Câu tục ngữ “con giun xéo lắm cũng quằn” không còn xa lạ với người dân Việt Nam và được nhiều người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng để hiểu hết ý nghĩa và bài học từ câu tục ngữ này thì không phải ai cũng nắm được. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Giải thích con giun xéo lắm cũng quằn là gì?
Như chúng ta đã biết, giun là loài động vật không có xương sống, hay vùi mình trong đất. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tơi xốp đất và tăng độ phì nhiêu cho đất. Giun thường rất thẳng nhưng khi bị giày xéo, chọc ghẹo thì giun sẽ tự quằn mình lại để bảo vệ bản thân.
Tương tự, con người khi đối diện với những áp lực, khó khăn trong cuộc sống thì con người cũng tự bảo vệ mình bằng cách trở nên cáu kỉnh, khó chịu, căng thẳng, thậm chí không kiên nhẫn và tỏ ra bất mãn.
Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh con giun xéo lắm cũng quằn như một hình ảnh ẩn dụ cho sức chịu đựng của con người khi vượt qua giới hạn của bản thân sẽ có thể bùng phát và có thể biến thành một người khác.
Trong xã hội, có không ít người có tính cách ít nói, hiền lành, cam chịu. Khi ở trong các mối quan hệ, họ thường là người dễ tính, dễ bỏ qua mọi việc hoặc im lặng chịu đựng để tránh gây xung đột với người khác. Vậy nên, nhiều người tưởng rằng họ không có chút sát thương nào với người khác, nên thường đem cảm xúc của họ ra trêu đùa, thậm chí còn quên đi sự tồn tại của họ.
Thế nhưng, dù có hiền lành đến mấy, có giỏi chịu đựng như thế nào thì khi đã quá giới hạn, họ sẽ thay đổi, vùng dậy trở thành một người khác. Thậm chí họ có thể trở nên tàn độc hơn bất cứ ai, thể hiện mặt tối của tính cách mà người khác không ngờ đến.
Con người sinh ra mỗi người một tính cách khác nhau, nhưng chúng ta đều có sức chịu đựng và sức mạnh riêng. Thế nhưng, khi con người ta bị dồn vào đường cùng thì sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn, họ sẽ vùng lên đấu tranh là điều tất yếu.
Do vậy, đừng bao giờ nghĩ rằng những người hiền lành, nhẫn nhịn sẽ luôn dễ dàng bỏ qua mọi chuyện. Họ sẽ không tha thứ cho bất cứ ai nếu người nào đó vượt qua giới hạn chịu đựng của họ. Đây được xem là điều hết sức bình thường trong cuộc sống mà chúng ta cần hiểu rõ để biết cách ứng xử sao cho phù hợp trong các mối quan hệ.
Xem thêm:
- Thành ngữ sinh nghề tử nghiệp là gì? Ý nghĩa sinh nghề tử nghiệp
- Nhân vô thập toàn là gì? Ý nghĩa câu nhân vô thập toàn
- Xởi lởi là gì? Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy là gì? Ý nghĩa – bài học
- Thành ngữ tai bay vạ gió nghĩa là gì? Cách tránh tai bay vạ gió
Bài học và ý nghĩa câu con giun xéo lắm cũng quằn
Câu tục ngữ con giun xéo lắm cũng quằn ngắn gọn nhưng lại mang nhiều bài học và ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở chúng ta nên học cách sống về ứng xử trong các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Đó là:
Mọi việc phải có chừng mực vì vạn vật đều có giới hạn
Bạn có bao giờ tự hỏi những người yếu đuối, hiền lành nếu nổi giận sẽ đáng sợ như thế nào chưa? Mọi vật đều có giới hạn riêng, khi bị áp bức, ức hiếp vượt quá sức chịu đựng giới hạn thì một người sẽ trở nên cứng rắn, mạnh mẽ là chuyện đương nhiên. Họ sẽ học cách tự bảo vệ và đối mặt với những khó khăn, thậm chí họ sẽ đối phó lại tàn nhẫn hơn khiến những người áp bức họ phải nhận hậu quả khôn lường.
Trong các mối quan hệ với người khác, việc ứng xử sao cho khôn khéo, có chừng mực, giới hạn là rất quan trọng để duy trì sự tôn trọng, hòa hợp với nhau. Do đó, trước khi hành động hay thực hiện một quyết định nào đó, chúng ta nên suy nghĩ đến những hậu quả của việc mình làm. Bên cạnh đó, nên biết tôn trọng và đồng cảm với người khác từ đó mới có thể tạo dựng nên mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng môi trường hòa hợp, đồng thuận.
Vậy nên trong cuộc sống chúng ta không nên xem thường hay coi nhẹ bất cứ ai vì “con giun xéo lắm cũng quằn”. Mỗi người đều có những giới hạn và phải đối mặt với những khó khăn riêng, khi chúng ta cố tình vượt qua giới hạn đó có thể khiến họ thay đổi và trở nên khác biệt.
Giới hạn chịu đựng mỗi người sẽ khác nhau
Câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” nhằm nhắc nhở chúng ta làm việc gì cũng cần phải có chừng mực và giới hạn. Sức chịu đựng của mỗi người là khác nhau, do đó bạn cần phải cẩn thận hơn trong lời ăn tiếng nói, hành động của mình để không gây tổn thương cho người khác.
Với một người, có thể trò đùa nào đó mang lại sự hài hước niềm vui, nhưng với người khác đó có thể là sự phiền phức, lố lăng. Vì lẽ đó, để tránh việc làm tổn thương, làm phiền người khác, chúng ta cần phải tìm hiểu, lắng nghe, thông cảm, hiểu rõ hơn về các sở thích, tính cách, giới hạn của họ. Khi đó bạn có thể tùy chỉnh được cách thức giao tiếp, cách đối xử tôn trọng và phù hợp.
Nhẫn nhịn, hiền lành nhưng không cho phép người khác ức hiếp, bắt nạt
Ông bà ta có câu “một điều nhịn, chín điều lành” nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải cam chịu, yếu đuối. Sự nhẫn nhịn của một người không có nghĩa phải chịu đựng mọi thứ mà không phản kháng, đề phòng. Nhẫn nhịn quá mức sẽ khiến bản thân trở nên nhu nhược, dễ bị người khác lợi dụng.
Người nhẫn nhịn khôn ngoan là người biết cân nhắc, đặt ra các giới hạn, biết bảo vệ bản thân. Chúng ta nên học cách nhẫn nhịn đúng lúc, và mạnh mẽ, cứng rắn khi cần. Bởi xã hội này luôn đầy rẫy những bất công, lòng người khó đoán. Nếu ai đó đối xử với bạn tốt thì hãy đáp trả lại ân huệ đó, còn những người luôn ức hiếp, làm hại bạn thì bạn cũng không cần nhân nhượng, bao dung với họ. Hãy trở nên mạnh mẽ, can đảm hơn để bảo vệ bản thân, không cho phép người khác có thể khinh thường mình.
Qua bài viết con giun xéo lắm cũng quằn là gì mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đúc kết được nhiều bài học hay và ý nghĩa để biết cách cư xử khôn khéo hơn với các tình huống trong cuộc sống.