Hệ sắc tố quang hợp là gì? Sơ đồ, vai trò hệ sắc tố quang hợp ở thực vật

Câu hỏi “hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu”, “hệ sắc tố quang hợp là gì”,…xuất hiện rất nhiều trong các bài kiểm tra học kỳ, cuối cấp. Đây là một phần kiến thức quan trọng của Sinh 11. Nếu muốn dành điểm tuyệt đối với những câu hỏi liên quan tới hệ sắc tố quang hợp ở thực vật thì các bạn học sinh cần phải nắm chắc kiến thức về khái niệm, chức năng, vai trò của hệ sắc tố quang hợp. Chi tiết sẽ có trong nội dung dưới đây.

Quang hợp là gì? Vai trò của quang hợp

Quang hợp là gì?

Trước khi tìm hiểu hệ sắc tố quang hợp là gì, hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu,…thì bạn cần phải biết quang hợp là gì. Quang hợp là quá trình hấp thụ và chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân thực vật cũng như trở thành nguồn thức ăn của sinh vật khác trên Trái Đất. Quang hợp ở thực vật thường có liên quan tới chất tố diệp lục (màu xanh lá cây ở lá của thực vật).

Quang hợp là việc hấp thụ và chuyển hóa năng lượng

Quang hợp là việc hấp thụ và chuyển hóa năng lượng

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp như sau:

6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O (với xúc tác là ánh sáng mặt trời)

Vai trò của quang hợp

–   Toàn bộ sự sống trên hành tinh đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp.

–   Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ, được dùng làm thức ăn cho sinh vật và làm nguyên liệu cho công nghiệp, thuốc chữa bệnh cho con người.

–   Năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng trong các liên kết hóa học, trở thành nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của con người.

–   Quang hợp sẽ hấp thu khí CO2 và giải phóng O2 giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp dưỡng khí cho sinh vật.

Hệ sắc tố quang hợp là gì?

Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (chlorophyl), carotenoit, phicobiline

Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (chlorophyl), carotenoit, phicobiline

Hệ sắc tố quang hợp bao gồm:

–   Diệp lục hấp thụ ánh sáng xanh lam (430nm), đỏ (662nm). Diệp lục gồm có 2 nhóm đó là diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.

–   Carotenoit gồm caroten và xantophyl. Các sắc tố phụ hấp thụ và truyền năng lượng đến diệp lục a. Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446 -476nm, xantophyl hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 451 – 481 nm.

–   Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng đối với tảo cùng thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ ánh sáng trong vùng lục 550nm và vàng 612nm.

Sơ đồ truyền năng lượng như sau: Carotenoit → Diệp lục b →Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng

Sơ đồ hệ sắc tố quang hợp

Sơ đồ hệ sắc tố quang hợp

 

Xem thêm: Cảm ứng ở thực vật là gì? Đặc điểm, vai trò và các hình thức cảm ứng ở thực vật

Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu? Vai trò, chức năng của hệ sắc tố quang hợp

Hệ sắc tố có trên màng tilacoit. Các hệ sắc tố quang hợp có nhiệm vụ, chức năng và vai trò như sau:

–   Sắc tố diệp lục (chlorophyl): Có vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp vì sắc tố diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và biến năng lượng đó thành năng lượng hóa học. Hấp thu năng lượng ánh sáng, vận chuyển năng lượng ánh sáng đến trung tâm phản ứng. Sắc tố diệp lục giúp cho lá cây có màu xanh.

Sắc tố diệp lục (chlorophyl)

Sắc tố diệp lục (chlorophyl)

–   Sắc tố vàng (carotenoid): Thực hiện nhiệm vụ lọc ánh sáng, bảo vệ chlorophyl; tham gia vào quá trình phân li nước và thải ra CO2. Đồng thời, tham gia vào quá trình quang hợp bằng cách tiếp cận năng lượng ánh sáng mặt trời để truyền cho chlorophyl. Sắc tố vàng có trong hệ thống quang hóa II. Tham gia vào quá trình lọc ánh sáng, bảo vệ diệp lục. Lá cây, củ, quả có màu vàng, cam và đỏ

–   Sắc tố xanh (phicobiline): Lượng tử ánh sáng do phicobiline hấp thụ sẽ được chuyển đến chlorophyl để sử dụng cho quang hợp với hiệu suất cao. Sắc tố xanh có ở tảo và thực vật thủy sinh, phicobiline thay thế cho diệp lục b.

Hy vọng rằng, các thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu cũng như vai trò, chức năng của hệ sắc tố quang hợp. Truy cập chuthapdoquangninh.org.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết liên quan