rộng của nước Anh vào thời bấy giờ. Bằng những bức tranh vẽ mang phong cách châm biếm của ông đã
cho chúng ta thấy được sự cải cách về xã hội chính trị của nước Anh vào thời của ông. Vào năm 1850, John Tenniel đã được mời sáng tác cho một tạp chí mang tên Punch cùng với họa sĩ John Leech.
Tạp chí Punch cũng chính là tạp chí hoạt họa định kỳ mà hiệp sĩ John Tenniel làm việc. Mời đầu ông chỉ làm cộng tác viên, cho đến năm 1852 mới tiếp quản hoàn toàn việc vẽ các bản vẽ hàng tuần về chính trị trên tạp chí. Lúc mới bắt đầu thực hiện John Tenniel còn khá e dè và kiềm chế bản thân trong việc sáng tác các bức vẽ về đề tài chính trị và xã hội nóng bỏng của nước Anh khi đó.
Khi họa sĩ John Leech qua đời, hiệp sĩ John Tenniel đã trở thành người chủ đạo với công việc. Kể từ đó, những bức phác họa của John Tenniel đã trở nên mạnh dạn và táo bạo hơn. Ông nghỉ hưu và rời khỏi tạp chí Punch vào năm 80 tuổi. Thời gian cuối đời thị lực của hiệp sĩ trở nên suy yếu một cách trầm trọng. Lý do là mắt trái của ông đã phải làm việc quá sức trong thời gian dài (ông đã cho ra hàng nghìn tác phẩm chỉ với mắt trái). Song dù vậy, ông vẫn không từ bỏ niềm đam mê với bút vẽ. Chỉ cho đến khi bản thân ông hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa.
Hiệp sĩ John Tenniel đã qua đời khi ông 93 tuổi tại Luân Đôn. Đây cũng là khoảng thời gian mà tác phẩm nổi tiếng của ông – Alice’s Adventures in Wonderland xuất bản đã được hơn một nửa thế kỷ.
Những tác phẩm nổi tiếng của Hiệp sĩ John Tenniel
Kể từ khi tham gia vào tạp chí Punch, hiệp sĩ John Tenniel đã thực hiện vẽ 2.165 phim hoạt hình. Chính ông đã làm cho những ảnh hoạt hình chính trị đương thời toát lên những phẩm giá mới. Những bức họa của ông vô cùng sinh động, thể hiện sự châm biếm dưới những nét vẽ đầy nghệ thuật. Những tác phẩm phim hoạt hình do ông vẽ vào năm 1860 đã phác họa thành công chân dung người Ireland bé nhỏ. Xã hội nước Anh lúc bấy giờ đã được thu nhỏ trong hàng loạt tranh hoạt hình với những chi tiết khác nhau.
Bức tranh có tựa đề “Một trận chiến không cân sức” (ngày 8 tháng 10 năm 1881) đã miêu tả hoàn hảo hình ảnh người cảnh sát chiến đấu với tội phạm. Người cảnh sát đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình chỉ với một chiếc dùi cui. Bức tranh này đã phản ánh vô cùng chân thực tình trạng của nước Anh vào thời điểm đó. Vấn đề được đặt ra qua bức tranh đó là cần phải có sự thay đổi trong phương phát trị an để cuộc sống của người dân được an toàn hơn.
Năm 1889, hiệp sĩ cho ra một trong những bức họa nổi bật nhất trên tạp chí Punch mang tên “Dropping the Pilot”. Cùng với đó John Tenniel đã rất tích cực tham gia vào những hoạt động chính trị. Năm 1893, ông đã được nữ hoàng Anh phong tặng danh hiệu hiệp sĩ bởi đã giúp công chúng phản ánh tâm trạng của mình về việc thay đổi xã hội tự do.
Ngoài ra thì hiệp sĩ John Tenniel còn đóng góp cho nhân loại hơn 2.300 phim hoạt hình cùng với những bức vẽ nhỏ cho tạp chí Punch. Ông cũng đã thực hiện vẽ và thiết kế 250 bức cho sách Pocket của tạp chí này.
Tác phẩm nghệ thuật “để đời” của Hiệp sĩ John Tenniel
Hiệp sĩ John Tenniel được mọi người biết đến là họa sĩ minh họa, châm biếm nhờ vào các tác phẩm nổi bật được đăng trên tạp chí Punch. Nhưng tên tuổi của ông thực sự nổi tiếng và được nhiều người biết đến là sau khi ông tham gia vẽ tranh minh họa cho tác phẩm Alice’s Adventures in Wonderland vào năm 1865 và tác phẩm Through the Looking Glass vào năm 1872.
Những bức vẽ trong hai tác phẩm trên của ông vô cùng tinh tế thể hiện sự thông minh và tài hoa nghệ thuật của hiệp sĩ. Chính nhờ vào sự thông minh và không ngừng tiếp thu, học hỏi thêm mà John Tenniel vô cùng phù hợp với phong cách của Lewis Carroll. Có thể các bạn chưa từng nghe về Hiệp sĩ John Tenniel nhưng lại biết về hình ảnh minh họa trong cuốn Alice’s Adventures in Wonderland. Đây chính là tác phẩm nổi tiếng và gây được tiếng vang cho thiên tài hội họa Tenniel.
Hai tác phẩm của John Tenniel cộng tác cùng Lewis Carroll đã để lại cho nhân loại những di sản vô giá đến tận ngày nay. Những nét vẽ chi tiết, sống động và vô cùng chân thực của Tenniel đã mang một thế giới thần tiên đến với mỗi người.
Phong cách nghệ thuật của Hiệp sĩ John Tenniel
Phong cách của hiệp sĩ John Tenniel là sự phát triển và là sự hòa quyện của nhiều phong cách khác nhau. Đó là những ảnh hưởng của Đức Nazarenes cùng với sự kỳ cục và phác thảo từng chi tiết nhỏ… Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng của Đức Nazarenes
Đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất tạo nên phong cách và nét vẽ của hiệp sĩ John Tenniel. Chính phong trào Nazarenes đã ảnh hưởng rất lớn đến các nghệ sĩ của thế kỷ 19 lúc bấy giờ và sau này. Đó là những đường viền bóng mờ, vật thể được nhấn thêm về độ dày, những đường viền nhân vật. Chính điều này đã giúp cho các tác giả tạo được độ dày hoặc thực hiện đổ bóng khối cho đối tượng.
Phong cách Nazarenes shaded outline đã được Tenniel ứng dụng vào trong các tác phẩm của mình một cách vô cùng rõ ràng và rõ nét. Nó đã giúp cho ông có thể phác thảo các nhân vật một cách rõ ràng và tôn chúng nổi bật lên trên bố cục. “Cuộc gặp gỡ” giữa hoạ sĩ Tenniel và phong cách Nazarenes đã cho ông một hướng đi vô cùng tốt.
Sự “để ý” các chi tiết, tiểu tiết nhỏ nhất
Điều khiến hoạ sĩ Tenniel trở nên đặc biệt hơn đó là nhờ những nét vẽ chi tiết cùng với các yếu tố kỳ quặc, kỳ lạ hoặc bí ẩn. Cách vẽ của Tenniel thường không giống với bất cứ thứ gì của thế giới thực. Chính vì vậy nó lại cực kỳ phù hợp với các tác phẩm có phần tưởng tượng. Nó đã vô cùng hợp lý với thế giới siêu kỳ ảo trong tác phẩm Alice’s Adventures in Wonderland và tác phẩm Through the Looking Glass.
Lewis Carroll là người đã thực hiện phác họa những bức hình đơn giản và có phần không chính xác về xa gần. Và chính Hiệp sĩ John Tenniel đã tiến hành thay đổi, biến những bức họa đơn giản ấy trở nên sống động, gần gũi và chân thực hơn. Các nhân vật đã được phóng đại và trở nên logic hơn thông qua trí tưởng tượng bậc thầy của John Tenniel.
Theo nhiều nhà phê bình nhận xét thì các bức tranh minh họa của hiệp sĩ John Tenniel trong tác phẩm Alice’s Adventures in Wonderland và Through the Looking Glass đã có sự logic và chính xác hơn từ giải phẫu đến quy luật phối cảnh xa gần.
Nhờ sự tinh ý và tài hoa, các bức họa vẽ xứ sở thần tiên trở nên có hồn và sống động hơn. Tenniel đã thêm những phần phụ để giúp cho bức hình 1 chiều trở thành đa chiều. Cũng chỉ là con sâu bướm trên cây nấm đơn giản nhưng dưới ngòi bút của John Tenniel mọi thứ trở nên cực kỳ sinh động.
John Tenniel được Google Doodle vinh danh ngày 28/2/2020
Sau khi tìm hiểu những đóng góp cho nghệ thuật của hiệp John Tenniel, chúng ta không thể còn điều gì khiến chúng ta nghi ngờ về tài năng của họa sĩ đại tài này. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh nhật hiệp sĩ John Tenniel, Google Doodle đã phác họa lại hình ảnh quen thuộc nổi tiếng của ông.
Chúng ta đã thấy được những nét vẽ mộc mạc bằng chì đen của bức tranh trong truyện Alice’s Adventures in Wonderland được đăng lên trang chủ tìm kiếm của Google vào ngày 28/2/2020. Từ bức họa, chúng ta có thể thấy rõ được phong cách vẽ tranh chi tiết của họa sĩ John Tenniel trong tác phẩm “Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên” và tác phẩm“Xứ sở trong gương”.
Cuộc đời của Hiệp sĩ John Tenniel chính là tấm gương về tình yêu, niềm đam mê bất diệt với hội họa. Chúng ta thấy được ở ông sự kiên cường, tinh thần lạc quan vượt lên nghịch cảnh để tạo ra những giá trị nghệ thuật cho hiện tại và hậu thế về sau. Cũng nhờ có những bức tranh minh họa của ông mà tác phẩm truyện, sách đến gần với độc giả hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hiệp sĩ John Tenniel. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được John Tenniel là ai và tại sao ông lại được Google vinh danh.
Xem thêm:
- Nkosi Johnson là ai? Lý do khiến cậu được Google vinh danh
- Charles Michèle de L’epée – Cha đẻ của Ngôn ngữ ký hiệu
- Giáo sư Rapee Sagarik là ai? Cuộc đời và sự nghiệp
- Rainer Maria Rilke là ai? Cuộc đời và sự nghiệp
- Amrita pritam – nữ sĩ hàng đầu Ấn Độ được Google Doodle vinh danh