Gió phơn là hiện tượng không còn xa lạ gì với người dân các tỉnh Bắc Trung Bộ ở nước ta gây ra hiện tượng khô nóng. Vậy gió phơn là gì? Nguyên nhân hình thành, tính chất và đặc điểm của loại gió này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết để các bạn có thể hiểu rõ nhất.
Gió phơn là gì?
Trong khí tượng thủy văn, gió phơn (gió foehn) chính là hiện tượng gió sau khi đã vượt qua núi thì trở nên khô và nóng hơn. Từ “foehn” có nguồn gốc từ tiếng Đức (föhn) được dùng để nói về loại gió ở vùng núi Alps. Nhờ có loại gió foehn này mà khu vực Trung u đã được hưởng khí hậu ấm áp.
Tại Việt Nam, hiện tượng foehn vào mùa gió Tây Nam thường hay được gọi là gió phơn Tây Nam khô nóng hoặc gió Lào. Ở những nơi khác trên thế giới, hiện tượng phơn này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau.
Chẳng hạn như tại Mỹ và Canada thì foehn wind sẽ được gọi là Chinook và một số khu vực tại hai quốc gia này còn gọi loại gió này là Diablo hoặc Santa Ana. Tại Tây Ban Nha, người dân thường gọi gió phơn là gió Bilbao.
Sự hình thành của hiệu ứng phơn
Sau khi biết rõ khái niệm gió phơn là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về sự hình thành của hiệu ứng phơn này qua những thông tin dưới đây.
Khi gió được hình thành, nó sẽ chuyển động song song với mặt đất. Tuy nhiên, khi bị núi chắn ngang thì gió sẽ phải vượt lên cao. Khi lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, gió sẽ khiến cho hơi nước bị ngưng tụ và gây mưa ở bên triền núi hứng gió, đồng thời làm giảm áp suất của gió.
Khi gió đã đi qua đỉnh núi, nó đã trở thành một luồng khí khô hạ áp. Do vậy, khi đi từ trên cao xuống và gặp không khí đặc hơn thì nó sẽ lại bị tăng áp suất lên. Quá trình này sẽ làm tăng nhiệt độ của gió và khiến nó càng nhận được nhiều nhiệt từ mặt trời hơn.
Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió sẽ mát, ẩm và gây ra mưa nhiều, còn bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì nó lại khô và nóng hơn. Dãy núi càng cao thì khi đi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ sẽ càng lớn và càng khô hơn.
Tác hại của hiệu ứng phơn
Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn cũng đã hiểu rõ hiện tượng gió phơn là gì, nguyên nhân hình thành của loại gió này như nào rồi. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác hại của hiệu ứng phơn này nhé.
- – Đặc điểm của gió phơn là khô và nóng nên rất dễ gây ra hỏa hoạn, đặc biệt là cháy rừng.
- – Gió phơn còn làm cho khí hậu ở những vùng mà nó thổi tới đều có nhiệt độ cao hơn, khô hơn khiến cho cây xanh nhanh bị khô héo và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi.
Hiệu ứng phơn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện tượng gió phơn thường được hình thành từ vịnh Thái Lan rồi di chuyển theo hướng Tây Nam, Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi gió phơn tiếp cận đến dãy núi Trường Sơn của nước ta thì sẽ tăng tốc, vượt qua và tràn xuống các vùng ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.
Thời gian của gió phơn thường là từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9. Loại gió này có tác động mạnh nhất tới vùng Bắc Trung Bộ là vào đầu mùa hạ khoảng từ tháng 5 – tháng 7, do hoạt động của gió Tây Nam Bắc Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn Bắc. Gió phơn Tây Nam thường bắt đầu thổi từ 8 – 9 giờ sáng cho đến tận chiều tối. Nó thổi mạnh nhất là khoảng gần giữa trưa cho đến xế chiều.
Gió phơn rất khô và nóng nên nó làm cho khí hậu ở các vùng chịu ảnh hưởng trên trở nên khắc nghiệt hơn. Trung bình, độ ẩm có thể giảm xuống dưới 30% và nhiệt độ tăng lên trên 40 độ C.
Cảm nhận về gió phơn vào mùa hè, bầu trời nắng chói chang cộng với gió phơn thổi đều đều giống như một chiếc “quạt lửa” bùng lên như nóng rát da. Vậy nên mới khiến cho cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và vật nuôi bị ngột ngạt, dễ phát sinh ra hoả hoạn, cháy rừng. Thời gian này, các bạn cần phải hạn chế đi ra ngoài đường vào giờ cao điểm, giữa trưa khi gió phơn hoạt động mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ gió phơn là gì? Nguyên nhân hình thành và tác hại của nó như nào? Nếu có gì muốn đóng góp về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi mang đến những bài viết chất lượng hơn cho các bạn đọc nhé.