Hát Xoan là gì? Giới thiệu về hát Xoan Phú Thọ (đầy đủ và chi tiết nhất)

Hát Xoan là loại hình nghệ thuật truyền thống của người Kinh Bắc, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, với nhiều người môn nghệ thuật này vẫn còn khá lạ lẫm. Vậy hát Xoan là gì? Nguồn gốc của hát Xoan đến từ đâu, có đặc điểm gì nổi bật? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn để giải đáp thắc mắc của bạn nhé.

Hát Xoan là gì?

Khái niệm hát Xoan là gì?

Hát Xoan là một loại hình dân ca lễ nghi thường có trong phong tục thờ thần, thành hoàng và được biểu diễn vào các dịp lễ đầu xuân của vùng đất Phú Thọ – nơi gắn liền với các vị vua Hùng.

Hát Xoan là loại hình dân ca đã được UNESCO công nhận

Hát Xoan là loại hình dân ca đã được UNESCO công nhận

Ngoài ra, hát Xoan còn được gọi là hát cửa đình, Khúc môn đình, bao gồm có: hát, nhạc, ca múa để phục vụ tín ngưỡng chung của cộng đồng.

Năm 2011, hát Xoan được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và được xếp vào loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Điều này đã chứng minh cho giá trị và ý nghĩa của hát Xoan với người dân, nền văn hóa Việt Nam nói riêng, và cả thế giới nói chung.

Hát Xoan tiếng anh là gì?

Để bảo tồn sự tinh túy và độc đáo của nghệ thuật truyền thống này nên hát Xoan được gọi trực tiếp là “Xoan Singing” trong tiếng Anh. Ngoài ra, nó còn được gọi là “Folk Song of Phu Tho Province” để nói về giai điệu đặc trưng chỉ có ở Phú Thọ.

Nguồn gốc của hát Xoan Phú Thọ đến từ đâu?

Cho đến nay thì chưa có thông tin chính xác về nguồn gốc của hát Xoan Phú Thọ. Theo truyền thuyết thì khi vua Hùng dừng chân tại hù Đức – An Thái trên đường tìm đất xây dựng đô thành đã nhìn thấy lũ trẻ đang hát múa rất vui tươi. Sau đó, vua đã rất thích và dạy lại cho chúng một số điệu múa và gọi là điệu Xoan tiên.

Nguồn gốc của hát Xoan Phú Thọ có từ thời kỳ Hậu Lê

Nguồn gốc của hát Xoan Phú Thọ có từ thời kỳ Hậu Lê

Còn theo một truyền thuyết khác kể lại rằng, khi đó vợ của vua Hùng bị khó sinh nên đã mời người có tài nghệ múa hát hơn người là nàng Quế Hoa, về biểu diễn, nhờ đó đã giúp bà sinh được ba người con trai tài giỏi, tuấn tú. Vua Hùng đã rất vui mừng nên cho các công chúa và cung nữ học theo điệu múa của nàng Quế Hoa. Thời gian đó cũng rơi vào đúng mùa xuân nên hát Xoan có tên gọi ban đầu là hát Xuân.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì môn nghệ thuật hát Xoan xuất hiện vào thế kỷ 15, vào thời kỳ Hậu Lê. Những lời ca của hát Xoan giống với văn chương, phong cách sử dụng của thể thất ngôn, xen kẽ những câu 6 tiếng của thời kỳ đó.

Đặc điểm của hát Xoan có điểm gì độc đáo?

Hát Xoan là loại hình nghệ thuật dân gian nhưng được ứng dụng phổ biến trong các nghi lễ tôn vinh tổ tiên. Vì vậy, đặc điểm hát Xoan đặc trưng như:

Mang giá trị tín ngưỡng

Hát Xoan có ý nghĩa tôn vinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vua Hùng. Hơn nữa, ngoài các dịp giỗ tổ, lễ hội tưởng nhớ tổ tiên thì nó còn được biểu diễn tại đình, chùa, đền ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Các câu hát Xoan đều thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến công ơn của vua Hùng và tổ tiên. Qua đó, mong muốn được phù hộ, an khang thịnh vượng, có mùa màng bội thu.

Ca từ sử dụng trong hát Xoan đều được viết bằng ngôn ngữ dân dã nhưng luôn thể hiện sự nho nhã, trang nghiêm, sự thành kính và tôn trọng với các vị vua Hùng và thần linh.

Mang tính cộng đồng cao

Ban đầu, hát Xoan được biểu diễn trước bàn thờ để cầu nguyện thần linh phù hộ. Nhưng về sau, với sự phát triển nhanh chóng nên hình thức nghệ thuật này đã mở rộng hơn ra các không gian lớn như: chùa, sân đình và có sự tham gia đông đảo của nhiều người.

Hát Xoan với sự tham gia của rất nhiều người trong buổi hát

Hát Xoan với sự tham gia của rất nhiều người trong buổi hát

Nội dung của các bài Xoan cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn bao gồm có  các lối hát giao duyên nam nữ, ghẹo, phú, lý và kết hợp với các trò chơi để thu hút sự chú ý của khán giả. Hiện nay, các buổi hát Xoan đầu năm không chỉ có sự tham gia biểu diễn của nghệ nhân mà còn cả những người tham dự thờ cúng cũng có thể tham gia buổi hát Xoan này.

Mang tính giá trị nghệ thuật độc đáo

Hát Xoan là sự kết hợp giữa múa, hát và thơ với những giai điệu hòa quyện vào nhau. Mặc dù không được biểu diễn thường xuyên trên sân khấu, hội trường, hệ thống âm thanh hiện đại nhưng hình thức này vẫn có tính nghệ thuật cao.

Hát Xoan được trình diễn và được dẫn cách bởi một người kép nam đứng bên cột đình. Điểm đặc biệt của Hát Xoan là sự giao lưu, đối đáp giữa các làng Xoan với nhau, đây là điểm khó có thể tìm thấy ở các loại hình nghệ thuật khác.

Mang nhiều sự sáng tạo mạnh mẽ

Những nghệ nhân hát Xoan không chỉ tạo ra sự độc đáo qua điệu múa, tiếng hát mà thông qua các chủ đề đã đổi mới, sử dụng, mở rộng các từ ngữ khác nhau. Mỗi làng Xoan sẽ có những đặc trưng, sáng tạo riêng, đa dạng trong các biểu diễn.

Xuất phát từ 4 làng cổ ở Phú Thọ, cho đến nay hát Xoan đã nhanh chóng phát triển và lan rộng ra nhiều vùng miền khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Sự tồn tại, phát triển của loại hình nghệ thuật này đã được phát triển, giữ gìn và tin tưởng của dân ta vào tín ngưỡng cũng như sự sáng tạo không ngừng trong cộng đồng. Chúng tạo nên những nét mới, đồng thời gìn giữ nét đẹp cổ xưa nên thu hút người dân tham gia và yêu thích.

Nhạc cụ hát Xoan là gì?

Nhạc cụ hát Xoan sử dụng đó là trống và phách tre với kép nam là người đảm nhiệm vai trò lĩnh xướng và múa đệm. Thường người ta sẽ dùng trống cái và trống con để tạo nên âm thanh và nhịp điệu đặc trưng của loại hình này.

Trống là nhạc cụ đặc trưng được sử dụng trong hát Xoan

Trống là nhạc cụ đặc trưng được sử dụng trong hát Xoan

Trang phục hát Xoan như thế nào?

Trong các buổi trình diễn nghệ thuật hát Xoan, thì trang phục là phần không thể thiếu giúp tạo nên sự đẹp mắt và thu hút khán giả. Trong đó, nam giới thường khoác áo thể, quần trắng kết hợp với khăn xếp. Còn phụ nữ mặc áo năm thân, áo cánh trắng, kết hợp với quần lụa, đeo khăn mỏ quạ, yếm điều, thắt lưng bằng các dải yếm nhiều màu sắc, đeo xà tích.

Mỗi loại trang phục sẽ mang lại một thông điệp riêng, tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho từng nhân vật trong mỗi buổi trình diễn.

Hát Xoan gồm có mấy phần?

Hát Xoan gồm có 3 phần cụ thể:

Phần 1 – Hát nghi lễ

Đây là phần đầu tiên và vô cùng quan trọng, được biểu diễn trong buổi diễn hát Xoan, dành cho nghi lễ cúng bái thần linh và vua Hùng. Do đó, những nghệ nhân trong phần trình diễn này được tuyển chọn rất kỹ lưỡng, khắt khe. Phần nghi lễ này đòi hỏi phải hoàn hảo từ giọng hát, múa cho đến trang phục.

Trong phần này, các mâm cúng sẽ được dâng lên để mời đón các đức vua về làng. Sau khi hoàn thành thì đoàn kiệu bát sẽ do 8 chàng trai trẻ tuấn tú chưa có gia đình, nhà không có tang sẽ mang phướn, trướng, chiêng vang lên để rước vua từ điện về đình. Đi dưới gầm kiệu là 4 cô xoan đào trẻ tuổi cũng chưa lập gia đình sẽ hát điệu phụ giá.

Phần 2 – Hát quả cách

Phần hát này rất đa dạng và phổ biến, được biến tấu linh hoạt để phù hợp với mọi độ tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội.

Hát Xoan cách rất đa dạng, phù hợp với mọi độ tuổi

Hát Xoan cách rất đa dạng, phù hợp với mọi độ tuổi

Hiện nay, vẫn còn duy trì và tồn tại 15 loại quả cách gồm: tràng mai cách, nhàn ngâm cách, xoan thời cách, kiều giang cách, mục đồng cách, đồng dẫy cách, thuyền chèo cách, tứ mùa cách, chơi dân cách và nhiều loại khác. Các quả cách sẽ được sáng tạo và biểu diễn đa dạng để tạo ra những trải nghiệm về âm nhạc độc đáo nhằm thu hút đông đảo khán giả.

Phần 3 – Hát giao duyên

Đây cũng là phần kết thúc của buổi diễn hát Xoan ở Phú Thọ. Phần hát giao duyên là phần trình diễn tình cảm gần gũi, lôi cuốn của các cặp nam nữ. Các kiểu hát giao duyên thường sử dụng như: hát Bỏ Bộ, hát Huề, đố Huề, hát Bợm, đố Chữ, hát Đúm,… Trong đó, múa Bỏ bộ hay được biểu diễn để minh họa cho lời hát, đồng thời cũng là phần hát giao duyên sống động và chân thật nhất.

Những nghệ nhân hát Xoan nổi tiếng được nhiều người yêu thích

Nghệ nhân Nguyễn Thị Biên

Kể từ năm 1996 cho đến nay, nghệ nhân Nguyễn Thị Biên có rất nhiều nỗ lực và tích cực đóng góp, tham gia vào các hoạt động biểu diễn, truyền dạy tại phường Xoan An Thái. Đồng thời bà cũng là người có đóng góp quan trọng trong việc lập hồ sơ và đề xuất UNESCO công nhận Hát Xoan là một trong những Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Nghệ nhân hát Xoan Nguyễn Thị Lịch

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch sinh năm 1950 ở làng An Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), trong một gia đình có 5 đời hát Xoan. Bà có ông nội và bố đẻ đều là nghệ nhân Xoan nổi tiếng còn mẹ cũng là một cô đào nổi tiếng trong vùng.

Trong gia đình bà còn có các chú và các cô ruột đều là những nghệ nhân nổi tiếng của phường Xoan xóm Chùa – An Thái vào thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Trưởng thành trong môi trường gia đình như vậy nên bà Lịch đã được bồi đắp và thừa hưởng khả năng tự nhiên và đặc biệt đối với hát Xoan.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch dành tâm huyết truyền dạy hát xoan cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch dành tâm huyết truyền dạy hát xoan cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Bùi Thị Kiều Nga

Bà Bùi Thị Kiều Nga sinh năm 1963 là một người con của đất Xoan. Năm 2015 bà được tiến cử giữ chức vụ trưởng phường Xoan Thét vì có công lao lớn trong việc bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật hát Xoan. Bên cạnh đó bà cũng đồng thời truyền dạy, duy trì truyền thống hát Xoan tại phường. Ngoài ra, bà còn tham gia tích cực vào các hoạt động biểu diễn hát Xoan cả trong và ngoài tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn và khôi phục tập tục hát Xoan.

Nguyễn Văn Quyết

Hiện ông đảm nhiệm vị trí làm trưởng phường Xoan Kim Đái, có vai trò quan trọng việc tổ chức hoạt động Xoan. Ông cũng rất tích cực trong việc thực hiện công tác truyền dạy, tổ chức nhiều buổi biểu diễn để quảng bá và bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể quý giá của nhân loại.

Các làng hát Xoan nổi tiếng hiện nay ở Việt Nam

Xoan, một loại nghệ thuật cổ truyền có nguồn gốc từ tỉnh Phú Thọ, nhưng đã nhanh chóng lan rộng ra các khu vực lân cận như vùng ven sông Lô, sông Hồng và Vĩnh Phúc. Hiện nay, có khoảng hơn 150 nghệ nhân hát Xoan nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy.

Tại Phú Thọ có khoảng 10 nơi phát triển và bảo tồn hát Xoan

Tại Phú Thọ có khoảng 10 nơi phát triển và bảo tồn hát Xoan

Tại Phú Thọ, đã có gần 100 người tham gia vào các phường Xoan nhưng chỉ có 50 người biết hát. Các di tích đình miếu nơi biểu diễn hát Xoan hiện cũng chỉ còn khoảng 10 nơi. Điều này cho thấy tình trạng suy giảm đang dần diễn ra nhưng bộ Văn hóa đã và đang triển khai nhiều chương trình bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát Xoan này.

Qua bài viết hát Xoan là gì và những thông tin chi tiết về hát Xoan ở Phú Thọ mà chúng tôi đã tổng hợp hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Nếu có bất cứ gì còn thắc mắc hãy để lại comment bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng.

Bài viết liên quan