Giải đáp: Giai nhân là gì? Tuyệt sắc giai nhân là gì?

Đối với những ai hay xem phim cổ trang Trung Quốc, chắc chắn sẽ không còn xa lạ gì với từ giai nhân. Vậy giai nhân là gì? Tuyệt sắc giai nhân là gì?; hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những khái niệm này qua thông tin trong bài viết nhé. 

Giai nhân là gì?

Giai nhân là thuật ngữ thường được được dùng để nói về một cô gái xinh đẹp, duyên dáng và có tài năng. Giai nhân được sử dụng để ca ngợi về vẻ đẹp và phẩm chất của một người phụ nữ. 

Giai nhân là người vừa có tài, có sắc

Giai nhân là người vừa có tài, có sắc

Giai nhân thường xuất hiện trong những tác phẩm văn học, truyền thuyết và ca dao dân ca của dân tộc. Từ này không chỉ được dùng nói về ngoại hình, nó còn được dùng để đánh giá về phẩm chất, đức hạnh và trí tuệ của cô gái.

Trong các tác phẩm văn học, giai nhân thường được miêu tả là người phụ nữ tuyệt đẹp, vóc dáng hoàn hảo, khuôn mặt duyên dáng và có sức hấp dẫn vượt trội. Ngoài ra, giai nhân cũng có phẩm chất cao đẹp như giàu lòng nhân ái, thông minh, có tài về âm nhạc, văn chương, thơ ca,… 

Tuyệt sắc giai nhân là gì? 

Để các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của từng vế trong câu nói ở dưới đây:

  • Tuyệt sắc nghĩa là đẹp tuyệt vời, đẹp đến mức không ai sánh bằng.
  • Giai nhân nghĩa là người phụ nữ duyên dáng và rất tài năng.” 

Như vậy, tuyệt sắc giai nhân là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả về một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, quyến rũ và có tài năng. 

Tuyệt sắc giai nhân là người có vẻ đẹp không ai sánh bằng và tài năng vượt trội

Tuyệt sắc giai nhân là người có vẻ đẹp không ai sánh bằng và tài năng vượt trội

Tuyệt sắc giai nhân được xem là biểu tượng của vẻ đẹp và sự hoàn hảo của một người phụ nữ. Chính vì vậy, thuật ngữ này thường hay xuất hiện trong văn chương, thơ ca và các tác phẩm nghệ thuật.

Luận về giai nhân

Sau khi đã tìm hiểu rõ khái niệm giai nhân là gì, tuyệt sắc giai nhân nghĩa là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu luận về giai nhân ở bên dưới đây.

Vào thời cổ đại, từ “giai nhân” được dùng cho cả nam lẫn nữ. Khoảng thế kỉ IV – III TCN, từ “giai nhân” được dùng để tượng trưng cho Sở Vương. Cách dùng này có thể thấy rõ nhất trong các bài thơ Tương phu nhân (của Đỗ Phủ) và Cửu ca (của Khuất Nguyên). 

Trong bài thơ Thu phong từ của Hán Vũ Đế (156 – 89 TCN), từ “giai nhân” được sử dụng để nói về những bậc hiền thần, lương tướng. Đương nhiên cách dùng này chỉ mang tính tượng trưng, dùng từ chỉ danh xưng nữ giới cho nam giới. 

Sau đó, từ giai nhân đã được dùng để nói về nam giới, một bậc nam tử anh tuấn, văn võ song toàn hoặc có thanh danh tốt đẹp. Chẳng hạn như: Vào thời Ngụy, tướng quân Tào Chân ở dưới trướng của Tào Tháo là bậc anh tuấn tài giỏi nên thường được gọi là “giai nhân”. Hay tướng quân Vương Cống ở thời Tấn cũng là người có đạo đức thanh danh tốt đẹp nên được Đào Khản gọi là “giai nhân”. Các vị thê thiếp cũng thường hay gọi chồng là “giai nhân”.

Các vị thê thiếp ngày xưa thường gọi chồng là giai nhân

Các vị thê thiếp ngày xưa thường gọi chồng là giai nhân

Ngoài cách dùng đặc biệt này, thông thường từ “giai nhân” sẽ được dùng để nói về các phụ nữ đẹp. Từ này được dùng để chỉ mỹ nữ sớm nhất là trong bài Đăng Đồ Tử hiếu sắc phú của Tống Ngọc. 

Thiên hạ chi giai nhân, mạc nhược Sở quốc
Sở quốc chi lệ giả, mạc nhược thần lý
Thần lý chi mỹ giả, mạc nhược thần đông gia chi tử

Bài dịch:

Giai nhân trong thiên hạ, không đâu bằng được nước Sở

Người đẹp ở nước Sở, không đâu bằng được quê thần

Người đẹp ở quê thần, không ai bằng được cô hàng xóm phía đông nhà thần.

Từ giai nhân cũng được sử dụng trong bài thơ tiến cử em gái mình lên Hán Đế của viên nhạc quan Lý Diên Niên:

“Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập
Nhất cố khuynh nhân thành 
Tái cố khuynh nhân quốc
Ninh bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc.”

Tương tự như vậy, Lưu An cũng đã dùng từ “giai nhân” sóng đôi cùng với “mỹ nhân”: 

“Giai nhân bất đồng thể, mỹ nhân bất đồng diện”

Lời dịch:

 Giai nhân không cùng dáng, mỹ nhân không cùng mặt

Cách dùng giống như Lưu An còn có thể thấy trong cổ thi, chẳng hạn như bài “Đông thành cao thả trường” như sau:

Yên Triệu đa giai nhân, mĩ giả nhan như ngọc

Lời dịch:

Triệu, Yên nhiều giai nhân, người đẹp mặt tựa ngọc

Ở thời Minh Mạt, giai nhân là những người nổi danh về các phương diện như tình, mạo và tài. Trong ba mặt đó, tình chính là cái trọng yếu nhất và là đặc trưng khiến cho độc giả có ấn tượng sâu sắc nhất. Điểm này đã được chứng minh cụ thể trong vở hí khúc Mẫu đơn đình.

Hình tượng giai nhân được khắc họa rõ nét trong vở hí khúc Mẫu Đơn Đình

Hình tượng giai nhân được khắc họa rõ nét trong vở hí khúc Mẫu Đơn Đình

Vào thời Thanh, từ giai nhân đã có những điểm bất đồng, biểu hiện chủ yếu là ở chỗ nghiêng về chữ tài hơn. Trong phần lớn tiểu thuyết thời Thanh, từ giai nhân không chỉ cho thấy dáng vẻ bên ngoài đẹp, mà cái quan trọng hơn cả chính là tài trí xuất chúng hơn người. Sự biến chuyển này, các giai thoại thời Thanh đã thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất”. 

Việc các văn nhân thời Thanh đã cường điệu hóa tài năng khiến cho hình tượng của giai nhân ở thời kì này khác biệt khá rõ ràng với hình tượng giai nhân trong văn học ở các thời kỳ trước đó.

Trong văn học từ thời Hán đến thời Thanh, Chu Kiến Du đã đưa ra nhận định về giai nhân như sau: 

Văn nhân thời Hán chỉ đơn thuần chú trọng đến dung mạo của giai nhân. Sang đến thời Minh chữ tình của giai nhân mới được các văn nhân làm nổi bật lên. Đến thời nhà Thanh thì cái tài của giai nhân mới được khắc họa rõ nét. Họ đã chủ động giao lưu thơ phú, tài văn chương còn vượt cả các tài tử; họ giả trai đi ngao du, thi cử; họ chủ động gặp gỡ tình lang đính ước hôn nhân;…

Đây chính là sự chuyển biến về hình tượng giai nhân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Chuyển biến này đã phản ánh rõ sự biến đổi về tiêu chuẩn giá trị của các văn nhân, sĩ đại phu ở thời xưa đối với nữ giới.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ giai nhân là gì? Tuyệt sắc giai nhân là gì? Cách sử dụng từ giai nhân thời xưa như nào?. Nếu các bạn còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung bài viết, hãy bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm: 

  • Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc – họ là ai? Cuộc đời, kết cục thế nào? 
  • Công dung ngôn hạnh là gì? “Tứ đức” của phụ nữ xưa và nay
  • Khí chất là gì? Phân loại, ví dụ và cách tạo nên khí chất của phụ nữ hiện đại
Bài viết liên quan