Đất sét là gì? Phân loại, đặc điểm, cách nhận biết và biện pháp cải tạo

Đất trồng giữ một vai trò quan trọng đối với sản xuất xuất công nghiệp. Có nhiều loại đất trồng khác nhau như đất cát, đất thịt, đất sét, đất phù sa,…Vậy, đất sét là gì? có các loại đất sét nào? đặc điểm, cách nhận biết và biện pháp cải tạo như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn

Đất sét là gì? Các loại đất sét

Đất sét là loại đất gồm có các hạt khoáng mịn, không chứa nhiều chất hữu cơ. Vì không có nhiều khoảng trống giữa các hạt khoáng nên đất sét khá dính, khả năng thoát nước kém. Do đó, những khu vực đất sét dễ bị ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa hè. Đất sét tập trung ở khu vực đồi núi, gần biển hoặc đồng bằng. Tại nước ta, có nhiều ở Bình Phước, Đắk Lắk.

Đất sét có khả năng kết dính kém

Đất sét có khả năng kết dính kém

Các nhà khoa học đã phân đất sét thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo cấu trúc hóa học. Theo đó, có các loại đất sét đó là kaolinit, montmorillonit-smectit, illit và chlorit. Công thức của đất sét là (Na,Ca)0,33(Al,Mg)2Si4O10(OH)2·nH2

Đặc điểm và thành phần của đất sét

Có thể bạn chưa biết, đất sét được hình thành do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới các tác động của acid cacbonat hoặc do sự tác động của thủy nhiệt. Đất sét gồm có các loại khoáng vật phyllosilicat nhôm ngậm nước, có đường kính hạt nhỏ hơn 2 μm (micromet).

Lớp đất sét

Lớp đất sét

Đất sét có kết cấu chặt nên giữ được rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất sét thay đổi chậm hơn so với nhiều độ không khí. Đất sét có chứa nhiều keo nên dinh dưỡng hấp thụ lớn, giữ nước và giữ phân khá tốt. Đồng thời, ít bị rửa trôi nên giàu chất dinh dưỡng hơn so với đất cát.

Màu của đất sét

Màu của đất sét

Đất sét có màu xám, xanh hoặc nâu tùy theo thành phần khoáng vật và chất hữu cơ có trong đất. Loại đất này có tính axit, trung tính, pH cao từ 5.5-7.5, độ ẩm cao từ 30-50%.

Đất sét là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, các hạt đất đá và bùn được coi là các thành phần chính. Thế nhưng, đất sét được phân biệt với các loại hạt đá nhỏ khác thông qua kích thước, hình dạng, tính hút nước.

Cách nhận biết đất sét

Để nhận biết đất sét, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Nước có xu hướng đọng thành vũng ở trên mặt đất, khó ngấm sâu vào trong đất.
  • Đất sét có độ kết dính cao nên khi ẩm nó rất dẻo và chúng ta có thể nhào nặn chúng dễ dàng. Khi đất khô thì tạo thành khối cứng, có thể ví đất sét là khối bê tông sinh học.
  • Trong quá trình làm đất và trồng trọt, đất sét bám dính vào giày và các dụng cụ làm vườn rất chắc, tạo thành các cục lớn rất khó để tách ra.
  • Đất sét sẽ khô, nứt nẻ vào mùa đông và khi nắng hạn kéo dài.
Xem thêm: Đất xám bạc màu là gì? Nguyên nhân, biện pháp cải tạo hiệu quả

Ưu – Nhược điểm của đất sét

Ưu điểm của đất sét

  • Đất sét có kết cấu chặt nên giữ được nhiều dưỡng chất, chứa nhiều mùn và ổn định nhiệt hơn đất cát.
  • Chất hữu cơ trong đất sét phân hủy chậm nên hàm lượng hữu cơ có trong đất được tích lũy nhiều.
  • Đất sét khá mềm nên dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, ít bị bào mòn và rửa trôi. Nếu biết cách cải tạo thì đất sét có thể trồng được nhiều loại cây.
Đất sét bị bị rửa trôi, chất hữu cơ trong đất sét phân hủy chậm

Đất sét bị bị rửa trôi, chất hữu cơ trong đất sét phân hủy chậm

Nhược điểm của đất sét

  • Do được cấu tạo bởi các hạt siêu nhỏ nên đất có kết cấu chặt, độ thoáng khí rất kém nên dễ gây ngập úng, ảnh hưởng tới cây trồng.
  • Độ thoáng khí kém, không khí khó lưu thông ở trong đất sét.
  • Đất sét nghèo chất hữu cơ nên rất cứng nên cần nhiều thời gian để cải tạo.
  • Khi gặp hạn hán, thiếu nước đất sẽ nứt nẻ, dễ làm đứt rễ ở trong đất, khiến cho cây trồng chết.
  • Cây trồng khó phát triển trên đất sét tự nhiên, năng suất kém.
  • Tốn nhiều thời gian, công sức chăm sóc loại đất trồng này

Đất sét dùng để làm gì? Đất sét trồng cây gì phù hợp?

Những loại cây trồng phù hợp với đất sét phải là các loại cây có khả năng chịu được ngập úng hoặc thiếu oxy trong đất, có rễ khỏe mạnh để xuyên qua được lớp đất chặt. Một số loại cây trồng phù hợp với đất sét đó là:

  • Các loại cây ưa nước: Phải kể đến là lúa nước, lúa nếp, sen, súng, rau muống,…Đây là các loại cây sinh trưởng tốt trong môi trường ngập nước. Chúng có rễ mạnh, có khả năng hấp thụ oxy từ không khí hoặc từ các khe hở trong đất, nhu cầu dinh dưỡng cao và có khả năng khai thác chất dinh dưỡng từ đất sét.
  • Các loại cây lương thực: Như ngô, khoai lang, khoai tây, sắn, mì,….Các loại cây này có rễ mạnh, khỏe nên có thể xuyên qua lớp đất chặt, tạo ra các khe hở trong đất. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây này cũng khá nhiều nên có thể khai thác từ đất sét. Bù lại cần phải tưới nước đều đặn, không chịu được ngập úng lâu ngày. 
Khoai lang phù hợp trồng ở đất sét

Khoai lang phù hợp trồng ở đất sét

  • Các loại cây ăn quả: Như cam, quýt, bưởi, xoài, ổi,…Những loại cây trồng này có rễ mạnh và khỏe nên xuyên qua được lớp đất sét chặt. Tương tự như nhóm các loại cây lương thực chúng cần tưới nước đều đặt, không chịu được ngập úng lâu ngày và yêu cầu cao về ánh sáng mặt trời.
  • Các loại hoa: Như hoa hồng, hoa lan, hoa ly, hoa cẩm chướng,….Là những loại cây có rễ mạnh, khỏe; nhu cầu dinh dưỡng khá cao nên dễ dàng khai thác trong lớp đất sét. Đối với các loại hoa này mọi người nên trồng trong chậu hoặc bồn để dễ dàng điều chỉnh độ ẩm và dinh dưỡng cho cây.
Xem thêm: Chiết cành là gì? Ưu nhược điểm và quy trình các bước chiết cành

Hướng dẫn cải tạo đất sét

Để cải tạo đất sét hiệu quả nhất thì bạn cần phải thực hiện trên toàn bộ khu vườn. Nếu chỉ cải tạo ở khu vực riêng lẻ, hiệu quả không cao chỉ trong một thời gian ngắn. Dưới đây là 4 cách cải tạo đất sét mà bạn có thể áp dụng

Cải tạo đất sét bằng cách bổ sung chất hữu cơ

  • Rải đều chất hữu cơ lên bề mặt đất sét cần phải cải tạo. Cần phải đảm bảo lớp hữu cơ phủ trên mặt đất có độ dày từ 15-20cm.
  • Sử dụng xẻng, cuốc để đào xới và trộn lẫn bề mặt hữu cơ vừa rải với lớp đất trên cùng khoảng 15-30cm.
  • Cấu trúc đất sẽ được cải thiện khi các sinh vật ở trong đất hoạt động, phân hủy chất hữu cơ được thêm vào đất. Các loại sinh vật tiêu biểu như dế, kiến, mối,…
  • Ngoài ra, bạn cần phải đào xới, vận chuyển chất hữu cơ vào sâu trong đất và thực hiện biện pháp bảo vệ và tăng số lượng sinh vật để quá trình cải tạo đất sét nhanh hơn.
Cải tạo đất sét bằng cách bổ sung chất hữu cơ

Cải tạo đất sét bằng cách bổ sung chất hữu cơ

Tăng sinh vật có ích trong đất

Để giúp đất sét màu mỡ và tơi xốp hơn, bạn hãy tăng số lượng sinh vật có ích trong đất như giun để chúng sinh sống và phát triển. Sử dụng các vật liệu che phủ như rơm rạ, cỏ, lá cây để tạo môi trường thuận lợi sinh vật phát triển thuận lợi.

Thêm đất cát hoặc mùn

Đây là cách hiệu quả được nhiều người áp dụng để xử lý đất sét nặng. Bạn chỉ cần thêm một lượng đất cát vừa đủ vào đất sét để cải thiện kết cấu, độ tơi xốp và khả năng thoát nước của đất. Chi phí cải tạo đất sét theo cách này khá cao nên chỉ thích hợp với diện tích tích nhỏ.

Với các thông tin có trong bài viết “Đất sét là gì? Phân loại, đặc điểm, cách nhận biết và biện pháp cải tạo” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng, miễn phí 100%

Bài viết liên quan