Cơ là gì? Cơ thể người có bao nhiêu cơ?

Cơ thể con người có rất nhiều loại cơ khác nhau giúp chúng ta có thể vận động, di chuyển dễ dàng. Vậy cơ là gì? Cơ thể con người có bao nhiêu cơ? Để biết được đáp án chính xác hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Cơ là gì?

Cơ là một tế bào có ở hầu hết con người và động vật, là các mô mềm có chứa các sợi protein actin và moypsin. Hiện nay trên cơ thể con người có rất nhiều nhóm cơ với hơn 700 cơ khác nhau, giúp cung cấp năng lượng thông qua quá trình chuyển hóa thức ăn. Khi đó thức ăn sẽ chuyển thành các ATP và sau đó biến thành năng lượng cơ học.

Cơ là các mô mềm có nhiều nhóm cơ khác nhau phân bố khắp cơ thể

Cơ là các mô mềm có nhiều nhóm cơ khác nhau phân bố khắp cơ thể

Con người và động vật khá giống nhau gồm có các loại cơ chính là: cơ xương, cơ trơn, cơ tim. Trong đó, cơ xương chiếm 40% trọng lượng của cơ thể và cũng là cơ quan trọng nhất.

Xem thêm:

  • Dịch mã diễn ra ở đâu? Cơ chế, sản phẩm của quá trình dịch mã
  • Dung tích sống là gì? Làm thế nào để tăng dung tích sống?

Các loại cơ bắp, cấu tạo và chức năng của cơ cụ thể

Cơ xương

Đây là nhóm cơ nhiều nhất trong cơ thể, mỗi nhóm cơ gắn với xương qua gân và có hàng ngàn sợi cơ bó lại tạo thành cơ xương. Các sợi cơ này sắp xếp theo một tổ chức, có mô hình sọc nên có tên gọi khác là cơ vân.

Hoạt động chính của cơ xương này có liên quan đến vận động, di chuyển, một số sợi cơ có thể co lại nhanh chóng và sử dụng năng lượng ngắn để hoạt động.  Còn những sợi cơ khác di chuyển chậm hơn, chẳng hạn như cơ lưng giúp bạn giữ vững tư thế. Trong cơ thể người có khoảng 40 – 50% trọng lượng cơ thể là cơ xương, nhưng sau 40 tuổi thì khối cơ xương này sẽ giảm dần.

Cơ xương đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng đối với con người

Cơ xương đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng đối với con người

Cơ xương là nhóm cơ duy nhất của cơ thể con người kiểm soát, đảm nhận việc điều phối, duy trì tư thế, hỗ trợ cấu trúc của cơ thể. Bên cạnh đó cơ xương có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, là nguồn năng lượng phục vụ giúp cơ thể khi đói, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.

Cơ xương có ở hầu hết các vị trí trên cơ thể, điển hình:

  • Vùng đầu cổ: Kiểm soát chuyển động cổ, mặt, đầu như: cơ mắt, cơ lưỡi, cơ gò má…
  • Vùng thân mình: Nằm ở phần thân và bụng như: cơ liên sườn, cơ hoành, cơ sống lưng….
  • Vùng sàn chậu: Nằm ở các mô, các cơ quan xung quanh vùng chậu, chủ yếu tham gia vào hoạt động đại tiểu tiện.
  • Vùng tay: Là cơ giúp cử động các phần tay: cơ nhị đầu, cơ tam đầu, cơ delta,…
  • Vùng chân: Phần cơ ở vị trí này có tác dụng điều khiển sự vận động của chân như: cơ tứ đầu, cơ bắp chân, cơ đùi, cơ chày trước…

Cơ trơn

Cơ trơn có mặt trong các hệ cơ quan như: hệ tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, sinh sản, tiết niệu. Các tế bào của cơ trơn thường nằm ở trung tâm và giãn dần sang 2 bên . Tùy vào hệ cơ quan nơi cơ vân có mặt thì cơ trơn sẽ có sự thay đổi:

  • Nhóm cơ trơn ở hệ tiêu hóa: Có chức năng giúp cho thức ăn được đẩy vào đường tiêu hóa thuận lợi.
Hình ảnh vị trí nhóm cơ trơn

Hình ảnh vị trí nhóm cơ trơn

  • Nhóm cơ trơn ở hệ hô hấp: Tăng cường sự hô hấp, giúp cho đường thở rộng ra hoặc thu hẹp lại để điều chỉnh không khí ra vào cơ thể.
  • Nhóm cơ trơn ở hệ thống tĩnh mạch: Hỗ trợ sự di chuyển của dòng máu cũng như điều chỉnh huyết áp trong cơ thể.
  • Nhóm cơ trơn ở hệ thận: Giúp điều chỉnh dòng nước tiểu đi từ bàng quang.
  • Nhóm cơ trơn ở hệ thống sinh sản: Đối với nữ giới ở tử cung, giúp co bóp, hỗ trợ trong quá trình sinh nở, còn ở nam giới là giúp cho tinh trùng được đẩy ra ngoài.

Cơ tim

Nhóm cơ này nằm dọc theo thành tim, giúp tim bơm máu đi qua hệ thống tim mạch để đáp ứng với tín hiệu xung điện bắt đầu từ tế bào tạo nhịp. Các tín hiệu này được truyền xuyên suốt từ trên xuống dưới tim.

Cơ tim giúp bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể

Cơ tim giúp bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể

Tế bào cơ tim co bóp theo kiểu sóng để tạo thành các nhịp tim, giúp cho máu có thể vận chuyển đi khắp cơ thể. Các cơ tim hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm, khả năng tái sinh của cơ tim hạn chế nên khi mô tim bị tổn thương thì sức khỏe sẽ bị chịu nhiều tác động tiêu cực.

Cơ thể người có bao nhiêu cơ?

Không ít người tìm hiểu về cơ thể con người thường có thắc mắc là cơ thể người có bao nhiêu cơ? Trên thực tế, khó có thể đếm được chính xác các sợi cơ trên cơ thể vì số lượng có thể lên đến hàng tỷ sợ, mỗi nhóm cơ sẽ có số lượng khác nhau:

Cơ thể con người có hàng tỷ cơ khác nhau

Cơ thể con người có hàng tỷ cơ khác nhau

  • Cơ xương: có khoảng 700 cơ bắp trong có nhiệm vụ chịu trách nhiệm cho các chuyển động của cơ thể.
  • Cơ trơn: Có vài tỷ tế bào cơ trên kết nối với nhau làm nhiệm vụ kiểm soát dòng chảy, các chuyển động không chủ ý.
  • Cơ tim: Có duy nhất 1 cơ tim có nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể, có thể co bóp để tạo nhịp tim.

Như vậy có đến vài tỷ cơ bắp trên cơ thể. Tuy nhiên khi nhắc đến cơ bắp thì mọi người thường chỉ nghĩ đến cơ xương mà không nghĩ đến các nhóm cơ khác. Toàn bộ cơ thể người có khoảng vài tỷ cơ bắp bao gồm cả 3 nhóm cơ mà không chỉ mỗi cơ xương.

Các vấn đề thường gặp ở cơ

Có nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến cơ sinh học như:

  • Chuột rút cơ bắp: Sự co cơ này thường xảy ra khi cơ bắp bị căng cứng, bị mất nước, hàm lượng magie hay kali thấp, hay thần kinh bị rối loạn, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Yếu cơ: Xảy ra do hệ thần kinh gặp phải một số vấn đề nào đó dẫn đến các thông tin từ não bộ không thể truyền đi đến các bộ phận khác trong cơ thể hiệu quả. Một số bệnh lý về thần kinh vận động có thể gây ra bệnh yếu cơ như bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ.
  • Bất thường cơ bẩm sinh: Do cơ thể sinh ra có tình trạng nhóm cơ nào đó phát triển không đúng cách.
Căng cơ khiến cho cơ bắp bị kéo giãn quá mức

Căng cơ khiến cho cơ bắp bị kéo giãn quá mức

  • Căng cơ: Là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt qua ngưỡng chịu đau của con người. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến rách cơ khiến các cơ liên quan căng cứng, không có khả năng thư giãn. Người bị căng cơ sẽ bị đau buốt, khó cử động.

Bất cứ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể bị căng nhưng phổ biến nhất là ở tay, chân, thắt lưng, vai, cổ. Những người bị căng cơ thường sau khi hoạt động thể thao hoặc mang vác nặng sai tư thế. Khi đó, những vùng bị căng cơ sẽ sưng lên, xuất hiện các vết bầm tím đi kèm gây đau nhức cho người bệnh.

  • Đau cơ: Hiểu đơn giản đó là đau nhức trong cơ có thể xuất hiện ở vùng nhỏ hoặc toàn bộ cơ thể có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hâu như những cơn đau cơ sẽ hết sau thời gian ngắn, một số trường hợp có thể tồn tại lâu hơn. Đau cơ có thể gặp ở bất cứ đâu trong cơ thể gồm có đau bắp chân, đau bắp tay, đùi, cổ lưng….

Làm thế nào để giúp cơ khỏe mạnh

Để hệ cơ luôn khỏe mạnh chúng ta cần duy trì:

  • Tập thể dục đều đặn: Đây là biện pháp giúp cho các nhóm cơ trong cơ thể có thể được duy trì và hoạt động trơn tru khỏe mạnh nhất.
Tập thể dục đều đặn thường xuyên để giúp cơ luôn khỏe mạnh

Tập thể dục đều đặn thường xuyên để giúp cơ luôn khỏe mạnh

  • Ăn uống khoa học: Chọn ăn những thực phẩm dinh dưỡng với chế độ ăn thông minh là giải pháp để có được hệ cơ khỏe mạnh. Chế độ ăn hàng ngày cần chú ý đến lượng chất béo chuyển hóa, hạn chế ăn đồ chiên xào và muối vì chúng có nguy cơ gây nên các bệnh lý về tim mạch.
  • Duy trì trọng lượng ổn định: Việc dư thừa cân nặng là yếu tố dễ gây nên các tổn thương cơ và hay mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Vì thế, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập sao cho cơ thể có thể duy trì được trọng lượng ổn định nhất.
  • Nghỉ ngơi: Sau một thời gian luyện tập căng thẳng hãy để cho cơ bắp của bạn có thời gian nghỉ ngơi để có thể phục hồi và kịp thời sửa chữa lại chức năng của mình. Đặc biệt, với những trường hợp đau nhức cơ sau khi tập thể dục thể thao thì càng cần phải chú ý để cơ được thư giãn, nghỉ ngơi.

Hy vọng những thông tin trong bài viết về cơ là gì, cơ thể người có bao nhiêu cơ đã giúp ích cho bạn. Qua đó, bạn cũng hiểu rõ hơn về vai trò của các nhóm cơ đối với hoạt động trong cơ thể và biết cách giữ gìn để cho chúng luôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan