Đáo để là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nghĩa của từ đáo để là gì? Đáo để được dùng để khen hay chê? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua những thông tin trong bài viết này nhé.
Đáo để là gì?
Đáo để là từ được sử dụng để miêu tả về tính cách của một người. Dưới đây là một số góc nhìn về ý nghĩa của từ đáo để mà các bạn có thể tham khảo:
- Theo cuốn từ điển tiếng Việt của tác giả Lê Văn Đức, đáo để được giải thích là đến đáy, đến cùng.
- Theo cuốn đại từ điển Tiếng Việt, đáo để là từ chỉ thái độ quá quắt trong cách đối xử, không chịu thua kém và nhường nhịn ai cả. Đồng thời, nó còn được hiểu là một cái gì đó ở cấp độ cao hơn so với mức bình thường.
Ví dụ về đáo để:
- Con bé này thật đáo để.
- Bữa tiệc hôm nay vui đáo để.
- Theo cuốn từ điển của tác giả Nguyễn Lân, đáo để có hai ý nghĩa chính. Đó là:
- Nghĩa đầu tiên là tính cách đanh đá.
- Nghĩa thứ hai là hết sức, vô cùng, quá mức (mang ý nghĩa cảm thán).
Ví dụ như:
- Cô ấy đáo để nhỉ?
- Ôi trời, bạn tôi làm đồ ăn ngon đáo để!
- Theo một số người, đáo để còn là từ biểu thị về hành vi hung hăng, thô bạo và ghê gớm.
Như vậy, nhìn chung từ đáo để có hai ý nghĩa riêng biệt. Nghĩa thứ nhất là nói về các sự việc khác thường, đến tận cùng. Còn nghĩa thứ hai là nói về tính cách của một người theo chiều hướng gắt gao và ghê gớm.
Khi bàn về tính cách con người, từ “đáo để” có thể theo 2 chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đôi khi, từ này được dùng để chê bai một ai đó về thái độ cáu gắt, ghê gớm của họ. Nhưng cũng có lúc nó được dùng để khen một thứ gì đó tốt hơn so với bình thường.
Biểu hiện của một người đáo để
Sau khi đã hiểu rõ ý nghĩa đáo để là gì, chắc chắn các bạn cũng rất tò mò về người có tính cách này. Hãy chú ý đến cách nói chuyện, hành động và cử chỉ để xác định được biểu hiện của người đáo để. Dưới đây là một số biểu hiện của những người có tính cách đáo để:
- Người đáo để thường sẽ không nhượng bộ hoặc e dè ở trước mặt người khác. Họ sẽ chủ động phản hồi ngay bằng lời nói nếu có quan điểm trái chiều.
- Họ thường bị đánh giá là có thái độ ghê gớm, gắt gỏng và thậm chí thái quá đối với nhiều người xung quanh.
- Họ không bao giờ chịu thua trước những thử thách, khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc.
- Vì thái độ quá thẳng thắn nên những người “đáo để” đôi khi hay bị coi là thiếu tinh tế ở trong mắt người khác.
- Tính cá nhân cho phép họ giải quyết được các vấn đề của bản thân cũng như các vấn đề với người khác hiệu quả.
- Họ thường biết cách đối phó với những tình huống xảy ra bất ngờ và cũng rất tự tin vào khả năng xử lý của mình.
- Họ rất nhạy bén, khả năng ăn nói lưu loát, hoạt bát và cử chỉ nhanh nhẹn.
Đáo để là khen hay chê?
Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ nghĩa của đáo để là gì rồi. Nếu các bạn muốn biết đáo để là khen hay chê thì cần phải xem xét đến ngữ cảnh và giọng điệu của người nói.
Với ý nghĩa tích cực, đáo để được dùng để khen ngợi về một ai đó hoặc việc gì đó (ví dụ như: Con bé này xinh đáo để). Nhưng khi bàn về tính cách của con người, đáo để thường hay mang ý nghĩa tiêu cực để chê bai về một ai đó có thái độ ghê gớm, cáu gắt khi ứng xử với những người xung quanh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đáo để lại mang ý nghĩa tích cực, chỉ sự thông minh và lanh lẹ khi giải quyết một việc gì đó. Ví dụ như, khi bị đối thủ chơi xấu, nhân viên A đã lợi dụng hành vi chơi xấu đó của đối thủ để phản đòn một cách bất ngờ, khiến cho đối thủ không kịp trở tay. Khi đó, nhân viên A này có thể được khen là “thật là đáo để!”.
Người có tính cách đáo để tốt hay xấu?
Những người được nhận xét là có tính cách đáo để luôn tồn tại cả mặt xấu và mặt tốt. Họ có khả năng ăn nói lưu, nhạy bén, tự tin, thông minh và biết cách xử lý sự cố. Đây cũng là những ưu điểm tuyệt vời, cần được phát huy và sử dụng đúng cách.
Tuy nhiên, để thành công và được mọi người yêu quý, họ cần phải gạt bỏ đi những điểm tiêu cực của bản thân, chẳng hạn như:
- Nên học cách lắng nghe ý kiến từ những ở xung quanh, suy nghĩ thật cẩn thận trước mỗi lời nói và hành động của bản thân.
- Hãy đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề.
- Học cách kiềm chế cảm xúc, hạ bớt cái tôi để loại bỏ được thái độ gắt gỏng khi bàn luận cùng người khác,…
Vì vậy, người có tính cách đáo để cũng chưa chắc đã xấu nếu như các bạn biết tận dụng lợi thế của bản thân và khắc phục được nhược điểm của mình.
Hy vọng bài viết này mang đến thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ đáo để là gì? Đáo để là khen hay chê? Từ đó có cách sử dụng thuật ngữ này trong cuộc sống cho đúng hoàn cảnh. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung trong bài, các bạn đừng ngại bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.