Chuẩn mực đạo đức là gì? Mối quan hệ chuẩn mực đạo đức và pháp luật

Chuẩn mực đạo đức là gì? Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức như thế nào? Chuẩn mực đạo đức có mối quan hệ như thế nào với pháp luật? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này để đi tìm câu trả lời cho mình nhé!

Khái niệm chuẩn mực đạo đức

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống tổng hợp các quy tắc, đòi hỏi, yêu cầu với các hành vi xã hội của con người. Trong đó, việc xác định ít nhiều về tính chất, mức độ, giới hạn, phạm vi của các có thể và cái được phép, không được phép, trong hành vi xã hội của mỗi người để đảm bảo sự ổn định, trật tự kỷ cương của xã hội đó.

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc với các hành vi xã hội mỗi người

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc với các hành vi xã hội mỗi người

Con người chính là người đã tạo dựng, xác lập nên các hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi với những hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Qua đó, hình thành và xuất hiện trong xã hội những hệ thống các chuẩn mực về đạo đức, xã hội.

Mặc dù chuẩn mực đạo đức là bất thành văn nhưng điều này giúp điều chỉnh, định hướng các hành vi của cá nhân, nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định. Đồng thời đó cũng là phương tiện để kiểm tra xã hội với những hành vi của họ. Nhờ có các chuẩn mực đạo đức mỗi cá nhân luôn phải xem xét, kiểm nghiệm và suy nghĩ trước khi thực hiện hành vi xã hội nào đó. Qua đó, góp phần làm giảm các hành vi sai trái, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi phạm pháp và tội phạm.

Trong quá trình vận động phát triển của xã hội, có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp. Khi đó chúng sẽ được loại bỏ và thay thế bằng các chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ, phù hợp hơn theo từng thời kỳ.

Ví dụ đối những phong tục tập quán lạc hậu, các hủ tục mang màu sắc mê tín dị đoan cần phải được loại bỏ để xây dựng một lối sống văn minh, tiến bộ trong cộng đồng.

Xem thêm: Chuẩn mực xã hội là gì? Ví dụ, ý nghĩa chuẩn mực xã hội

Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật

Điểm tương đồng giữa pháp luật và đạo đức

Đạo đức và pháp luật có bốn điểm giống nhau cơ bản, đó là:

  • Đều gồm những quy tắc ứng xử chung để hướng dẫn mọi người cách ứng xử trong xã hội sao cho đúng với những quy phạm xã hội chuẩn mực.
  • Có tính phổ biến, phù hợp với xã hội, đều là những khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Giúp tác động đến các cá nhân tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Để có phạm vi ảnh hưởng lớn thì pháp luật và đạo đức cần phải có sự phù hợp với những tiêu chuẩn nhất định.
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức có nhiều điểm tương đồng

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức có nhiều điểm tương đồng

  • Pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định. Đó là kết quả của sự nhận thức trong chính đời sống của mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối và đồng thời tác động tới đời sống kinh tế xã hội.
  • Được thực hiện thay đổi nhiều lần trong thực tế cuộc sống bởi chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, khi điều kiện hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

Điểm khác nhau giữa pháp luật và đạo đức

Về con đường hình thành nhà nước: Pháp luật được hình thành thông qua hoạt động xây dựng pháp lý của nhà nước. Còn đạo đức được hình thành theo nhận thức của cá nhân một cách tự do.

Hình thức thể hiện: Đạo đức có hình thức thể hiện đa dạng hơn so với pháp luật, được biểu hiện thông qua các dạng không thành văn như phong tục tập quán, văn hoá truyền miệng,…và dạng thành văn như sách chính trị, kinh,…còn pháp luật lại biểu hiện rõ ràng dưới dạng hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật.

Giá trị: Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài do xuất phát từ tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững. Ngược lại, pháp luật do tác động từ bên ngoài theo tính cưỡng bức nên dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình.

Có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật và đạo đức

Có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật và đạo đức

Về biện pháp thực hiện: Pháp luật được đảm bảo qua bộ máy cơ quan của nhà nước như: cơ quan lập pháp, tư pháp,…còn đạo đức được đảm bảo qua dư luận, lương tâm của con người.

Sự tác động: Pháp luật tác động đến mọi tổ chức, mọi cá nhân có liên quan trong xã hội, còn đạo đức chỉ tác động tới các cá nhân trong xã hội đó.

Tính hệ thống: Pháp luật có tính hệ thống giúp điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Còn đạo đức không có tính hệ thống.

Ra đời và tồn tại: Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại ở những giai đoạn lịch sử nhất định, có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Ngược lại, đạo đức ra đời và tồn tại ở mọi giai đoạn phát triển của lịch sử.

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ mật thiết, qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau

Tác động của đạo đức tới pháp luật

Chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để các cá nhân trong xã hội thực hiện các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân trong xã hội thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu quy định mà pháp luật đưa ra, đó hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc của đạo đức.

Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và được nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Và khi xây dựng, ban hành pháp luật, nhà nước sẽ luôn tính tới các quy tắc chuẩn mực đạo đức.

Tác động của đạo đức có ảnh hưởng lớn tới pháp luật

Tác động của đạo đức có ảnh hưởng lớn tới pháp luật

Đối với việc hình thành pháp luật

Nhiều quan điểm đạo đức đã được thể chế hóa trong pháp luật với nhiều quy tắc đạo đức phù hợp, được thừa nhận trong pháp luật, góp phần tạo nên pháp luật. Ví dụ như quy tắc, quan niệm đạo đức về mối quan hệ thầy trò được thừa nhận trong hệ thống giáo dục.

Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ là tiền đề để hình thành nên các quy phạm thay thế, góp phần hình thành nên pháp luật. Ví dụ quan niệm trong hôn nhân trước đây là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã trở thành tiền đề để hình thành những quy định về luật hôn nhân và gia đình đó là hôn nhân là sự tự nguyện dựa trên cơ sở giữ tình yêu nam và nữ.

Đối với việc thực hiện pháp luật

Các quan niệm, quy tắc đạo đức được pháp luật thừa nhận sẽ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Bởi chúng đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân nên chúng còn được đảm bảo thực hiện như một thói quen, bằng niềm tin và lương tâm của mỗi người.

Ngược lại, những quan niệm về quy tắc đạo đức đi ngược với ý chí của nhà nước sẽ làm cản trở việc thực hiện pháp luật trong thực tế. Ví dụ quan niệm trọng nam khinh nữ khiến tình trạng gia tăng dân số, một số người cố đẻ đến con thứ ba, thứ tư, là hành động vi phạm chính sách và pháp luật về dân số của nhà nước.

Ý thức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật

Ý thức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật

Người có ý thức đạo đức cao thường sẽ thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Ngay cả trường hợp pháp luật có những “khe hở” thì họ cũng không lợi dụng để làm điều bất chính. Với những trường hợp đã vi phạm pháp luật, nhưng có ý thức đạo đức thì chủ thể sẽ ăn năn, hối cải, sửa chữa lỗi lầm. Ngược lại, đối với những người có ý thức đạo đức kém thì ý thức, thái độ tôn trọng pháp luật cũng không cao, họ không tuân thủ theo và dễ có các hành vi vi phạm pháp luật.

Tác động của pháp luật tới đạo đức

Trong một số trường hợp, định hướng về đạo đức có thể được phổ biến rộng rãi trong xã hội thì cần thông qua các quy phạm pháp luật để thể hiện. Điều này cho thấy ở một số khía cạnh pháp luật có ưu thế nổi trội hơn hẳn so với chuẩn mực đạo đức. Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận mà còn là phương tiện để bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu qua các biện pháp và chế tài cụ thể. Pháp luật giúp cho việc duy trì, bảo vệ, phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.

  • Pháp luật góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng của các quan niệm, quy tắc đạo đức khi chúng phù hợp với nhà nước. Bởi vì ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng niềm tin, lương tâm, dư luận của xã hội chúng còn được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.

Ví dụ như quy định trong luật hôn nhân và gia đình cha mẹ là người nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương, giáo dục con cái…đã góp phần giúp củng cố, phát huy vai trò, cũng như tác dụng trong thực tế của quan niệm và quy tắc đạo đức về vấn đề này.

Tác động của pháp luật tới đạo đức giúp bảo vệ giữ gìn các giá trị đạo đức

Tác động của pháp luật tới đạo đức giúp bảo vệ giữ gìn các giá trị đạo đức

  • Pháp luật giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức của dân tộc, đồng thời ngăn chặn sự xuống cấp, thoái hóa của đạo đức. Qua việc ghi nhận các quan niệm, chuẩn mực đạo đức ở pháp luật thì nhà nước đảm bảo cho những điều đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế.
  • Một khi việc thực hiện chuẩn mực đạo đức đó được thể chế hóa thành pháp luật thì chuẩn mực đạo đức đó trở thành nghĩa vụ của toàn thể xã hội, dù không muốn cũng phải thực hiện theo. Đặc biệt, việc xử lý nghiêm các chủ thể có những hành vi đi ngược với giá trị đạo đức xã hội, pháp luật sẽ góp phần bảo vệ, giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội và ngăn chặn sự tha hóa, xuống cấp của đạo đức.
  • Pháp luật cũng có thể loại bỏ những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực đạo đức khác phù hợp hơn tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới giúp xã hội tiến bộ. Ví dụ quy định trong luật hôn nhân và gia đình cấm cưỡng ép tảo hôn, kết hôn góp phần loại bỏ quan hệ đạo đức “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân.

Từ những thông tin trên về chuẩn mực đạo đức là gì và mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật; hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này. Tiếp tục đồng hành cùng chuthapdoquangninh.org.vn để đón đọc những thông tin thú vị và hấp dẫn khác nhé!

Bài viết liên quan