Copper là gì? Công dụng của copper đối với sức khỏe

Copper là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vậy copper là gì? Thực phẩm nào chứa nhiều khoáng chất này nhất? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khoáng chất này nhé!

Copper là gì?

Copper hay còn gọi là đồng, là một khoáng chất vi lượng thiết yếu rất cần thiết cho sự tồn tại của cơ thể. Khoáng chất này được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể và nó đóng vai trò trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu, duy trì các tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể hình thành collagen và hấp thụ sắt, đóng góp 1 phần vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng.

Đồng-la-chat-gi

Copper là chất gì?

Có quá nhiều hoặc quá ít đồng cũng đều ảnh hưởng đến cách hoạt động của não bộ. Việc thiếu hụt đồng có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch và các vấn đề khác. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt này là rất hiếm, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như bệnh Menkes. Chính vì vậy mà bạn có thể cung cấp đồng cho cơ thể từ những bữa ăn hàng ngày mà không cần phải bổ sung thêm vì dễ dẫn đến sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể

Tác dụng tới sức khỏe của copper là gì ?

  • Hỗ trợ cơ thể trao đổi chất

Copper-co-tac-dung-Ho-tro-co-the-trao-doi-chat

Khoáng chất đồng giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn

Đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo phản ứng enzyme giúp cơ thể trao đổi chất mỗi ngày. Phản ứng enzyme này là cần thiết cho các hệ thống cơ quan khác nhau và nó giữ cho sự trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn.

Đồng cũng rất quan trọng đối với hệ thống thần kinh, hệ tim mạch, hệ thống tiêu hóa cũng như hầu hết các bộ phận khác của cơ thể chính bởi vì ảnh hưởng của nó đối với quá trình trao đổi chất. Đây cũng là lý do tại sao mà các enzyme đồng lại đặc biệt phong phú trong các mô của cơ thể với hoạt động trao đổi chất lớn nhất là ở tim, não và gan.

Đồng giúp tổng hợp phân tử mang năng lượng, còn được gọi là ATP, đây chính là nguồn năng lượng được cung cấp cho cơ thể. Vì vậy, sự thiếu hụt đồng có thể dẫn đến sự trao đổi chất chậm, năng lượng bị suy giảm và các dấu hiệu khác của tình trạng trao đổi chất kém.

  • Tăng năng lượng cho cơ thể

ATP là nguồn năng lượng dễ dàng bị tiêu hao. Trong khi đó thì đồng lại là chất sản xuất nguồn năng lượng ATP này. Đồng hoạt động giống như một chất xúc tác trong việc giảm oxy phân tử thành nước. Đây chính là phản ứng hóa học xảy ra khi tổng hợp ATP.

Đồng cũng thúc đẩy lượng protein trong cơ thể bằng cách giải phóng sắt trong máu để phát huy hết tác dụng của nó. Điều này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ATP và protein, giúp chữa lành cơ, khớp và mô để duy trì mức năng lượng cao cho cơ thể.

  • Cần thiết cho chức năng não

Copper-co-tac-dung-giup-nao-hoat-dong-hieu-qua

Cung cấp đủ copper giúp não hoạt động hiệu quả

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: đồng tác động lên một số dây thần kinh quan trọng trong não có liên quan đến dopamine và galactose. Những chất dẫn truyền thần kinh này rất cần thiết để có thể duy trì năng lượng, giữ cho bạn tâm trạng vui vẻ, lạc quan cũng như giúp cho não tập trung tốt hơn. Vì vậy nếu không có đủ đồng trong cơ thể thì bạn có thể gặp các tình trạng như: trao đổi chất kém, cơ thể dễ mệt mỏi, dễ bị xao nhãng, tâm trạng không tốt và về lâu dài khiến sức khỏe suy giảm.

Bên cạnh đó, đồng cũng hỗ trợ chuyển hóa một số chất chống oxy hóa bao gồm: vitamin C, superoxide dismutase, ascorbate oxidase và tyrosinase. Những chất này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương gốc tự do trong não cũng như làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh.

  • Ngăn ngừa các bệnh về thoái hóa thần kinh

Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng: đồng mang đến kết quả tích cực trong việc điều trị các rối loạn thoái hóa thần kinh khác nhau, đặc biệt là bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Tuy nhiên, đồng có thể trở nên độc hại nếu như bạn bổ sung chất này với một lượng rất cao, có thể dẫn đến sự mất cân bằng và suy giảm chức năng não.

  • Giảm triệu chứng viêm khớp
Copper-co-tac-dung-Giam-trieu-chung-viem-khop

Đồng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

Đồng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

Đồng có khả năng chống viêm, giúp giảm đau và điều trị bệnh viêm khớp. Mặt khác, nó cũng hỗ trợ cơ bắp của bạn khỏe mạnh và tái tạo các mô liên kết.

  • Duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh

Một lợi ích khác của đồng mà không thể không kể đến là giúp bảo vệ vỏ myelin – đây là lớp bên ngoài xung quanh các dây thần kinh. Đặc biệt, thức ăn có chứa nhiều đồng còn có biệt danh là “thực phẩm dành cho não” bởi đồng có khả năng kích thích quá trình tư duy và nhận thức của chúng ta.

Đồng hoạt động giống như một chất kích thích não vì nó tham gia vào quá trình vận chuyển một số protein, có thể kích hoạt nơ-ron trong não.

Cũng có rất nhiều người cho rằng khoáng chất đồng hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh, giúp não tăng thêm tính sáng tạo, ra quyết định và ghi nhớ tốt. Với hệ thống dây thần kinh khỏe mạnh sẽ góp phần nâng cao khả năng nhận thức.

  • Duy trì một cấu trúc xương khỏe mạnh

Ngoài việc duy trì sức khỏe của các mô liên kết và cơ thì đồng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương. Sự thiếu hụt đồng sẽ làm cho xương giòn và dễ gãy hơn, gây ra tình trạng loãng xương và khớp yếu. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng: dùng đồng kết hợp với kẽm, mangan và canxi sẽ làm chậm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi.

  • Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển

Thiếu hụt đồng thường rất hiếm gặp ở các nước phương Tây mà nó xuất hiện chủ yếu ở các nước đang hoặc kém phát triển, nơi thiếu dinh dưỡng. Tình trạng cơ thể thiếu đồng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần của hầu hết mọi người. Nó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng nặng và khiến chức năng não hoạt động kém hiệu quả.

Đồng là khoáng chất giúp thúc đẩy việc oxy hóa đúng cách từ các tế bào hồng cầu trong máu. Nếu thiếu hụt đồng sẽ làm mức độ này giảm một cách bất thường và có thể dẫn đến tế bào, các cơ quan cũng như các mô không nhận đủ oxy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cơ thể bị thiếu hụt đồng có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm khả năng tăng trưởng chiều cao cũng như làm chậm hoạt động trao đổi chất.

  • Giúp tóc khỏe mạnh, mắt sáng và đẹp da

Copper-co-tac-dung-Toc-chac-khoe-hon

Tóc chắc khỏe hơn với khoáng chất đồng

Cần có đủ lượng đồng cần thiết để cơ thể tạo ra các sắc tố tự nhiên cũng như kết cấu của da, tóc và mắt. Đồng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của melanin – rất tốt cho tóc, da và mắt.

Để tạo ra melanin thì cơ thể cần phải có chất đồng để giúp tạo ra enzyme gọi là tyrosinase cho phép phát triển melanin.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đồng giúp xây dựng collagen – chất chịu trách nhiệm duy trì vẻ trẻ trung và độ đàn hồi của da. Đồng cũng có liên quan đến việc sản xuất elastin, một chất được tìm thấy trong mô liên kết của da, có thể giữ được sự mềm mại của da.

  • Cân bằng hoạt động tuyến giáp

Đồng đóng một vai trò rất quan trọng trong chức năng tuyến giáp bởi vì nó hoạt động với các khoáng chất như kẽm, kali và canxi rất cần thiết cho cơ thể để có thể cân bằng hoạt động tuyến giáp và ngăn ngừa chứng suy giáp hoặc cường giáp.

Khi một trong những khoáng chất quan trọng này bị dư thừa hoặc thiếu hụt thì tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho bạn bị mệt mỏi, tăng cân, thay đổi nhiệt độ cơ thể hay các triệu chứng không mong muốn khác.

  • Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Đồng và sắt làm việc cùng nhau để tổng hợp hemoglobin và hồng cầu. Theo như các nghiên cứu thì đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt từ đường ruột và vận chuyển sắt di chuyển đến gan –  nơi sắt được lưu trữ chủ yếu.

Sắt từ nguồn thực phẩm và chất bổ sung cung cấp vào cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi bị thiếu hụt đồng thì nồng độ sắt giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu – một rối loạn do thiếu chất sắt. Thiếu máu sẽ gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi, đau cơ, tiêu hóa kém và suy giảm chức năng não.

Xem thêm: Sodium là gì? Vai trò của sodium trong đời sống

Nguyên nhân và dấu hiệu cơ thể bị thiếu đồng

– Những người trưởng thành nếu như có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học thì lượng đồng trong cơ thể sẽ đủ. Tuy nhiên nếu như bạn bị suy dinh dưỡng thì khả năng cao là do tình trạng thiếu hụt khoáng chất đồng.

– Người bệnh gặp các rối loạn tiêu hóa nặng cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đồng cũng như các khoáng chất khác. Bên cạnh đó, khi hấp thụ kẽm, sắt kém thì cũng khiến cho lượng đồng trong cơ thể giảm.

Thieu-hut-copper-khien-co-the-met-moi

Thiếu hụt copper khiến cơ thể mệt mỏi

– Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu đồng gồm: Cơ thể mệt mỏi, người xanh xao, thiếu máu, loãng xương, viêm khớp, xương giòn, đau khớp, đau nhức cơ bắp, tóc rụng nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, xuất hiện các vết bầm tím, viêm da …

– Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đề nghị lượng đồng mà cơ thể cần tiêu thụ mỗi ngày theo độ tuổi như sau:

  • Bé từ 0 – 6 tháng tuổi cần bổ sung 200mcg/ngày
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi – 14 tuổi cần bổ sung từ 220 – 890mcg/ngày (tùy vào độ tuổi chính xác).
  • Thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi cần bổ sung 890mcg/ngày.
  • Người lớn, trên 18 tuổi cần bổ sung 900mcg/ngày.
  • Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung 1.000mcg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung 1.300mcg ngày.

Thực phẩm hàng đầu chứa nhiều copper là gì? 

Đồng là khoáng chất phổ biến thứ ba trong cơ thể của chúng ta nhưng nó không tự sản sinh ra mà cần phải được nạp vào cơ thể thông qua một số loại thực phẩm giàu đồng.

Vì cơ thể cần sử dụng đồng thường xuyên và không thể dự trữ đủ lượng nên bạn cần ăn các thực phẩm giàu chất đạm như: gan, hàu, các loại hạt, hải sản, cá, đậu, ngũ cốc và rau củ quả để ngăn ngừa tình trạng bị thiếu hụt đồng.

Dưới đây là một số loại thức ăn chứa đồng tốt nhất, giúp bạn có thể đáp ứng nhu cầu 0,7 mg/ngày:

  • Gan bò

Gan-bo-giau-copper

Gan bò giàu copper

Bằng cách ăn 4,49 mg gan bò thì bạn đã có thể đáp ứng lượng đồng cần thiết cho cơ thể đến 641%. Vì vậy, nếu như cơ thể đang bị thiếu hụt đồng thì bạn không nên bỏ qua món ăn đầy chất dinh dưỡng này nhé.

  • Nấm hương (nấm đông cô)

Với những ai ưa chuộng các hương vị của nấm thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua dưỡng chất vừa ngon, vừa bổ, vừa béo này. Không chỉ giàu kẽm, canxi và phốt-pho mà nấm hương còn có chứa rất nhiều đồng. Bạn chỉ cần ăn 1,29 mg nấm nấu chín là đã có thể cung cấp đến 184% lượng đồng trong cơ thể.

  • Cải xoăn

Rau cải xoăn được xếp hàng đầu trong danh sách các loại rau về thành phần dinh dưỡng và lợi ích mà nó mang lại. Cải xoăn có đầy đủ các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của chúng ta, giúp tăng cường oxy hóa, giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa bệnh ung thư. Ăn một chén canh với 48 mg cải xoăn là đã có thể giúp cơ thể bạn tích lũy 68% đồng rồi đấy.

  • Hạt điều

Hat-dieu-chua-nhieu-khoang-chat-copper

Hạt điều chứa nhiều khoáng chất copper

Hạt điều mặc dù nhìn nhỏ bé nhưng lại rất có giá trị dinh dưỡng. Loại hạt này chứa rất nhiều vitamin thiết yếu, nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể và cũng là một trong số những thực phẩm giàu hàm lượng đồng, rất tốt cho việc giảm cân, các bệnh về tim mạch và xương khớp. Chỉ với 0,62 mg hạt điều đã có chứa đến 88% hàm lượng đồng.

  • Phô mai

Phô mai giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt, giúp làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa bệnh loãng xương, sâu răng và phòng chống bệnh ung thư rất hiệu quả. Trong 16mg phô mai chúng ta có thể tìm thấy 23% đồng.

  • Quả bơ

Quả bơ, một loại quả không chỉ thơm ngon, bổ rẻ mà nó còn giảm thiểu các chứng đau xương khớp, giảm cholesterol, bảo vệ đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có giấc ngủ ngon và phòng chống bệnh ung thư rất hiệu quả. Với nửa trái bơ khoảng 0,12 mg sẽ cung cấp khoảng 17% đồng cho cơ thể.

  • Nho khô

Nho khô cũng cung cấp cho bạn một hàm lượng vitamin cao, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, xử lý hơi thở có mùi, phòng ngừa tình trạng thiếu máu, thải độc gan thận và cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Trong 0,9 mg nho khô sẽ có chứa 13% hàm lượng đồng.

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được copper là gì cũng như những tác dụng của copper đối với cơ thể. Hãy bổ sung đủ khoáng chất này để có sức khỏe tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan