Cúng giao thừa như thế nào cho đúng theo Tết cổ truyền

Cúng giao thừa Tết là nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong mỗi dịp đầu xuân năm mới hay Tết cổ truyền. Vào đêm 30 hầu hết tất cả gia đình đều thắp đèn tất bật chuẩn bị mâm cỗ và các nghi thức cúng cần thiết để cúng trong đêm giao thừa tiễn năm cũ qua và đón chào năm mới. Vậy cúng giao thừa như thế nào và cần chuẩn bị những gì để cúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết các băn khoăn này.
Mách bạn cúng giao thừa như thế nào là đúng nhất?

Mách bạn cúng giao thừa như thế nào là đúng nhất?

Giao thừa là gì?

Giao thừa là khoảng thời gian có thể nói là thiêng liêng nhất của năm, đây là dịp để mọi người trong gia đình tụ họp và quây quần lại với nhau. Giao thừa đã trở thành một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán và văn hóa của không chỉ riêng người Kinh mà còn của rất nhiều dân tộc. Đây là thời khắc chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ và bước sang ngày đầu tiên của năm mới. Chuẩn bị một mâm cỗ đầy cùng các nghi lễ mọi người mong muốn năm mới sẽ tới với những điều tốt lành, những điều không may mắn sẽ được bỏ qua.

Chính vì vậy mà đêm giao thừa được hầu hết tất cả người dân Việt Nam xem là khoảng thời gian thiêng liêng nhất.

Lễ cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch hay lễ trừ khử ma quỷ, những điềm xấu hay điềm không may mắn. Lễ trừ tịch thường bắt đầu cử hành vào giờ Tý  từ 23 giờ đến 1 giờ sáng. Khoảng thời gian này cũng chính là thời khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới chuyển giao. Lễ cúng giao thừa dường như đã trở thành một nghi lễ quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ gia đình nào. 

Cúng giao thừa đã trở thành nghi lễ không thể thiếu được của Tết cổ truyền

Cúng giao thừa đã trở thành nghi lễ không thể thiếu được của Tết cổ truyền

Xem thêm: ☯ Những điều bạn cần biết về phong tục cúng Ông Công Ông Táo

Lễ giao thừa được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh về tầm quan trọng đặc biệt nhất trong năm. Đó là nghi lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữ giờ khắc cuối cùng (giờ Hợi) của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới (Giờ Tý).

Chính vì vậy mà người ta tin rằng mọi điềm hay dở xảy ra vào thời khắc giao thừa này có ảnh hưởng rất lớn đến những điềm may dở của tất cả các thành viên gia đình trong năm mới. Mọi sự kiêng kỵ sẽ được thực hiện một cách triệt để từ giây phút giao thừa cho đến sáng sớm mùng 1 Tết.

Vì sao lễ cúng giao thừa lại là nghi lễ quan trọng nhất?

Theo nhà nghiên cứu Minh Đường thì lễ cúng giao thừa hay lễ trừ tịch là nghi lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán là do nguyên nhân sâu xa của nghi thức này. 

Giao thừa - Thời điểm giao giữa năm cũ và năm mới

Giao thừa – Thời điểm giao giữa năm cũ và năm mới

Xem thêm: Năm 2021 mệnh gì? Xem tử vi của người sinh năm 2021

Theo quan niệm của người Việt họ làm lễ trừ tịch vào đêm giao thừa để tiễn thần năm cũ giao lại công việc và đón vị thần của năm mới. Vào thời khắc này người ta sẽ dâng hương tiến hành các nghi lễ với ý nghĩa “tống cựu nghênh tân” tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới đến. Và xin các vị thần linh phù hộ, che chở cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc. 

Thông thường người ta không chỉ tế lễ với hai đoàn Phái quan nhà trời để trông coi năm mới mà người ta còn cầu cúng cả Bản Cảnh Thành hoàng và Thổ địa thần kỳ trong lễ giao thừa. Hơn cả việc rước và cầu các vị thần tiên thì đây còn là dịp để đón rước ông bà tổ tiên của gia đình về chơi Tết cùng nhau sum họp và cùng nhau vui vầy với con cháu trong năm mới.

Một vài lưu ý về mâm cỗ cúng giao thừa bạn nên biết

Thời điểm giao thừa đến người ta thường sẽ cúng lễ cả ngoài trời và cúng trong nhà. Mâm lễ cúng giao thừa thường có cả cỗ chay và có cả cỗ mặn.

  • Cỗ mặn sẽ bao gồm: Bánh chưng, giò chả, xôi gấc, thịt gà, xôi đậu xanh và các món mặn khác tùy thuộc theo nhu cầu của gia đình.
  • Cỗ ngọt và cỗ chay thường sẽ bao gồm: Hương, hoa, đèn nến, rượu, vàng, tiền, bánh kẹo, mứt tết và các loại đồ uống. 
Mâm cỗ cúng giao thừa phải được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất

Mâm cỗ cúng giao thừa phải được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất

Lưu ý: Các lễ vật này còn cần phải thêm thủ lớn luộc cả cái hoặc gà trống luộc cả con để đủ bộ.

Những lễ vật này cần phải được chuẩn bị từ trước thời điểm giao thừa. Chúng phải được đặt trên bàn hay mâm lớn, phía dưới kê thêm một cái đôn (tuyệt đối không được để dưới mặt đất). Tới đúng thời điểm giao thừa mọi người sẽ thắp đèn hương. Nếu có chuẩn bị văn khấn trên giấy để đọc thì sau khi đọc xong phải mang đi hóa cùng với tiền vàng dâng cúng. 

Lưu ý: Hoa đặt trên bàn thờ phải là hoa tươi chứ không được dùng hoa giả hay hoa nhựa. Vì theo quan niệm dân gian thì đó là một sự giả dối. 

Bên cạnh đó mọi người cũng không nên cắm “cành vàng lá ngọc” lên bàn thờ vì nó có chứa nhiều âm khí bất lợi. 

Tiến hành lễ cúng giao thừa Tết như thế nào cho đúng (Lễ cúng ngoài trời)?

Mâm lễ cúng ngoài trời bao gồm những gì?

Mâm lễ chay cúng ngoài trời Mâm lễ mặn cúng ngoài trời
Hoa 1 con gà trống luộc
Tiền, vàng mã 1 chiếc bánh chưng
Đèn/nến 1 khoanh giò lụa
Trầu cau 1 đĩa hoa quả
Bánh kẹo Vàng mã cúng giao thừa
Hương (3-5 nén) Trầu, cau
1 chén rượu Đèn/nến
1 chén nước 1 đĩa gạo
Nước ngọt hoặc bia lon  1 đĩa muối
Mũ giấy cánh chuồn 1 chén rượu
Sớ cúng quan Hành khiển 1 chén nước
1 đĩa xôi 1 mũ cánh chuồn
1 đĩa muối 1 lọ hoa tươi
1 đĩa gạo 3-5 nén hương

Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ

Thông thường trên bàn thờ của các gia đình thường được dựng sẵn lưu hương và bộ chén trà. Bàn thờ này thường là bàn thờ Ông Thiên hay bàn Thiên.

Lễ ở phía trên bàn thờ này sẽ bao gồm:

  • 1 đĩa Ngũ quả (5 loại trái cây)
  • 1 đĩa trầu cau 
  • Đèn dầu
  • 1 đĩa muối gạo
  • 5 chén trà
  • Bánh mứt các loại 
  • 1 bình hoa cúng
  • Vàng mã. 

Lưu ý: Bình hoa cúng nên là các loại hoa cúng thích hợp như: ly, cúc vạn thọ,… tránh các loại hoa lòe loẹt. 

Cách cúng giao thừa ngoài trời thường được trung mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời 

Mâm lễ cúng ngoài trời Giao thừa bao gồm những gì?

Mâm lễ cúng ngoài trời Giao thừa bao gồm những gì?

Khi chuẩn bị mâm cúng này ta sẽ đặt mâm cúng lên một bàn thờ riêng ngoài trời. Mâm cúng này có thể là cỗ chay và cũng có thể là cỗ mặn.

  • Đối với mâm cỗ chay thường sẽ là: 1 con gà luộc, xôi, bánh chưng, rượu, giò chả, các món cơm canh mặn, nước, dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.
  • Đối với mâm cỗ chay thường sẽ gồm có: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời đúng nhất

Theo quan niệm dân gian thì các vị thần tiến hành bàn giao công việc thường rất vội nên có thể chỉ đi ngang qua và chứng kiến hoặc ăn rất vội vàng. Do đó mâm cỗ không kể to hay nhỏ, đầy đủ và thể hiện được lòng thành của gia chủ là được.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời nên được đặt ở giữa sân, những gia đình nào không có sân thì có thể bày mâm cỗ ở ngoài cửa chính hoặc có thể làm lễ trên sân thượng. Nên đặt mâm cỗ theo hướng Nam để tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Cúng giao thừa trong nhà

Mâm lễ cúng trong nhà phải được chế biến cẩn thận, sạch sẽ

Mâm lễ cúng trong nhà phải được chế biến cẩn thận, sạch sẽ

Sau khi đã đặt xong mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời thì ta sẽ bắt đầu cúng trong nhà. Để thực hiện được nghi lễ cúng giao thừa trong nhà mọi người cần chuẩn bị mâm cỗ bao gồm các món được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ. 

Mâm cúng trong nhà cũng thường được chia ra làm hai phần là cỗ mặn và cỗ chay. Tùy thuộc vào ý tưởng của mỗi gia đình thì mọi người có thể chuẩn bị các món khác nhau. Và dưới đây sẽ là mâm cỗ gợi ý cho bạn.

  • Cỗ mặn bao gồm: Bánh chưng, giò chả, thịt gà, xôi gấc, xôi đậu xanh, các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. 
  • Cỗ chay sẽ bao gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu bia hoặc các loại đồ uống khác. 

Cách bày trí mâm lễ cúng giao thừa trong nhà chuẩn nhất

Đến thời khắc Cúng Giao thừa các thành viên trong nhà phải có mặt đông đủ, đứng trang nghiêm trước bàn thờ chắp tay và khấn tổ tiên để xin các cụ phù hộ độ trì cho mọi người trong gia đình năm mới bình an, an khang, thịnh vượng.

Lễ vật được sử dụng để cứng có thể là những đồ ăn thông thường trong mỗi dịp Tết. Các bà các mẹ có thể chọn lựa các món ăn có thể ăn được nhiều ngày như: thịt đông, thịt kho tàu, chả giò hay nem rán,…

Ngày nay thì mâm lễ cúng Giao thừa ngày càng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tùy thuộc vào khẩu vị cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ có đầy đủ hoặc một vài món chính trong số đó là được. 

Bên cạnh đó thì mỗi vùng miền người ta lại cũng sẽ có cách bày biện và làm lễ rất khác nhau. Nên tùy vào đặc trưng của mỗi vùng miền bạn lại có thể sắp mâm cỗ với kiểu khác nhau.

Các món trong mâm cỗ mặn có thể đa dạng theo nhu cầu của gia đình

Các món trong mâm cỗ mặn có thể đa dạng theo nhu cầu của gia đình

Một vài lưu ý khi tiến hành cúng giao thừa

Để nghi lễ cúng giao thừa được diễn ra tươm tất thì người thực hiện cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Mâm cúng giao thừa phải được chuẩn bị tươm tất. Không cần quá bày biện mà chỉ cần đủ các món chính và thành tâm là được. Tuy nhiên cũng không được vì thế mà được phép chuẩn bị sơ sài.
  • Theo quan niệm người Hoa, đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu để rước Ông Bà và nhà ăn Tết. Nếu không đầy đủ thành viên thì năm đó hạnh phúc cũng không trọn vẹn.  
  • Vào đêm cúng giao thừa mọi người trong gia đình cần hòa thuận với nhau, tránh tình trạng cãi vã hay to tiếng với nhau.
  • Hạn chế một cách tối đa tạo ra các tiếng động lớn hay rơi vỡ.
  • Không soi gương vào nửa đêm Giao thừa. Bởi theo quan niệm của người xưa khi soi gương vào đêm giao thừa rất có thể bạn sẽ nhìn thấy ma quỷ và điều này là không tốt, khiến cả năm gặp xui xẻo. 

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chính vì vậy mọi người cần chuẩn bị kỹ càng từ mâm cỗ cho đến nghi lễ, văn khấn và tránh tuyệt đối những điều không nên làm trong đêm giao thừa. 

Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết chia sẻ cách cúng giao thừa Tết đúng chuẩn nhất cũng như trả lời cho câu hỏi “Cúng giao thừa Tết như thế nào cho đúng?”. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên đây bạn đọc sẽ có những chuẩn bị chu toàn nhất cho nghi lễ cúng Giao thừa sắp tới. 

Bài viết liên quan