Esp là gì?
Esp chính là tên viết tắt của Electronic Stability Program là một hệ thống cân bằng điện tử được trang bị vô cùng phổ biến trên các loại xe ô tô hiện nay để nhằm ngăn ngừa các hiện tượng xe bị mất lái hay thậm chí là chệch khỏi quỹ đạo mong muốn. Đặc biệt, hệ thống này vô cùng hữu ích không chỉ trên những mẫu xe với hiệu suất cao mà còn rất cần thiết đối với xe khi vận hành trong điều kiện có độ bám thấp ví dụ như đường ướt, cát đất hay trong những tình huống khẩn cấp cần đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật.
Cấu tạo hệ thống cân bằng điện tử Esp trên ô tô
– Bởi được phát triển trên “nền” ABS và EBD do đó ESP ngoài việc có thể sử dụng được các cảm biến của 2 hệ thống “con” thì nó còn có thêm khả năng can thiệp vào bướm ga, hộp số để giúp tăng hoặc giảm công suất của máy. Do sở hữu vai trò to lớn nên ESP cũng được cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều bên cạnh những hệ thống đã có sẵn ví dụ như bộ xử lý ECU, cảm biến tốc độ xe hay có thể là cảm biến tốc độ của mỗi bánh xe.
– Cảm biến bướm ga: Giúp nhận diện vị trí của bướm ga để nhằm can thiệp vào việc đóng hoặc mở.
– Cảm biến áp lực phanh: nó có thể can thiệp vào hệ thống dầu để nhằm tăng giảm áp lực.
– Cảm biến góc lái: giúp đo góc đánh tay lái cũng như so sánh nó với hướng di chuyển của xe.
– Cảm biến chân ga: nếu như tài xế không may đạp quá ga so với góc lái, thì ESP sẽ có thể can thiệp vào để xe được cân bằng.
– Cảm biến gia tốc cùng tỷ lệ lệch ngang thân xe: Nếu như người lái vào cua quá nhanh hoặc có thể đánh lái đột ngột thì sẽ làm cho xe bị mất kiểm soát, lúc này cảm biến gia tốc ngang sẽ có trách nhiệm chuyển các thông tin này về cho ECU xử lý.
Nguyên lý hoạt động của Hệ thống cân bằng điện tử Esp
Trong suốt quá trình chuyển động, nếu như hệ thống ESP phát hiện được bất kỳ tình trạng xe bắt đầu bị mất lái nào (rõ rệt nhất khi vào cua) thì khi đó ESP sẽ làm nhiệm vụ bằng cách can thiệp sâu vào hệ thống phanh để làm giảm ngay vận tốc của xe. Đặc biệt, ESP có thể ra lệnh cho hệ thống phanh làm nhiệm vụ hoạt động riêng rẽ trên các bánh xe có thể là cầu trước hoặc cầu sau. Nhiệm vụ chính của hệ thống ESP chính là giúp ổn định cho xe khi phanh, nếu khi xe vào cua và cùng lúc xe mới khởi hành cũng như tăng tốc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao khi hoạt động, thì hệ thống ESP cũng sẽ tác động đến cả động cơ và hộp số.
Hơn nữa, với sự phối hợp của các hệ thống cơ điện tử trên thì ÉP có chức năng chính là làm giảm thiểu các hiện tượng “văng đầu” (understeering) cũng như “văng đuôi” (oversteering) khi xe bắt đầu vào cua hoặc tránh các chướng ngại vật trong những trường hợp khẩn cấp. Do đó, trong các tình huống này nếu như xảy ra, thì hệ thống sẽ đảm bảo cho xe sẽ không bị lệch ra khỏi hướng điều khiển của người điều khiển xe.
Do đó, để nhận biết được việc xe bị lệch quỹ đạo, thì ESP sẽ phải có thêm các cảm biến góc lái và cảm biến gia tốc ngang. Chính vì vậy, nếu như phát hiện thấy bất kỳ hiện tượng xe chệch khỏi quỹ đạo nào, thì ESP sẽ tự động điều khiển lực phanh chính xác đến các bánh xe tương ứng để nhằm bảo đảm cho xe được nằm trong tầm kiểm soát của người lái.
Ngoài ra, hệ thống ESP sẽ có thể nhận biết thông qua các cảm biến góc lái cũng như cảm biến gia tốc ngang, tự động điều khiển theo một lực phanh chính xác để đến được các bánh xe tương ứng với cầu trước hoặc cầu sau. Việc này giúp duy trì hướng chuyển động của xe theo sự điều khiển của người lái.
Cách nhận biết xe ô tô có được trang bị hệ thống ESP
Để xác định được phương tiện điều khiển của mình có trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP hay không thì người sử dụng cần phải tìm ký hiệu của xe ô tô và hai đường gợn sóng hay thậm chí là chữ ESP trên bảng đồng hồ hiển thị thông tin của xe. Tùy vào từng mẫu xe mà vị trí của ký hiệu sẽ ở những chỗ khác nhau, do đó người sử dụng cần nghiên cứu thật kỹ sách hướng dẫn sử dụng rồi mới bắt đầu lái chiếc xe của mình. Thông thường, ký hiệu đó sẽ sáng đèn và nhấp nháy một cách liên tục để giúp báo hiệu với người sử dụng xe vì vậy việc nhận biết là khá dễ dàng.
Lưu ý về hệ thống cân bằng điện tử thì thường có nút tắt, chính vì vậy để đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối thì chủ xe nên bật hệ thống cân bằng điện tử nếu như xe đã được trang bị nhằm tăng mức độ an toàn của xe lên. Hơn nữa, cũng nên thường xuyên kiểm tra ký hiệu ESP, nếu như phát hiện có vấn đề bất thường thì cần mang ngay ra gara để có thể kiểm tra cũng như tránh tình trạng hư hỏng kéo dài dẫn đến ảnh hưởng tới những hệ thống hỗ trợ khác.
Không chỉ vậy, công nghệ hiện đại đã mang đến cho người sử dụng ô tô rất nhiều tính năng hỗ trợ cho việc lái xe nhằm tăng sự an toàn. Tuy nhiên, không phải do đó mà người lái xe chủ quan, lơ là, không làm chủ tay lái và không kiểm soát được tốc độ khi di chuyển.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về Esp là gì và như hệ thống cân bằng điện tử Esp trên ô tô là như thế nào. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để có thể rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Xem thêm:
- Đăng kiểm xe ô tô là gì? Thời hạn đăng kiểm xe ô tô
- Một vài những lưu ý khi đại tu động cơ ô tô
- Cảm biến áp suất lốp là gì? Tác dụng của cảm biến áp suất lốp?
- Khoảng sáng gầm xe là gì? Cách chọn khoảng sáng gầm xe phù hợp
- Hệ thống phanh ABS là gì? Hệ thống phanh ABS hoạt động như thế nào?