Hướng dẫn phân biệt 10 củ khoai trên thế giới mà bạn nên biết !

Khoai là loại củ quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, khoai có rất nhiều loại mà ít người có thể phân biệt được. Dưới đây là cách phân biệt các loại củ khoai để các chị em không bị nhầm lẫn, hoang mang khi đi chợ.

Đặc điểm chung của các loại khoai

Khoai là tên gọi phổ biến của loại thực vật có củ ăn được. Chúng là loại cây thân thảo, dây leo thuộc chi Dioscorea (họ Dioscoreaceae). Tuy nhiên, củ khoai lang lại không thuộc giống loài trên mà thuộc họ Bìm Bìm, cùng họ với rau muống.

Đặc điểm chung của hầu hết các loại củ khoai hiện nay là có tinh bột. Củ của chúng hầu hết được sử dụng bằng cách đem lên luộc hoặc nấu canh.

Cách phân biệt các loại củ khoai

Các loại củ khoai lang

Khoai lang còn được gọi là củ khoai sùng. Củ khoai lang tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, khoai lang là sweet potatoes. Khoai lang có rất nhiều loại khác nhau, chúng ta hãy cùng phân biệt chúng. 

khoai-lang

Các loại củ khoai lang

Khoai lang vàng

Khoai lang vàng có ruột màu cam hoặc màu vàng. Khoai lang vàng chứa lượng đường cao và có lượng tinh bột thấp nên có vị ngọt dễ ăn. Vậy 1 củ khoai lang bao nhiêu gam? 1 củ khoai lang luộc bao nhiêu calories? 2 củ khoai lang vàng bao nhiêu calo? Thực tế, 1 củ khoai lang nặng khoảng 300 – 400 gam, tương đương với 180 – 200 calo, trong đó tinh bột chiếm khoảng 10%. Như vậy, 2 củ khoai lang sẽ chứa khoảng 360 – 400 calo. Từ đó ta cũng sẽ tính được 20 củ khoai, 100 củ khoai chứa bao nhiêu calo. 

Khoai lang mật

Cũng giống khoai lang vàng, khoai lang mật chứa ít tinh bột, giàu lượng đường nên rất ngọt. Khi nướng lên, ruột khoai thường mềm, ngọt nước. Củ khoai lang mật khi nướng lên đặc biệt thơm ngon. Vậy 1 củ khoai lang nướng bao nhiêu calo? Một củ khoai lang nướng chứa 90,3 kcal.

Khoai lang tím

Khoai lang tím có phần lõi bên trong màu tím, nó chứa hàm lượng Anthocyanin rất cao, mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. 

Khoai lang trắng

Trong số các loại khoai lang, khoai lang trắng chứa nhiều tinh bột nhất (khoảng 25 %), gồm có: glucose, fructose, sucrose. Tuy nhiên, hàm lượng protein của loại khoai này khá thấp nên không có vị ngọt và hương thơm hấp dẫn. Vì vậy, khoai lang trắng thường được dùng để làm nguyên liệu nấu rượu hoặc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Củ khoai môn

Khoai môn trắng

Khoai môn trắng có phần ruột màu trắng, vỏ nâu sậm và có nhiều vết vân ngang màu tía. Loại khoai này có chứa chất xơ, vitamin A, B, C, E… giúp làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ thị lực… 

khoai-mon

Củ khoai môn trắng

Khoai môn sáp vàng

Khoai môn sáp vàng có vỏ khoai màu nâu sậm và ruột có màu vàng nhạt tự nhiên. Gọi là khoai môn sáp vàng bởi phần thịt khoai khi được nấu chín có vị ngọt bùi và dẻo quánh giống như sáp. 

Củ khoai môn tím

Khoai môn tím còn được gọi là củ khoai môn lệ phố, nó có lớp vỏ màu nâu sậm và phần ruột màu tím. Củ khoai môn tím thường được dùng để làm súp, món canh, hầm xương hoặc làm nguyên liệu để chế biến các món bánh, trà sữa. 

Củ khoai tây

Củ khoai tây tiếng Anh là gì? Khoai tây trong tiếng Anh là Potato. Hiện nay có 2 loại khoai tây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu. 

khoai-tay

Củ khoai tây

Khoai tây vàng

Khoai tây vàng có hình bầu dục hoặc hình tròn, vỏ quả mỏng, màu nâu nhạt. Ruột khoai có màu vàng nhạt, thường được dùng để làm món chiên, hầm với xương hoặc xào. Vậy 1 củ khoai tây bao nhiêu calo? Khoai tây chứa 76,7 kcal.

Khoai tây tím

Khoai tây tím có lớp vỏ màu tím đậm, phần ruột bên trong có màu tím nhạt. Thịt khoai tím có kết cấu đặc, vị hơi ngọt, thường được dùng để tạo màu sắc cho các món canh, món súp, món hầm,…

Củ khoai mỡ

Củ khoai mỡ còn được gọi là củ khoai vạc. Củ khoai mỡ trắng có đặc điểm là củ to, lớp vỏ màu đen, xù xì, ruột khoai bên trong màu tím, sờ vào sẽ cảm thấy được độ nhớt. 

Củ khoai sọ

Khoai sọ có hình tròn hoặc bầu dục, vỏ khoai màu nâu sẫm, còn phần ruột có màu trắng. Loại khoai này khi nấu lên rất mềm và chứa nhiều dinh dưỡng. 

khoai-so

Củ khoai sọ

Củ khoai từ

Đây là loại khoai củ nhỏ, các củ có hình tròn hoặc hình dạng dài không đồng đều nhau. Vỏ khoai màu nâu nhạt và mọc nhiều rễ con xung quanh, ruột khoai có màu vàng nhạt. 

Khoai mì (sắn)

Sủ khoai mì tiếng Anh là cassava, manioc root, manihot, mogo. Sắn có phần thân dài, vỏ khoai màu nâu sậm, còn phần ruột bên trong có màu trắng. 

Củ khoai mài (củ mài)

Củ khoai mài có hình dáng thuôn dài, vỏ màu nâu vàng, xuất hiện nhiều chấm đen và có một ít rễ con bám xung quanh, ruột màu trắng ngà. 

Khoai sâm (củ sâm đất)

Loại khoai này có hình dáng khá giống với khoai lang, ruột có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Người ta gọi là khoai sâm đất bởi khi luộc lên, củ khoai có mùi hương thoang thoảng như sâm, vị dẻo ngọt.

khoai-sam

Củ sâm đất

Khoai đao (dong riềng)

Củ dong riềng còn được gọi là củ khoai chuối, củ khoai lặn. Củ khoai này có hình dáng rất giống với củ riềng. Củ khoai dong riềng nhỏ, phần vỏ có màu đỏ tía, còn phần ruột có màu trắng. 

Khoai dong trắng (củ dong)

Khoai dong trắng có vỏ nâu, phần thịt màu trắng và nhiều xơ. Tuy chứa nhiều xơ nhưng khoai dong trắng lại bở và có vị ngọt, thanh mát. 

Khoai sắn dây (củ sắn dây)

Củ này có thân dài, vỏ màu nâu nhạt và ruột màu trắng sáng. Ruột khoai sắn dây bở, chứa nhiều chất xơ, thường được dùng để làm thành bột sắn dây. 

Củ khoai nước

Khoai nước hay còn được gọi là môn nước, củ khoai ngứa, là một loài cây thuộc họ Ráy. Đây là cây mọc ở ruộng hoặc dựa vào bờ nước, có củ, lá cọng cao, láng, phiến không thấm nước bởi lông mịn như nhung. 

Trên đây là các loại củ khoai trên thế giới. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đọc đã biết cách phân biệt các loại củ khoai trên thế giới. 

Bài viết liên quan