Gia Lai thuộc miền nào? Giới thiệu về Gia Lai và những điều bạn chưa biết

Gia Lai được biết đến là một trong những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những món ngon đặc sản mang đậm bản sắc nơi đây. Vậy Gia Lai thuộc miền nào? Có bao nhiêu huyện? Đặc điểm khí hậu có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá những điều bất ngờ và thú vị về Gia Lai trong bài viết dưới đây nhé!

Gia Lai thuộc miền nào?

Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích lớn đứng thứ 2 ở nước ta nằm ở khu vực miền Bắc Tây Nguyên, thuộc miền Trung. Đặc biệt diện tích tỉnh Gia Lai đứng thứ nhất với gần 16 ngàn km2 và đứng thứ 2 về dân số ở vùng Tây Nguyên.

Gia Lai thuộc miền Trung của nước ta

Gia Lai thuộc miền Trung của nước ta

Tỉnh Gia Lai giáp ranh với nhiều tỉnh của Việt Nam và nước láng giềng Campuchia, cụ thể theo bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai:

  • Phía Ðông giáp với tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định.
  • Phía Tây giáp với tỉnh Ratanakiri ở Campuchia với chiều dài biên giới là 90 km.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
  • Phía Nam tiếp giáp tỉnh Ðăk Lăk.

Việc tiếp giáp với các tỉnh khác nhau giúp cho Gia Lai có nhiều cơ hội để hợp tác, phát triển văn hóa, kinh tế và du lịch với các địa phương khác.

Xem thêm:

  • Hồ núi Cốc ở đâu? Có gì chơi? Sự tích hồ Núi Cốc
  • Hồ Ba Bể ở đâu? đẹp nhất vào mùa nào? Sự tích hồ Ba Bể
  • Các tỉnh đồng bằng sông Hồng: Đặc điểm, diện tích và địa hình
  • Sông Đà bắt nguồn từ đâu? Chảy qua tỉnh nào? Dài bao nhiêu km?

Các đặc điểm của tỉnh Gia Lai

Gia Lai có bao nhiêu huyện?

Các huyện của tỉnh Gia Lai hiện nay có 12 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó có 1 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Pleiku, 14 huyện và 2 thị xã bao gồm: Thị xã An Khê và Ayunpa, các huyện: ChưPrông, Krông Pa, Đức Cơ, Chư Păh, Chư Pưh, Chư Sê, Kông Chro, Kbang, Phú Thiện, La Pa, La Grai, Mang Yang, Đak Đoa, Đak Pơ.

Gia Lai có 2 thị xã và 14 huyện

Gia Lai có 2 thị xã và 14 huyện

Khí hậu của Gia Lai

Gia Lai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao, lương mưa tương đối lớn nhưng không có bão hay sương muối xảy ra. Là một tỉnh ở miền núi nên khí hậu ở Gia Lai khá dễ chịu với 2 mùa rõ rệt:

  • Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình dao động từ  18 – 25 độ C, độ ẩm thấp, gió mùa đông thường xuất hiện với nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống dưới 15 độ C.
  • Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 – 30 độ C, độ ẩm cao, có thể xuất hiện mưa dông lốc xoáy.

Tỉnh Gia Lai nằm ở vùng Tây Nguyên nên không có bờ biển, hướng gió phổ biến ở đây gồm có:

  • Gió Tây Nam: Thường mang đến không khí khô ráo, ít mưa, nắng nóng.
  • Gió Đông Bắc: Vào mùa hè mang đến không khí khô nóng, còn mùa đông thường mang đến mưa.
  • Gió Tây Bắc (Tây): Ngược với gió Đông Bắc thường đem theo mưa vào mùa hè, khô hạn vào mùa đông lạnh.

Đối với kiểu thời tiết khí hậu này thì ở Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả về kinh tế cao.

Dân số tỉnh Gia Lai

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, bản đồ tỉnh Gia Lai có dân số toàn tỉnh đạt gần 1.513.847 nngười đến từ 34 cộng đồng dân tộc khác nhau. Trong đó, tỉ lệ người Kinh chiếm 52%, dân tộc Jrai 35%, Bahnar 13.7% và Mường, Thái,… mật độ dân số đạt 102 người/km². Chính bởi sự đa dạng về chủng tộc này nên tại đây có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng và riêng biệt.

Dân số phân bố rất không đều: tại TP.Pleiku đã chiếm 27,53% dân cư của toàn tỉnh Gia Lai với mật độ rất cao lên tới 1662 người/km2, tại thị xã An Khê là 408 người/km2, các huyện, thị xã còn lại đều có mật độ dưới 200 người/km2, thậm chí huyện K’ Bang chỉ có mật độ 45 người/km2, chỉ bằng 1/2 tiêu chuẩn mật độ trung bình.

Trong đó bản đồ Gia Lai có dân số sống tại thành thị đạt 438.062 người, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.075.785 người, chiếm 71,1% dân số.

Dân số nam đạt 758.759 người, trong khi đó nữ đạt 755.258 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,72 ‰

Tài nguyên thiên nhiên của Gia Lai có gì?

Tài nguyên rừng

Rừng ở Gia Lai rất phong phú về giống loài, kiểu, dạng khác nhau kể cả về tính chất hay hình thái, ý nghĩa kinh tế. Đất lâm nghiệp ở Gia Lai có gần 1 triệu ha đất với diện tích rừng tự nhiên là hơn 700 nghìn ha.

Tài nguyên rừng ở Gia Lai rất phong phú và đa dạng

Tài nguyên rừng ở Gia Lai rất phong phú và đa dạng

Sản lượng gỗ khai thác hàng năng lớn, đáp ứng được các nhu cầu về chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn, cho ra sản phẩm chất lượng cao.

Tài nguyên đất

Tại tỉnh có 27 loại đất được hình thành trên loại đá mẹ thuộc vào 7 nhóm chínhđất xám, đất phù sa, đất đỏ, đất đen, đất mùn vàng đỏ và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Đất ở nơi đây rất giàu dinh dưỡng, màu mỡ, nên phù hợp để phát triển cây công nghiệp lâu năm.

Tài nguyên đất ở Gia Lai được khai thác, sử dụng từ rất lâu, trước kia là phục vụ cho nhu cầu sinh sống của đồng bào dân tộc. Ngày nay nguồn tài nguyên này đang được chú trọng đặc biệt và khai thác đưa vào sản xuất cho nông lâm nghiệp với quy mô lớn.

Tài nguyên nước

Tổng trữ lượng nước ở tỉnh Gia Lai khoảng 23 tỷ mét khối với vùng đầu nguồn được phân bổ trên các hệ thống sông lớn như: sông Ba, Srê Pook, Sê San, chảy xuống các vùng duyên hải ở miền Trung, đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân nơi đây.

Tài nguyên khoáng sản

Theo báo cáo của Liên đoàn địa chất ở Gia Lai có 6 huyện có nhiều khoáng sản nổi bật nhất là vàng, boxit, đá quý,… Các loại khoáng sản được khai thác và sử dụng làm vật liệu xây dựng như đá bazan, đá Cu Pơ…Cát xây dựng được phân bố dọc theo các con sông suối, đặc biệt là dọc sông Ba, ở đây có hơn 40 loại nhỏ với chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu xây dựng.

Động vật hoang dã

Gia Lai là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như tê giác, hươu, hổ, báo, gấu trúc, hà mã, linh dương, gà lôi…

Gia Lai có nhiều động vật quý hiếm

Gia Lai có nhiều động vật quý hiếm

Đến Gia Lai chơi gì?

Ở Gia Lai có rất nhiều yếu tố thuận lợi giúp phát triển du lịch như khí hậu trong lành, mát mẻ, các khu du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên hiền hòa, gần gũi mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm nơi này.

Biển Hồ

Hồ T’nưng còn có tên gọi khác là Biển Hồ, hồ Ea Nueng, hồ Tơ Nuêng là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku. Khi có gió to mặt hồ sẽ gợn lên những con sóng lớn nhìn rất giống biển nên từ đó có cái tên Biển Hồ ra đời.

Trước kia Hồ T’Nưng từng là miệng núi lửa nhưng đến nay nó đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Hồ có bình bầu dục, độ sâu trung bình khoảng 12m – 19m được đánh giá là một trong những hồ đẹp nhất ở Tây Nguyên được ôm trọn bởi cánh rừng thông xanh mướt, núi non trùng điệp.

Công viên Đồng Xanh

Nơi đây là không gian văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của vùng Bắc Tây Nguyên. Công viên Đồng Xanh có nhiều công trình văn hóa, tâm linh nổi tiếng, hoành tráng giữa không gian thiên nhiên bao la như: cây hóa thạch ngàn năm tuổi, đền thờ vua Hùng, Vua Lửa, Vua Nước, chùa Một Cột, công viên Bách thảo…

Công viên Đồng Xanh công trình văn hóa tâm linh nổi tiếng Gia Lai

Công viên Đồng Xanh công trình văn hóa tâm linh nổi tiếng Gia Lai

Bên cạnh đó, khi đến đây du lịch bạn sẽ được tìm hiểu và khám phá những nét độc đáo, huyền bí của văn hóa Tây Nguyên với các kiến trúc nhà rông, nhà dài, nhà mồ…

Thác Hang Én

Thác Hang Én còn có tên gọi khác là thác K50 nằm ẩn sâu bên trong cánh rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn của Kon Chư Răng. Ở độ cao hơn 50m, chiều rộng tối đa của thác là 100m nên nhìn từ xa như một dải lụa xanh bạc giữa đại ngàn

Tuy nhiên khu vực này có cung đường đi khá trắc trở, cũng không có homestay hay khách sạn nên chỉ dành cho những bạn thích khám phá và trải nghiệm. Thời điểm lý tưởng nhất để chinh phục thác Hang Én là vào tháng 1 – tháng 6 (mùa khô) khi đó thời tiết có nắng ấm, khô ráo.

Đập Tân Sơn

Nằm trên cung đường lên núi Chư Đăng Ya, đập nước Tân Sơn là một trong những địa điểm check in mới nổi gần đây. Đập được xây dựng từ năm 2007 và đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2010.

Vẻ đẹp của con đập đến từ sự nguyên sơ, từ mặt nước trong xanh, cây rừng tươi mát cho đến hoa dại ven bờ. Đặc biệt vào những mùa nước cạn, 2 bên bờ sông rất nhiều loài hoa xuyến chi, hoa ngũ sắc, cỏ lau nở.

Núi Hàm Rồng

Ngọn núi này có chiều cao 1028m là ngọn núi cao nhất của khu vực này. Nó nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 11km nên bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 14 sẽ đến được Hàm Rồng.

Núi Hàm Rồng trước kia miệng núi lửa đã ngưng hoạt động trăm triệu năm

Núi Hàm Rồng trước kia miệng núi lửa đã ngưng hoạt động trăm triệu năm

Điều thú vị của ngọn núi này đó là hình dáng độc lạ có 1 không 2 đó là khi quan sát từ trên cao xuống núi Hàm Rồng trông như một chiếc phễu úp ngược với các rãnh dài từ miệng đến sườn núi. Khi đến Hàm Rồng vào tháng 10-11 có rất nhiều hoa dã quỳ, bạn sẽ được ngắm sắc vàng rực rỡ phủ khắp nơi đây.

Đặc sản Gia Lai có gì?

Một trong những món ăn ngon được nhiều khách du lịch và người dân bản địa yêu thích, đó là:

Gà sa lửa

Đây là một trong những món ăn ngon đặc sản của vùng núi này có nguồn gốc từ dân tộc Ê đê. Đặc biệt của món ăn này đó là các loại gia vị được ướp đầy đủ vào nguyên cả con gà. Sau đó sẽ được buộc chặt lại lên thanh tre chắc chắn. Rồi được mang đi nướng “sa lửa” cho đến khi gà có màu vàng ươm và có mùi thơm ngào ngạt.

Gà sa lửa món ăn độc đáo của người Ê đê

Gà sa lửa món ăn độc đáo của người Ê đê

Lá mì xào cà đắng

Đây là một trong những món ăn độc đáo của người dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị đắng đặc trưng, một chút bùi bùi từ lá mì. Sự kết hợp này đã giúp món ăn trông đặc sắc thú vị hơn và chúng ta có thể tìm thấy món ăn này ở rất nhiều nhà hàng, ngay trong thành phố Pleiku.

Phở Khô (Phở hai tô)

Một món ăn độc đáo khác ở vùng này đó là phở Khô hay còn gọi là phở hai tô. Có tên gọi như vậy là vì món ăn này được trình bày 2 tô gồm 1 tô bánh phở và 1 tô nước súp. Một trong những điểm tạo nên sự khác biệt của phở hai tô đó là bánh phở được làm từ các loại bột gạo cay, sợi nhỏ, mịn, săn, khi trưng nóng ăn thì sợi phở lại rất mềm và dai, không bị nhũn.

Phở khô - món ăn lạ miệng ở Gia Lai

Phở khô – món ăn lạ miệng ở Gia Lai

Cà phê Pleiku

Cà phê được xem là một nét đặc trưng cũng là đặc sản của người dân nơi đây. Nó đã hình thành nên thói quen mỗi sáng với ly cafe thơm nóng, đậm đặc, hòa quyện với vị đắng, là cảm giác trải nghiệm mà không du khách nào muốn bỏ lỡ. Nếu muốn mua cafe làm quà bạn có thể chọn những thương hiệu cafe rang xay nổi tiếng như Thu Hà, Thanh Thủy, Phiên Phương…

Qua bài viết về Gia Lai thuộc miền nào cùng những thông tin chi tiết về tỉnh thành này; hy vọng sẽ mang đến bạn nhiều thông tin bổ ích. Tiếp tục đồng hành cùng chuthapdoquangninh.org.vn để đón đọc những thông tin thú vị và hấp dẫn khác nhé!

Bài viết liên quan