Giun đất ăn gì? Đặc điểm, vai trò, tập tính và kỹ thuật nuôi giun đất

Giun đất là loài động vật ruột khoang, không chỉ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp mà còn được sử dụng để tạo nguồn đạm động vật cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá. Vậy, giun đất ăn gì? cách nuôi giun đất như thế nào? …Cùng tìm hiểu đặc điểm, vai trò, tập tính và kỹ thuật nuôi giun đất qua các thông tin dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn

Giun đất sống ở đâu? Đặc điểm của giun đất

Giun đất có tên gọi trong tiếng anh là earthworm, là loài động vật ruột khoang. Môi trường sống của giun đất là ở các vùng đất ẩm, xốp và mát. Giun đất dài trung bình từ 10-34cm, rộng từ 5-15mm, thân màu hồng hoặc nâu đen.

Giun đất là loài động vật ruột khoang

Giun đất là loài động vật ruột khoang

Hai bên thân và bụng của giun đất có 4 đốt lông ngắn, cứng; trên thân có nhiều đốt, có thể co giãn. Điều này giúp cho giun đất dễ dàng chui rúc ở trong đất. Bề mặt da của giun đất mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp.

Giun đất thuộc ngành nào? Giun đất là loài động vật lưỡng tính nghĩa là một cá thể có cả cơ quan sinh dục của đực và cái, tuyến sinh dục tập trung trên một số đốt thân. Giun đất không tự thụ tinh mà thực hiện việc thụ tinh chéo.

Cách giun di chuyển như sau:

–  Giun chuẩn bị bò

–  Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

–  Dùng toàn thân và vòng tơ để làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

→ Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp cùng với các vòng tơ toàn thân mà giun đất di chuyển được.

Là loài lưỡng tính nên sinh sản của giun đất sẽ ghép đôi với nhau bằng cách chập đầu vào nhau, trao đổi tinh dịch. Sau từ 2-3 ngày ghép đôi, đai sinh dục sẽ bong và tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt 2 đầu lại thành kén. Trứng được thụ tinh và phát triển trong kén để thành giun con sau vài tuần.

Tuổi thọ của giun đất trung bình từ ​​4-8 năm.

Tuổi thọ của giun đất trung bình từ ​​4-8 năm.

Vòng đời của giun đất như sau: Trứng từ giun đất sẽ được bao bọc trong một cái kén bảo vệ. Những quả trứng được cô lập ở trong lòng đất để bảo vệ. Giun đất có thể nở trong 14 ngày với điều kiện thời tiết ấm áp nhưng mất đến 60 ngày để nở trong thời tiết lạnh.

Xem thêm: Scoby là gì? Nuôi Scoby làm trà Kombucha và cách dùng

Giun đất ăn gì? Giun đất hô hấp bằng gì?

Trên thế giới có nhiều loại giun đất khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm riêng để phân biệt. Tuy nhiên, thức ăn của chúng lại giống nhau. Tất cả các loại giun đất đều sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn cho mình. Mùn hữu cơ được hình thành từ xác động vật, thực vật, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn và vi sinh vật khác tồn tại trong môi trường đất.

Thức ăn sẽ được giun đất nạp vào cơ thể. Hệ tiêu hóa của giun đất khá đặc biệt, xuyên suốt chiều dài của cơ thể. Vì thế, thức ăn sẽ chạy dọc cơ thể giun đất. Sau khi hấp thụ hết chất dinh dưỡng sẽ được thải ra bên ngoài. Chất thải của giun mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Danh sách thức ăn của giun đất như sau:

Thức ăn của giun đất hoang dã:

–  Vi sinh vật.

–  Hoa quả và rau.

–  Lá, cỏ và các chất thực vật khác.

–  Nấm.

–  Tảo.

–  Động vật chết.

Thức ăn của giun đất trong môi trường nuôi nhốt (giun ủ phân):

–  Trái cây và rau củ.

Trái cây, rau củ là một trong những nguồn thức ăn của giun đất

Trái cây, rau củ là một trong những nguồn thức ăn của giun đất

–  Vỏ trứng.

–  Ngũ cốc (vừa phải).

–  Lá khô.

–  Túi trà và bã cà phê.

–  Bánh mì mốc.

–  Cắt tóc và móng.

–  Giấy báo cắt nhỏ (chỉ dùng mực đen) và bìa cứng.

–  Bông giẻ rách.

–  Phân bò và ngựa.

Giun đất hô hấp bằng gì? Giun đất hô hấp bằng da, mưa nhiều giun thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể có thể khiến chúng ngạt thở.

Giun đất có tác dụng gì? Vai trò của giun đất

Giun đất là loài sinh vật hoại sinh giữ vai trò quan trọng đối với sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp,…. Vai trò của giun đất đó là loại bỏ các chất hữu cơ đã thối rữa hoặc các vật thể chết để tạo điều kiện cho sự phát triển mới của thực vật. Cụ thể:

Vai trò của giun đất trong nông nghiệp

Cải thiện cấu trúc đất, tăng năng suất cây trồng

Phân giun và xác giun kết hợp với hạt đất có khả năng tái tạo keo đất, ổn định nước, giữ độ ẩm giúp tái tạo lại lớp đất mặt. Giun đất để lại phân trong đất, xây dựng lại cấu trúc bề mặt đất. Trong điều kiện thuận lợi giun đất mang lại khoảng 50 tấn phân/ha, lượng phân giun mỗi năm đủ để tạo lớp đất dày 5mm.

Bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất

Thức ăn của giun đất là các mảnh vụn hữu cơ mục nát. Hệ tiêu hóa của chúng tập trung vào các thành phần hữu cơ, chất khoáng từ thực phẩm chúng ăn. Do đó, chất thải của chúng rất giàu dinh dưỡng với đất trồng. Giun đất để lại phân giàu dinh dưỡng trong khoang đất – đó là nguồn dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Bổ sung dinh dưỡng cho đất

Bổ sung dinh dưỡng cho đất

Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh

Giun đất còn giúp tiêu diệt vi sinh vật có hại gây bệnh cho cây trồng hiệu quả. Khi chúng ăn lá cây sẽ tiêu hóa luôn nấm mốc, khuẩn hại trên lá. Phân giun là môi trường tốt để vi sinh vật hữu ích phát triển. Vi sinh vật hữu ích sẽ tạo ra chất khoáng để ngăn chặn vi sinh vật gây hại cho cây trồng phát triển.

Vai trò của giun đất đối với động, thực vật

–  Đối với động vật: Giun đất là nguồn thức ăn dồi dào, giàu dinh dưỡng nên được chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bởi trong giun chứa nhiều vitamin, protein, axit amin,…Sử dụng giun đất là thức ăn cho gia súc, gia cầm vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí.

–  Đối với thực vật: Hoạt động của giun đất góp phần làm tăng độ tơi xốp, cung cấp dinh dưỡng cho đất tạo môi trường sống lý tưởng cho thảm thực vật. Ngoài ra, giun đất còn loại bỏ những tác nhân gây bệnh cho cây trồng như nấm, sâu, vi sinh vật có hại,…

Vai trò của giun đất với đời sống con người

Giun đất không chỉ tác động tích cực đến môi trường mà còn đối với con người khi được nghiên cứu và sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong giun chứa các hợp chất mang lại hiệu quả cao khi điều trị bệnh tim mạch, xương khớp, huyết áp cao,…

Không chỉ được sử dụng làm thuốc, giun đất còn được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì trong giun đất có chứa nhiều vitamin, đạm, protein,…- những chất cần thiết đối với sức khỏe con người.

Vai trò của giun đất đối với môi trường

Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng tăng. Vì thế, môi trường bị ô nhiễm, đất thiếu đi chất dinh dưỡng,…ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng nguy cơ mắc bệnh ở người. Và giun đất là giải pháp hiệu quả để cải thiện môi trường. Phương pháp sử dụng giun đất để tiêu hóa rác thải đã được áp dụng phổ biến ở Nhật Bản.

Xem thêm: Sâm cầm là con gì? sống ở đâu? có phải là vịt trời không?

Cách nuôi giun đất tại nhà

Với nhiều lợi ích mang lại có rất nhiều người đã tự nuôi giun đất trong thùng xốp nhưng nếu muốn nuôi với số lượng nhiều thì bạn cần phải mở rộng quy mô, diện tích. Cách nuôi giun đất rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Chuẩn bị nền đệm, giun giống ban đầu

Lấy 7 phần phân trâu, bò để trộn với 3 phần rơm rạ hoặc lá cây khô (trừ các loại lá xoan, lá lim, lá sắn vì có độc tố cao) chặt ngắn, ủ thành đống từ 7-10 ngày. Sau đó, lấy chất này trộn lại, rải đều vào ô chuồng nuôi giun đất có độ dày từ 10-15cm.

Chuẩn bị chuồng nuôi, nền đệm nuôi giun đất

Chuẩn bị chuồng nuôi, nền đệm nuôi giun đất

Khi chuẩn bị xong ô chuồng thì thả, rắc giun giống theo đường thẳng giữa luống đó. Giun đất sẽ tự phân tán đều bề mặt. Tiếp đó, lấy bao tải cũ hoặc chiếu cói rách đậy lên bề mặt ô chuồng để tạo bóng tôi, lấy ô roa tưới nước lên bề mặt sao cho đất nền đệm ở phía dưới ướt đẫm.

Nuôi dưỡng và chăm sóc giun đất

Thức ăn của giun đất là các loại phân tươi như trâu, bò, lợn, thỏ,…Nếu sử dụng phân dê, thỏ thì phải dội nước rửa cho sạch nước tiểu trước khi cho giun ăn. Cứ 3-5 ngày cho giun đất ăn 1 lần bằng cách rải đều lên bề mặt chuồng một lớp phân dày 3-5cm.

Hàng ngày, bạn cần tưới nước từ 1-2 lần để đảm bảo lớp phân trong chuồng giun luôn có độ ẩm. Cần phải có bạt che đậy, rào dậu để chống chó, gà, vịt,…vào bới ăn giun. Nếu có kiến lửa thì bạn hãy đốt xông trên bề mặt, kiến sẽ bò đi hết.

Thu hoạch giun

Sản lượng giun sẽ phụ thuộc vào chất lượng thức ăn, kỹ thuật nuôi giun đất. Trong 4 tháng có thể thu hoạch từ 3-5kg giun/1m2. Sau khi thả giun giống khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch giun tỉa dần.

Khi thu hoạch, hãy mở tấm che phủ ra, nhanh chóng dùng tay vơ, bốc hớp giun lẫn phân trên bề mặt và bỏ vào chậu. Một lúc sau giun đất sẽ chui xuống đáy chậu, hớt lớp phân còn lại.

Thu hoạch giun đất

Thu hoạch giun đất

Sau khoảng 5 tháng, lớp phân giun ở đáy đầy lên và lèn chặt, mật độ giun lớn lên, giun sinh sản chậm thì ta có thể thu hoạch toàn bộ. Khi thu hoạch toàn bộ, hãy hót tất cả lớp phân còn xốp ở phía trên lẫn cả giun đổ thành đống trên chậu hoặc sân. Sau 1-2 tiếng giun sẽ chui xuống dưới, hớt lọc dần phân để làm chất đệm nuôi giun đợt sau vì trong đó còn có giun con, trứng giun. Lớp phân giun ở đáy sẽ được sử dụng để bón cho cây trồng.

Chế biến và sử dụng giun đất

Nếu bạn sử dụng giun để nuôi vịt, gà, ngan, cá,…thì hãy cho ăn sống. Trường hợp nuôi lợn thì hãy nấu chín hoặc chế biến thành bột để trộn chung với cám. Khi thu hoạch số lượng giun lớn thì hãy phơi khô, rang khô rồi nghiền thành bột, cho vào túi nilon để trữ sử dụng dần.

Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết “Giun đất ăn gì? Đặc điểm, vai trò, tập tính và kỹ thuật nuôi giun đất” sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website chuthapdoquangninh.org.vn

Bài viết liên quan