Độc đoán là thuật ngữ không còn xa lạ gì với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Vậy độc đoán là gì? Tính cách độc đoán là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn.
Độc đoán là gì?
Độc đoán là tính từ được dùng để ám chỉ về một người có phong cách làm việc hay ứng xử,… bằng quyền lực của mình rồi áp đặt những ý kiến cá nhân lên người khác.
Những người có phong cách lãnh đạo độc đoán thường có quyền kiểm soát độc lập đối với mọi quyết định và rất ít khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên khác. Họ luôn cho mình là trung tâm, còn những thành viên khác có nhiệm vụ xoay quanh và thực hiện theo chỉ thị của họ.
Khác với phương thức lãnh đạo dân chủ, lãnh đạo độc đoán thường có xu thế tuân theo các tiêu chuẩn làm việc kỹ lưỡng và hà khắc hơn. Nhân viên đôi lúc sẽ cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng và không có cảm tình tốt với nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, đây lại là phương thức lãnh đạo được đánh giá có năng suất hiệu quả cao.
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh, mọi quyền lực trong tổ chức đều sẽ tập trung vào tay của một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ các ý kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán:
Tiểu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán chính là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln vào thời điểm xứ sở cờ hoa phải trải qua cuộc nội chiến trong giai đoạn từ năm 1861 – 1865. Khi đó, nước Mỹ yêu cầu phải có một người đứng đầu thật táo bạo, sẵn sàng đưa ra các quyết định trong những tình huống khó khăn. Abraham Lincoln đã đưa ra rất nhiều quyết định tự trị trong suốt cuộc nội chiến.
Đặc điểm nhận biết của phong cách lãnh đạo độc đoán
Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ độc đoán là gì rồi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán. Đó là:
– Là người quyết định tất cả những phương pháp và quy trình làm việc.
– Các thành viên trong nhóm rất hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng.
– Công việc được tổ chức theo bài bản và cứng nhắc.
– Những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên thường không được ủng hộ.
– Các quy tắc được đặt lên hàng đầu và truyền đạt vô cùng rõ ràng.
Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Sau khi hiểu rõ độc đoán là gì qua các thông tin ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về ưu & nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
– Các quyết định thường được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát.
– Người lãnh đạo sẽ trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh tình trạng bị tồn đọng nhiều công việc trong từng bộ phận.
– Các nhà lãnh đạo có phong cách độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến cho các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được giao trong thời hạn quy định.
– Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện những nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán thường có những nhược điểm:
– Là bảo thủ, độc tài, đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra mâu thuẫn và bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
– Thường không quan tâm đến ý kiến của những người khác nên dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí và cảm thấy không được coi trọng
– Đôi khi phong cách này bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho nhiều vấn đề, không tiếp thu cái mới và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.
Nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán khi nào?
Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ độc đoán là gì rồi. Tiếp theo, trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khi nào sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán.
Phong cách lãnh đạo độc đoán phù hợp với những tình huống cần phải đưa ra quyết định khẩn cấp, hay khi áp dụng một quy trình rõ ràng nhằm đảm bảo mọi người không gặp nguy hiểm. Ví dụ như: trong quân đội, cảnh sát hay các vụ cứu hỏa.
Phong cách này cũng có thể được sử dụng trong các tình huống mà nhóm là những thành viên thiếu kinh nghiệm, tinh thần đồng đội của nhóm thấp. Ví dụ như nếu một doanh nghiệp thuê nhiều nhân viên thiếu kinh nghiệm cùng một lúc thì phong cách lãnh đạo độc đoán có thể giúp quy trình làm việc được bắt đầu nhanh chóng và đảm bảo các nhân viên được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.
Phong cách lãnh đạo độc đoán không phải lúc nào cũng gây ra tiêu cực. Tuy nhiên, giống như các phong cách lãnh đạo khác, nó phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo và một số yếu tố nhất định như:
– Mục tiêu của tổ chức
– Tình huống đó có thực sự khẩn cấp không?
– Mức độ khó khăn, căng thẳng của tình huống như nào?
– Kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm ra sao?
Do đó, nên cân nhắc các yếu tố ở bên rên có phù hợp với phong cách lãnh đạo độc đoán hay không thì mới tiến hành áp dụng. Trong một số trường hợp, nhà lãnh đạo cũng cần phải linh hoạt giữa các phong cách với nhau để ứng phó với tình huống mà tổ chức mình đang gặp phải.
Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ độc đoán là gì? Phong cách lãnh đạo độc đoán như thế nào? Từ đó xây dựng phong cách lãnh đạo cho phù hợp để phát triển công ty hiệu quả nhất. nếu còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.