Từ xưa đến nay, chữ tín là một yếu tố không thể bỏ qua trong lối sống của con người. Vậy giữ chữ tín là gì? Vì sao phải giữ chữ tín trong kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Giữ chữ tín là gì?
Giữ chữ tín là giữ đúng lời hứa của mình, coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận lại sự tín nhiệm của người khác đối với mình. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi cá nhân cũng cần phải làm tốt trách nhiệm giữ đúng lời hứa, thực hiện đúng hẹn trong các mối quan hệ xung quanh.
Ý nghĩa của việc giữ chữ tín sẽ giúp con người cảm thấy ấm áp, tin cậy hơn, yêu cuộc sống hơn và biết tự hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn.
Ví dụ: Hà luôn đến đúng giờ trong các buổi hẹn.
Nguồn gốc của chữ Tín bắt nguồn từ Nho giáo. Trong Nho giáo, có nghĩa là làm đúng theo lời nói và hành xử đáng tin cậy. Trong tiếng Hán, chữ Tín (信) có nghĩa là niềm tin, là giữ điều đã từng hẹn ước.
Chữ Tín được kết hợp bởi bộ “Nhân” (イ) với chữ “Ngôn” (言). Có nghĩa là người có đức tín thì lời nói của họ sẽ phù hợp với hành vi, tạo niềm tin nơi người khác. Ngũ thường gồm có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín, đức Tín tuy là đứng hàng thứ năm nhưng nó lại rất quan trọng bởi vì nó hỗ trợ cho cả bốn đức tính trên, nếu không có niềm tin để phấn đấu thì không thể nào đạt thành tựu được ở lĩnh vực gì.
Vậy còn không giữ chữ tín là gì? Không giữ chữ tín là người không nhận được sự tin tưởng của người khác. Người không biết trọng chữ tín luôn vụ lợi, sẽ không được người khác tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ. Những người như vậy thật đáng chê trách. Họ sống ích kỷ, giả dối và luôn lợi dụng lòng tin của người khác để trốn tránh trách nhiệm hoặc thu lợi về mình.
Biểu hiện của giữ chữ tín
Người biết giữ chữ tín sẽ có các biểu hiện sau đây:
– Giữ lời hứa, đã nói sẽ làm;
– Tôn trọng những điều đã nói ra, đã cam kết;
– Có trách nhiệm về hành vi, lời nói và việc làm của bản thân…
– Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là các hành vi không giữ chữ tín;
– Cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình;
– Học tập và noi gương theo người biết giữ chữ tín;
– Thật thà, tôn trọng và trung thực với người khác;
– Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân mình.
Vì sao phải giữ chữ tín trong kinh doanh?
Chữ tín trong kinh doanh có nghĩa là uy tín và trách nhiệm, là thước đo chuẩn mực để cùng nhau phát triển và hợp tác lâu dài. Ngoài ra chữ tín còn được xem là sự cam kết về chất lượng sản phẩm với những gì mà mình đã nói với khách hàng.
Ngày nay, chữ tín trong kinh doanh đã không được quá nhiều người quan tâm. Ví dụ có nhiều công ty vì lợi nhuận trước mắt mà đánh đổi lòng tin của đối tác và người mua hàng, đưa ra những sản phẩm kém chất lượng. Những hành vi ấy sẽ khiến doanh nghiệp bị mất lòng tin và dần dần sẽ bị bài trừ khỏi thị trường.
Việc giữ chữ tín sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Công ty uy tín cũng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, đối tác, nhân tài,… mở rộng mạng lưới kinh doanh. Điều này giúp công ty ngày càng phát triển, doanh thu và lợi nhuận tăng cao.
Trong công việc, giữ chữ tín cũng là điều rất quan trọng. Khi muốn tạo dựng lòng tin của người khác trong công việc thì điều quan trọng nhất bạn cần làm là hoàn thành công việc đúng hạn. Không chỉ hoàn thành đúng hạn mà bạn còn phải đảm bảo về chất lượng. Người biết giữ chữ tín trong công việc sẽ luôn luôn thuận lợi, cơ hội thăng tiến rộng lớn.
Người biết giữ chữ tín cũng sẽ nhận được sự tin cậy của người khác, giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết, sự tin cậy, tín nhiệm sẽ giúp việc hợp tác dễ dàng hơn.
Cách rèn luyện giữ chữ tín
Để trở thành một người biết giữ chữ tín không hề đơn giản, bạn có thể rèn luyện theo một số cách sau đây:
– Trước tiên chúng ta cần phải phân biệt được biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín, từ đó mới có thể tránh mắc phải những sai lầm, trở thành một người luôn giữ chữ tín.
– Sống thật thà, trung thực, có kỷ luật và biết tôn trọng những giá trị của bản thân để có thể giữ chữ tín cho mình.
– Suy nghĩ kỹ trước khi hứa hẹn điều gì đó. Đôi khi chúng ta đưa ra những lời hứa chỉ để làm hài lòng người khác chứ không thật sự quan tâm đến việc mình có thực hiện được lời hứa đó hay không. Điều này vô cùng nguy hiểm, sau nhiều lần thất hứa, chúng ta sẽ trở thành một người không có chữ tín trong mắt người khác.
– Nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, lời hứa mà mình đã đưa ra. Chúng ta không thể nào biết được giới hạn của bản thân mình ở đâu nếu như không chịu cố gắng.
Câu, ca dao tục ngữ về giữ chữ tín
Dưới đây là những câu ca dao, tục ngữ về việc giữ chữ tín, phê phán những hành vi đi ngược lại với việc giữ chữ tín:
– Treo đầu dê, bán thịt chó.
– Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
– Chữ tín còn quý hơn vàng.
– Lời nói như đinh đóng cột.
– Hứa hươu, hứa vượn.
– Rao mật gấu, bán mật heo.
– Rao ngọc, bán đá.
– Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.
– Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
– Nhất ngôn cửu đỉnh.
– Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
– Quân tử nhất ngôn.
– Giấy rách còn giữ lấy lề.
– Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành
– Chọn mặt gửi vàng, chọn người giữ lời
– Đã nói là làm
– Lời nói, gói vàng. Chữ tín gói danh
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc giữ chữ tín là gì, vì sao phải giữ chữ tín trong kinh doanh cũng như cách rèn luyện giữ chữ tín. Chúc bạn áp dụng thành công, luôn là người có uy tín trong cuộc sống này.