Con sông nào dài nhất Việt Nam? TOP 7 con sông dài, lớn nhất Việt Nam

Sông nào dài nhất Việt Nam?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy các bạn đã biết câu trả lời là sông nào chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết này nhé, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết trong bài viết này để các bạn tìm được lời giải đáp nhé.

Sông nào dài nhất Việt Nam?

Để trả lời cho câu hỏi: “Con sông nào dài nhất Việt Nam?” thì chúng ta có tới 2 đáp án để trả lời. Đó là:

  • Sông nội địa dài nhất Việt Nam là sông Đồng Nai với chiều dài lên đến 586km. 
  • Sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài nhất là sông Mê Kông (còn được gọi là sông Cửu Long) với chiều dài khoảng 500km.

Nếu ở trong các cuộc thi mà nhận được câu hỏi này thì các bạn nên xác nhận lại tiêu chí rõ ràng để đưa ra câu trả lời chính xác hoặc cả 2 đáp án để có thể nhận được điểm cao.

Sông nội địa dài nhất của Việt Nam là sông Đồng Nai

Sông nội địa dài nhất của Việt Nam là sông Đồng Nai

TOP 7 con sông dài, lớn nhất Việt Nam

Sông Đồng Nai – Sông nội địa dài nhất Việt Nam

Sông Đồng Nai được mệnh danh là con sông dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài lên đến 586km, tính từ hợp lưu của sông sông Đa Nhim thì con sông này chỉ dài còn 487km. 

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (ở Lâm Đồng) chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh rồi đổ ra biển Đông tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. 

Con sông này có lưu lượng nước cực lớn, dòng chảy chính có hướng Đông Bắc – Tây Nam và Bắc – Nam. Đây chính là ưu thế để có thể phát triển các nhà máy thủy điện. Hiện nay, trên sông Đồng Nai có tới 9 nhà máy thủy điện hoạt động với công suất lớn, cung cấp nguồn điện cho các tỉnh Tây Nguyên và phía Nam mỗi năm.

Các phụ lưu chính của sông Đồng Nai gồm có sông Đa Nhim, sông Bé, sông Đạ Huoai,  sông Sài Gòn, sông La Ngà và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của con sông này gồm sông Ngã Bảy, sông Đồng Tranh, sông Soài Rạp và sông Thị Vải.

Sông Mê Kông – Sông dài nhất chảy qua lãnh thổ của Việt Nam 

Sông Mê Kông là con sông dài nhất chảy qua lãnh thổ của Việt Nam. Đây cũng là con sông dài thứ 12 trên thế giới với tổng chiều dài lên đến 4.350km, đoạn chảy qua Việt Nam có 2 nhánh dài khoảng từ 220 – 250km mỗi nhánh.

Sông Mê Kông

Sông Mê Kông

Sông Mê Kông bắt nguồn từ dãy núi cao ở tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, đi qua Tây Tạng, dọc theo Vân Nam rồi chảy qua các nước Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn được gọi với tên khác là sông Cửu Long.

Sông Cửu Long bồi đắp phù sa cho đồng bằng Sông Cửu Long, nơi phát triển nền nông nghiệp lúa nước lớn nhất nước ta. Lưu vực của con sông này có diện tích khoảng 71.000km2, chiếm 20% tổng diện tích của Việt Nam. Xung quanh lưu vực của sông có giá trị phát triển nhiều ngành kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch.

Sông Đà 

Sông Đà cũng được đánh giá là một trong những con sông dài và lớn nhất tại Việt Nam. Con sông này còn có tên gọi khác nữa là sông Bờ hoặc Đà Giang. Sông Đà có chiều dài lên tới 910km và được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đoạn sông nằm trên lãnh thổ của Việt Nam có chiều dài khoảng 537km.

Con sông này chảy qua các tỉnh của nước ta gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Sau đó, sông Đà nhập dòng chảy vào sông Hồng tạo nên một cảnh đẹp tuyệt vời. 

Sông Đà cung cấp lượng nước cực kỳ lớn cho thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu. Ngoài ra, nó còn có khả năng điều tiết lưu lượng nước cho vùng hạ du của sông Hồng hiện nay.

Sông Hồng 

Sông Hồng cũng là một trong những con sông lớn nhất Việt Nam. Sông Hồng có chiều dài lên tới 1149km, được bắt nguồn từ Trung Quốc, chạy qua Việt Nam và đổ thẳng ra biển Đông. Tại lãnh thổ của Việt Nam, con sông này có chiều dài lên tới 510km. Sông Hồng còn được gọi với cái tên khác nữa là sông Cái.

Sông Hồng

Sông Hồng

Sông Hồng là một trong những con sông cực kỳ quan trọng trong nền văn minh lúa nước của nước ta. Con sông này giúp cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân ở phía Bắc. Hơn nữa, nó còn bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng Châu Thổ Sông Hồng.

Xem thêm: 

  • Sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Chảy theo hướng nào? Qua tỉnh nào?
  • Sông Mê Kông bắt nguồn từ đâu? Chảy qua bao nhiêu quốc gia?
  • Sông Mã bắt nguồn từ đâu? Đổ ra biển Đông ở đâu? Lịch sử sông Mã
  • Sông Bạch Đằng ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Có sự kiện lịch sử gì?

Sông Lam 

Sông Lam cũng được xếp vào một trong 10 con sông lớn nhất Việt Nam với chiều dài lên tới 512km. Dòng sông này còn được gọi với cái tên khác là Ngàn Cả, sông Cả, Thanh Long Giang hay Nậm Khan. 

Sông Lam là được bắt nguồn từ nước Lào, chảy qua nội địa Việt Nam (gồm tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) với chiều dài 360km. Diện tích lưu vực của con sông Lam là 27.200 km², trong đó 17.730 km² thuộc lãnh thổ của Việt Nam. 

Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi tới gần biển thì chảy ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo đã lấy nước từ Sông Lam, chẳng hạn như sông Đào.

Sông Lam có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Dòng sông mang đến nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú giúp người dân phát triển kinh tế thuận lợi. 

Sông Mã 

Sông Mã là dòng sông vô cùng quan trọng và thiêng liêng của đất Thanh Hóa. Con sông này chảy qua lãnh thổ của Lào và Việt Nam với tổng chiều dài lên tới 512km. 

Trong đó, tại Việt Nam con sông này có chiều dài 410km, còn trên lãnh thổ của Lào là 102km. Lưu vực của sông Mã khá rộng, với diện tích lên đến 28.400 km² và phần ở Việt Nam là 17.600 km².

Sông Mã

Sông Mã

Sông Mã có các phụ lưu lớn gồm sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Luồng, sông Lũng, sông Sơn Trà. Sông Mã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân ở nơi đây, chẳng hạn như cung cấp nguồn nước lớn phục vụ cho thủy điện, phát triển nông nghiệp và mang tới nguồn thủy hải sản đa dạng.

Sông Lô 

Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đi qua thành phố Hà Giang và tiếp tục xuôi về Tuyên Quang, Phú Thọ rồi cuối cùng là hòa vào cùng sông Hồng. Sông Lô là con sông lớn nhất của Việt Nam với tổng diện tích lưu vực là 22.600 km2.

Sông Lô có tổng chiều dài lên tới 470Km, đoạn sông đi qua Việt Nam có chiều dài là 274 Km. 

Sông Lô có 2 phụ lưu lớn là sông Chảy và sông Gâm. Con sông này mang lại rất nhiều lợi ích lớn như mang đến nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân, nguồn thủy hải sản dồi dào, cung cấp nước cho ngành nông nghiệp và thủy điện.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể giải đáp được câu hỏi: Con sông nào dài nhất Việt Nam?. Nếu các bạn còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung trong bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật chi tiết nhé.

Xem thêm:

  • Sông Mã bắt nguồn từ đâu? Đổ ra biển Đông ở đâu? Lịch sử sông Mã
  • Sông Mê Kông bắt nguồn từ đâu? Chảy qua bao nhiêu quốc gia?
  • Sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Chảy theo hướng nào? Qua tỉnh nào?
  • Sông Bạch Đằng ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Có sự kiện lịch sử gì?
Bài viết liên quan