Cộng sinh, hội sinh đều là những nội dung rất quan trọng trong Sinh học 12. Tuy nhiên nhiều bạn còn chưa hiểu rõ cộng sinh là gì, hội sinh là gì? Vậy nên bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về các hiện tượng này để các bạn hiểu rõ hơn.
Cộng sinh là gì?
Khái niệm
Quan hệ cộng sinh là sự hợp tác chung sống cùng có lợi trong thời gian dài giữa hai hay nhiều loài sinh vật khác nhau. Đây là khái niệm thuộc lĩnh vực sinh thái học, trong tiếng Anh có tên là symbiosis, do Bennett đã sử dụng vào năm 1877 để miêu tả cho quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nấm và tảo trong địa y.
Năm 1879, nhà nấm học người Đức, Heinrich Anton de Bary đã định nghĩa lại sự cộng sinh là sự chung sống cùng nhau của những loài sinh vật không giống nhau.
Định nghĩa về cộng sinh vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Một số nhà khoa học cho rằng cộng sinh chỉ nên đề cập đến sự tương hỗ bền chặt. Trong khi những người khác lại cho rằng nó nên áp dụng cho bất kỳ kiểu tương tác sinh học bền chặt nào như hỗ sinh, ký sinh, hội sinh,…
Đặc điểm của cộng sinh
Sau khi hiểu rõ khái niệm cộng sinh là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của mối quan hệ này bên dưới đây. Cụ thể là:
Các loài tham gia (còn gọi là đối tác) sẽ bắt buộc phải chung sống với nhau. Nghĩa là mỗi đối tác khi tách riêng ra thì sẽ không thể sinh tồn độc lập do có tính chất ổn định lâu dài.
Trong quá trình chung sống, các đối tác này sẽ cung cấp cho nhau những điều kiện cần thiết để đảm bảo được cho sự tồn tại và phát triển liên tục. Do đó, các đối tác đều sẽ cùng có lợi cho sự sinh tồn của chúng.
Ví dụ điển hình về những đặc điểm này là địa y gồm nấm cộng sinh với vi khuẩn lam. Trong đó, nấm (không có lục lạp) có khả năng hấp thụ nước và khoáng chất cho đối tác, còn vi khuẩn (không có rễ) lại có lục lạp nên quang hợp được giúp tạo chất hữu cơ cho nấm. Vì vậy, cả nấm và vi khuẩn lam sẽ không thể sống độc lập và tách biệt được.
Ví dụ về cộng sinh
Để các bạn hiểu rõ hơn về quan hệ cộng sinh, chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể để các bạn dễ dàng hình dung:
– Vi khuẩn lam Anabaena azollae và bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là một loài dương xỉ thuộc giống Azolla, thường được sử dụng để làm phân xanh và thức ăn cho gia súc ở một số nước châu Á. Vi khuẩn lam có khả năng cung cấp nitơ (đạm) cho bèo hoa dâu. Ngược lại, bèo hoa dâu cũng cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn lam.
– Cá hề với hải quỳ: Với cấu tạo có các xúc tu chứa nọc độc giúp hải quỳ vừa phòng thủ, tấn công và tiêu hóa con mồi có kích thước lớn hơn rất nhiều lần. Cá hề lại là loài duy nhất kháng lại được độc tố đó. Hải quỳ là nơi trú ẩn và đẻ trứng cho cá hề tránh khỏi sự đe dọa của những loài khác. Ngược lại, phần thức ăn còn sót lại của cá hề sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt cho hải quỳ. Bên cạnh đó, cá hề còn giúp khuấy động khu vực nước làm tăng thêm lượng oxy cần thiết cho hải quỳ.
– Vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trong nốt sần cây họ Đậu: Ở trạng thái tự do, cả vi khuẩn Rhizobium và cây họ Đậu đều không thể hấp thụ trực tiếp được lượng nitơ ở ngoài môi trường.
Nhờ cơ chế cộng sinh này mà vi khuẩn đã cố định được lượng nitơ cần thiết cho cây họ đậu. Còn cây trồng họ đậu giúp cung cấp các chất hữu cơ để cho vi khuẩn sinh trưởng.
Chính vì vậy, hiện nay người ta thường trồng xen kẽ cây họ Đậu cùng các cây trồng khác để cung cấp lượng đạm cho đất, cho cây và hạn chế được việc sử dụng phân hóa học giúp giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường.
– Ở loài địa y: các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo; tảo hấp thụ nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ. Nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Hội sinh là gì?
Sau khi tìm hiểu chi tiết cộng sinh là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mối quan hệ hội sinh là gì ở bên dưới đây nhé.
Khái niệm
Hội sinh (Commensalism) là một tương tác sinh học gắn kết lâu dài với nhau (giống như cộng sinh), nhưng trong đó có một bên được hưởng lợi và một bên không được hưởng lợi và cũng không bị tổn hại gì cả.
Đặc điểm mối quan hệ hội sinh
Trong các mối quan hệ hội sinh, những loài được hưởng lợi sẽ có được chất dinh dưỡng, nơi trú ẩn, hỗ trợ hoặc được quá giang từ loài vật chủ. Quan hệ hội sinh thường xảy ra giữa một vật chủ có kích thước lớn và một kẻ bu bám có kích thước nhỏ hơn.
Chẳng hạn như:
– Nhiều loài chim sống trên cơ thể của động vật ăn cỏ kích thước lớn hoặc ăn côn trùng đậu trên người của động vật có vú.
– Nhiều loài cá bám theo những con cá ăn thịt lớn để nhặt nhạnh những mẩu thịt còn thừa.
– Nhiều loài cá nhỏ bám ở trên lưng con cá đuối hoặc rùa để tiết kiệm sức lực khi phải di chuyển đường xa.
Ví dụ về quan hệ hội sinh
– Mối quan hệ giữa sói với con người trong quá trình thuần hóa sói thành chó nhà. Ban đầu, có những cá thể sói hoang lang thang, lạc bầy hay bị chối bỏ sẽ quanh quẩn ở bên cạnh con người để nhặt nhặt thức ăn. Con người với tấm lòng vị tha đã không ngần ngại ném thức ăn cho chúng.
– Điều này cũng không ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của con người. Dần dà những con sói này đã quanh quẩn bên cạnh con người trong một khoảng cách nhất định. Với giác quan tinh nhạy, chúng cũng cảnh báo cho con người biết về những mối hiểm họa từ dã thú.
– Sâu bọ sống trong tổ kiến, tổ mối
– Hải quỳ sống nhờ trên mai cua
– Loài hoa phong lan lấy thân gỗ khác để bám
Phân biệt giữa cộng sinh và hội sinh
Cộng sinh | Hội sinh | |
Giống | – Đều là mối quan hệ khác loài hỗ trợ.
– Đều có 1 bên có lợi – Đều góp phần quan trọng trong sinh tồn và phát triển của các loài |
|
Khác | – 2 bên cùng có lợi | – 1 bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không có hại |
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về cộng sinh là gì, hội sinh là gì để làm bài tập tốt nhất. Nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhé.