Danh nhân văn hóa thế giới là thuật ngữ được UNESCO vinh danh các cá nhân có sự đóng góp to lớn cho nền văn hóa thế giới. Vậy danh nhân văn hóa thế giới là gì? Việt Nam có mấy danh nhân thế giới?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua các thông tin trong bài viết nhé.
Danh nhân văn hóa thế giới là gì?
Danh nhân văn hóa thế giới là thuật ngữ được dùng để nói về những cá nhân có sự ảnh hưởng và đóng góp to lớn cho nền văn hóa thế giới. Đây là những người đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa, ý tưởng mang tính toàn cầu.
Những danh nhân văn hóa thế giới thường là nhà văn, nhà điêu khắc, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà thiết kế và các nhân vật khác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Họ đã góp phần xây dựng và truyền bá rộng rãi các giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ sau.
Ví dụ về danh nhân văn hóa thế giới mà chúng ta có thể kể đến như: William Shakespeare, Ludwig van Beethoven, Leonardo da Vinci, Pablo Picasso và Coco Chanel.
Danh nhân văn hóa thế giới tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, danh nhân văn hóa thế giới là cụm từ “cultural personality” hoặc “cultural figure”.
Các danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bác Hồ là danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 1987. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta với học vấn uyên thâm, uyên bác cùng trí tuệ phi thường.
Bác đã đề cập đến mọi lĩnh vực trong đời sống, để lại dấu ấn sâu sắc cho sự phát triển của xã hội loài người vào thế kỷ XX và góp phần phát triển những giá trị văn hóa chung của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng kiệt xuất của tinh thần tự cường dân tộc, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn thể nhân dân Việt Nam. Các dân tộc phải phấn đấu vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ trong xã hội.
Nghị quyết của UNESCO đã khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa thế giới là nhà văn hóa kiệt xuất bởi đã có những đóng góp quan trọng trong nhiều mặt của lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật. Truyền thống và tư tưởng của Bác thể hiện rõ mong muốn của các quốc gia là khẳng định bản sắc văn hóa và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa thế giới của nước ta được UNESCO công nhận vào năm 1980. Ông là người có nhiều đóng góp vô cùng lớn lao cho lịch sử của dân tộc. Ông là vị anh hùng, một nhà quân sự, nhà chính trị gia và nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta.
Nguyễn Trãi là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam ta. Với tư tưởng chính trị về quân sự ưu tú, tài ngoại giao kiệt xuất, ông đã góp phần quan trọng cho sự thắng lợi của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Bên cạnh đó, ông cũng được coi là một nhà tư tưởng lớn ở Việt Nam.
Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn là một nhà văn hóa kiệt xuất với rất nhiều tác phẩm văn chương bằng chữ Hán, chữ Nôm và phong phú về thể loại với nhiều lĩnh vực như: văn học, lịch sử, lễ nghi, địa lý, luật pháp,…
Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới tiếp theo của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2013. Không chỉ nổi tiếng ở nền văn học nước nhà, Nguyễn Du còn được cả thế giới biết đến và công nhận tài năng.
Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành tài sản văn học chung của cả thế giới. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã góp phần đưa nền văn học của Việt Nam vượt ra khỏi quốc gia và trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu cho nền văn học Việt Nam trên quốc tế. “Truyện Kiều” đã được dịch ra hơn 20 loại ngôn ngữ gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp, Ả Rập, Mông Cổ, Nga,… với trên 60 bản dịch khác nhau.
Ngoài là một nhà thơ, Nguyễn Du còn là danh nhân có tinh thần tự hào dân tộc và tình yêu quê hương mãnh liệt.
Chu Văn An
Chu Văn An là danh nhân thế giới thứ 4 của Việt Nam được vinh danh vào năm 2020. Ông được đánh giá là người thầy của mọi thời đại, một nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam. Ông đã dành cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp dạy học với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt sự giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội.
Chu Văn An là người chính trực, không hề màng đến danh lợi. Dù đã thi đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ) vào đời Trần Minh Tông (1314 – 1329) nhưng ông lại không ra làm quan mà trở về quê nhà để mở trường dạy học(trường Huỳnh Cung).
Tuy chọn nghề giáo nhưng Chu Văn An lại không sống lẩn tránh, quay lưng lại với thời cuộc như đa số các văn sĩ vào thời bấy giờ. Ông nhập thế với ý thức của một người trí thức Nho giáo rất rõ ràng là bằng con đường dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Ngoài ra, Việt Nam còn có Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2021.
Danh nhân văn hóa thế giới tiêu biểu khác
V.I. Lê-nin
V.I. Lê-nin là danh nhân văn hóa thế giới của nước Nga. Ông là nhà tư tưởng vĩ đại, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức ở trên toàn thế giới. Trong thời gian hoạt động cách mạng, V.I.Lênin đã cống hiến cho nhân loại rất nhiều thành tựu vĩ đại cả về lý luận và thực tiễn.
Năm 24 tuổi, Lênin đã tham gia vào Đảng Xã hội dân chủ Nga. Từ đó, ông đã trở thành người tổ chức và lãnh đạo cách mạng. Năm 1905, ông tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản dân chủ Nga lần đầu tiên.
Năm 1917, Lênin đã lãnh đạo cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Năm 1919, ông cùng các vị lãnh tụ cách mạng của các nước lập nên Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) để lãnh đạo phong trào cách mạng trên thế giới.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo vĩ đại của Lênin. Ông cũng được vinh danh là một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất đến lịch sử của thế giới.
Các Mác
Các Mác là danh nhân thế giới nổi tiếng của Vương quốc Anh. Ông vừa là nhà tư tưởng người Đức gốc do thái, vừa là nhà kinh tế chính trị và nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Ông là một học giả có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nhiều lĩnh vực như Triết học, Xã hội học, Kinh tế chính trị học, Sử học,…
Các Mác là một người thầy vĩ đại, không chỉ của cách mạng Việt Nam nói riêng mà là của toàn thể giai cấp vô sản, toàn thể loài người nói chung. Trong điều kiện thời đại ngày nay đã có rất nhiều sự biến đổi, nhiều điểm khác nhau về con đường và xu thế phát triển của mỗi dân tộc. Nhưng con đường mà Các Mác đã vạch ra cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc, giai cấp và con người mãi mãi là chân lý của loài người.
Các Mác là một thiên tài tư tưởng với năng lực trí tuệ vượt trội ở mọi thời đại. Tư tưởng và sự nghiệp của ông đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, được rất nhiều thế hệ nhắc đến với tất cả sự khâm phục, lòng ngưỡng mộ và tôn vinh.
Các Mác đã phát hiện ra sứ mệnh của giai cấp công nhân, mang lời giải thích khoa học và cách mạng cho chính sứ mệnh lịch sử đó, đây là một giá trị có tầm thời đại của C.Mác.
Đây là giá trị cốt lõi lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác; là nhân tố quyết định cho bước nhảy vọt của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chuyển Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành hiện thực.
Thomas Edison
Thomas Alva Edison là danh nhân thế giới nổi tiếng của Hoa Kỳ. Ông là nhà phát minh đã sáng chế ra rất nhiều thiết bị có tầm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của con người trong thế kỷ 20. Ông đã được các nhà báo nổi tiếng đặt cho danh hiệu “Thầy phù thủy ở Menlo Park”.
Ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên đã ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo. Vì thế có thể được coi là người đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên.
Edison là một trong những nhà phát minh có nhiều ý tưởng nhất trong lịch sử. Ông giữ khoảng 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ. Ông cũng có thêm các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp và Đức. Tổng cộng khoảng 1.500 bằng phát minh ở trên toàn thế giới.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ danh nhân văn hóa thế giới là gì? Và các danh nhân văn hóa thế giới tiêu biểu hiện nay. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết.
Xem thêm: Nikola Tesla: Cuộc đời và sự nghiệp phát minh