Ghép cành là một trong những phương pháp nhân giống được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật làm vườn. Vậy phương pháp ghép cành là gì, đặc điểm, tác dụng và cách thực hiện như thế nào, mời bạn đọc cùng chuthapdoquangninh.org.vn tham khảo ngay bài viết sau đây!
Ghép cành là gì?
Ghép cành là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận (mắt, cành) của cây nhân giống để gắn lên một cây khác nhằm cho ra một cây mới.
Ghép cành là một trong những kỹ thuật làm vườn phổ biến được ứng dụng rộng rãi hiện nay nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Tác dụng của phương pháp ghép cành
Phương pháp ghép cành được nhiều người đánh giá cao và ứng dụng nhiều trong nông nghiệp bởi chúng mang lại những tác dụng như sau:
– Ghép cành là phương pháp giúp cho cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong những môi trường, điều kiện khó sinh trưởng. Với sự thích nghi, cùng với tính chống chịu tốt của gốc ghép với đất đai, khí hậu, vì thế mà cây ghép có thể được phát triển tốt.
– Đảm bảo cho cây vẫn có thể giữ được các đặc tính tốt ban đầu của cành ghép. Nhờ đó, giúp gia tăng năng suất cây trồng, đảm bảo đạt hiệu quả cao hơn.
– Giúp cho cây có thể sớm được ra hoa, kết trái bởi cành được ghép sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển trên gốc ghép.
– Phương pháp này có hệ số nhân giống cao với khả năng chống chịu cực vượt trội.
Đặc điểm của ghép cành
Phương pháp ghép cành sở hữu những đặc điểm cơ bản như sau:
– Phần phía bên trên của cây sẽ được kết hợp với nhau gọi là cành ghép. Còn phần phía bên dưới được gọi tên là cùi ghép.
– Sự phối hợp này được xem là thành công nếu như đảm bảo được các mô mạch cùng nhau phát triển.
– Kỹ thuật ghép cành được dùng phổ biến trong việc nhân giống vô tính các loại cây trồng để nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như làm vườn.
– Khi ghép cành bạn cần cột chặt vết ghép giữa cành ghép và gốc ghép với nhau để tránh làm giảm đi sự mất nước qua đường thoát hơi nước. Dần dần chỗ được ghép sẽ liền lại, chất dinh dưỡng được đưa lên từ gốc ghép truyền đến để nuôi cành ghép.
– Cây dùng để ghép phải đảm bảo yếu tố là cây sống khỏe, phát triển tốt, nhiều trái và trái đảm bảo chất lượng cao,..
Hướng dẫn các bước thực hiện ghép cành cơ bản
Dụng cụ cần chuẩn bị cho việc thực hiện ghép cành cần có như sau: dao nhỏ, túi PE trong, cành ghép, dây buộc, gốc ghép. Tiếp đến bạn cần thực hiện lần lượt theo các bước như sau:
Bước 1: Bạn nên chọn lựa cành ghép đảm bảo không có sâu bệnh với đường kính ngang bằng với gốc ghép. Chú ý cần loại bỏ hết phần lá trên cành đi. Tiếp đến bạn cần thực hiện cắt vát đầu của cành ghép một vệt dài từ 1,5cm – 2cm.
– Bước 2: Lựa chọn gốc ghép, từ mặt đất khoảng từ 10cm – 15cm thực hiện cắt vát.
– Bước 3: Tiến hành gắn cành ghép vào gốc ghép đảm bảo sao cho chúng được chồng khít lên nhau. Tại vị trí ghép bạn cần phải buộc dây để cố định lại vết ghép. Tiếp đến sẽ sử dụng túi PE trong được chuẩn bị trước để chụp kín lại vết ghép, cũng như đầu cành ghép.
– Bước 4: Khi đã ghép được khoảng 1 tháng, nếu như vết ghép liền nhau và cành ghép trở nên xanh tươi thì cũng đồng nghĩa với việc phương pháp ghép được thực hiện thành công.
Ghép cành gồm các kiểu ghép nào hiện nay?
Ghép rời
Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận như (đoạn, cành, mắt) rời khỏi cây mẹ, sau đó gắn vào với cây gốc ghép. Ghép rời có nhiều kiểu ghép khác nhu như:
- Ghép mắt chữ T: Trước hết bạn lấy mắt ghép, sau đó mở mắt gốc ghép theo kiểu chữ T
- Ghép mắt cửa sổ: Bạn lấy mắt ghép, sau đó mở gốc ghép theo hình cửa sổ
- Ghép mắt nhỏ có gỗ: Lấy mắt ghép giống kiểu mắt chữ T, tiếp đó mở gốc ghép cắt vạt vào gốc ghép lớp gỗ mỏng
- Ghép đoạn cành: Lựa chọn các cành bánh tẻ trên cây mẹ, cắt bỏ hết cuống lá. Trên cành ghép chúng ta chỉ nên cắt lấy một đoạn.
Ghép áp cành
Đây là kiểu ghép có từ lâu đời và được sử dụng phổ biến bởi chúng cho tỉ lệ sống cao.
Cách thực hiện như sau:
– Treo các bầu cây gốc ghép lên các vị trí thích hợp gần cành ghép cây mẹ.
– Lựa chọn các cành có đường kính tương đương với đường kính của gốc ghép. Vạt một mảnh vỏ ở trên của gốc ghép và cành ghép có diện tích tương đương. Sau đó buộc chặt lại bằng ni lông.
Yếu tố làm ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống
Giống cây
Giống cây làm gốc ghép và giống cây lấy cành sẽ tác động lớn tới tỉ lệ ghép sống. Theo đó việc lựa chọn cây để ghép bạn nên chú ý lựa chọn cả 2 loại có quan hệ họ hàng huyết thống gần nhau.
Ví dụ: Các giống bưởi chua, đắng… dùng làm gốc ghép cho các giống cam, quýt, bưởi ngọt.
Chất lượng cây gốc ghép
Cây gốc ghép phải chọn loại được sinh trưởng khỏe, ở thời vụ ghép cây cần đảm bảo có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động mạnh, có khả năng bóc vỏ dễ dàng.
Cành ghép, mắt ghép
Cành chọn để ghép nên là các cành bánh tẻ, được nằm ở phía ngoài, giữa tầng tán.
Thời vụ ghép
Điều kiện thời tiết lý tưởng để thực hiện ghép cành đó là vào thời kỳ có nhiệt độ (20-30 độ C), độ ẩm (80 – 90)%. Lúc này chính là thời điểm rất tốt để bạn thực hiện ghép cành nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
Thao tác kĩ thuật
Để giúp cành ghép có thể sống và sinh trưởng tốt bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật cụ thể như sau:
– Dao ghép cần phải đảm bảo sắc, việc thực hiện các thao tác cần được diễn ra một cách nhanh gọn.
– Cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho vết cắt mắt ghép, cành ghép, gốc ghép.
– Cần đặt mắt ghép, cành ghép vào bên trong gốc ghép.
– Buộc chặt vết ghép nhằm tránh thời tiết mưa nắng, cũng như tình trạng cành ghép thoát hơi nước quá mạnh.
Những loại hay cây ghép cành hiện nay
Hiện nay phương pháp ghép cành được áp dụng rất nhiều đối với các loại cây sau đây:
– Loại cây phổ biến, được nhiều người biết đến khi sử dụng kỹ thuật ghép cành đó là hoa hồng. Hoa hồng rất đa dạng các loại khác nhau như: Tường Vi, hoa hồng Tỉ Muội, hoa hồng Huế, hoa hồng Vàng, hoa hồng Nhung, hoa hồng Bạch,…
– Chanh cũng là loại cây phổ biến áp dụng kỹ thuật ghép cành này. Các giống chanh ở Việt Nam có rất nhiều loại như: chanh Việt Nam, chanh Tứ Quý, chanh không hạt,,.. giống chanh có đặc điểm là nhiều nhánh, cành với độ cao xấp xỉ không quá 3 mét. Thân cây có nhiều gai và lá có mùi hương rất thơm.
– Hóa giấy, đây là loại rất đẹp, có thể tạo thành các hình dạng khác nhau cực cuốn hút. Bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc khác nhau lên trên cùng một cây. Chính điều này đã góp phần tạo nên vẻ đẹp mang tính nghệ thuật thẩm mỹ đối với loại cây hoa này.
Với những chia sẻ mà chúng tôi mang tới trên đây đã giúp cho bạn đọc có thể giải đáp được băn khoăn ghép cành là gì, cũng như đặc điểm, tác dụng và các bước thực hiện ghép cành như thế nào. Hy vọng chúng sẽ hữu ích và giúp bạn đọc có thể thực hiện kỹ thuật ghép cành thành công!