Để sử dụng máy siết bu lông hiệu quả người dùng cần phải biết được cách tính lực siết bu lông chính xác. Vậy, cách tính lực siết bu lông như thế nào, cách sử dụng bảng lực siết ốc ra sao? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây mà chúng tôi đã tổng hợp để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Lực siết ốc, bu lông là gì?
Lực siết ốc còn được gọi là lực siết bu lông là lực hữu ích thường được người dùng kết hợp với các công cụ khác có chức năng siết như tay đòn, giúp tạo ra lực momen xoắn, tác động đến đầu bu lông hay đai ốc. Đến khi đạt được lực siết bu long tiêu chuẩn, nó sẽ tạo ra ứng suất căng ban đầu. Khi đó, bu lông sẽ được kẹt chặt theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật. Nhờ đó, những chi tiết máy mới có thể đảm bảo được lắp ráp chắc chắn với nhau.
Lực siết ốc mạnh hay nhẹ do độ bền bền của bu lông và tác động của đường kính. Lực siết ốc có vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hiệu quả của việc bắt vặn ốc vít, bu lông của người dùng.
Công thức tính lực siết ốc
Khi nắm được cách tính lực siết bu lông sẽ giúp người dùng lựa chọn đúng loại dụng cụ phù hợp để có thể tháo lắp các mối ghép hoàn hảo nhất. Như đã đề cập ở trên, có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực siết bu lông đó là độ bền và đường kính của bu lông. Mỗi bu lông sẽ có một lực vặn tiêu chuẩn được quy định theo tiêu chuẩn chung.
Để tính được lực siết ốc xe máy Honda, các loại xe máy Yamaha, thì trước tiên bạn phải xác định được kích thước của bu lông. Kích thước này được tính theo đường kính của ren – d, ví dụ các kích cỡ M3, M4…Theo đó, khi tiến hành vặn vào bu lông, bạn cũng cần tra cứu kích thước của đai ốc (S). Với 2 thông số này ta có thể dựa vào để tính lực siết ốc qua công thức:
S = 1,5*d
Trong đó:
- S: Kích cỡ của bulong hay còn gọi là kích thước ecu vặn vào của bu lông.
- d: Là đường kính bu lông.
Với công thức tính lực siết bu lông trên bạn có thể xác định được sự phù hợp giữa bu lông và đai ốc. Sau khi đã xác định được các thông số liên quan như kích thước đai ốc, kích cỡ bu lông, bạn sẽ dễ dàng biết được lực siết ốc xe máy là bao nhiêu dựa vào bảng tra lực siết bu lông, ốc vít chuẩn.
Hướng dẫn kiểm tra lực siết bu lông dựa vào bảng tiêu chuẩn
Cách tra lực siết bu lông rất đơn giản, bạn chỉ cần gióng đường kính thân cùng với kích thước đai ốc, tương ứng với độ bền của bu lông là được. Sự giao nhau của 2 thông số đó sẽ biểu thị cho lực siết của bu lông.
Cách xác định kích cỡ bu lông
- Cột thứ nhất – d: Trong bảng lực siết bu lông bạn sẽ thấy cột đường kính của bu lông từ loại M3 – M64
- Cột thứ 2 – s: Biểu thị cho kích cỡ size của bu lông (kích cỡ của ecu vặn vào bu lông). Theo đó, bạn chỉ cần bắt đầu từ cột đường kính bu lông và gióng sang ngang là có thể xác định được kích cỡ của bu lông.
- Cột thứ 3 – Độ bền bỉ của bu lông: Giá trị này thường được nhà sản xuất ký hiệu trên đỉnh của bu lông. Khi đó, bạn chỉ cần xác định đường kính, kích cỡ và có thể đối chiếu với độ bền trong từng cột nhỏ là được.
Cách xác định lực siết của bu lông
Sau khi xác định được độ bền chính xác của bu lông, bạn chỉ cần gióng từ cột đường kính thẳng sang cột độ bền của bu lông và từ cột thứ 3 gióng thẳng xuống. Tại nơi giao nhau này bạn sẽ xác định lực siết tiêu chuẩn của bu lông đó. Như vậy, bạn chỉ cần chọn công cụ siết có lực siết thích hợp với phù hợp với quy trình xiết bu lông mặt bích là được.
Để dễ hiểu hơn bạn có thể theo dõi ví dụ sau: Nếu bạn sử dụng bu lông loại M12, đai ốc là 18, độ bền là 8.8, thì từ bảng lực siết bu lông ta tra được lực siết tiêu chuẩn cần đạt là 79N.m.
Tương tự như vậy với bu lông M24 (thường thấy trên các xe tay ga), có đai ốc là 36, độ bền là 10.9 → lực siết ốc xe tay ga tiêu chuẩn là 981.
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin về các kiến thức liên quan đến lực siết bu lông là gì, công thức tính lực siết bu lông và cách tra bảng lực siết ốc tiêu chuẩn. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy siết bu lông, cũng như thực hiện các công việc lắp ráp, sửa chữa dễ dàng hơn.
Xem thêm:
- Nhiệt độ nóng chảy là gì? Bảng nhiệt độ nóng chảy của các chất
- Ê tô là gì? Phân loại, vai trò và cách sử dụng ê tô chuẩn nhất
- Giới hạn chảy của thép là gì? Ký hiệu, công thức tính, bảng tra
- Lưu lượng là gì? Đơn vị, cách tính lưu lượng nước, gió, khí