Chim cánh cụt được biết đến là loài vật sống chung thủy chỉ kết đôi một con đực/cái. Chúng là loài chim có thân hình ngộ nghĩnh, không biết hót nhưng lại rất thú vị và là cảm hứng của nhiều bộ phim. Vậy chim cánh cụt sống ở đâu? Chúng ta hãy cùng khám phá những thông tin thú vị về loài chim này trong bài viết dưới đây nhé!
Chim cánh cụt sống ở đâu?
Chim cánh cụt thuộc vào bộ Sphenisciformes và họ Spheniscidae có nghĩa là hình nêm thể hiện hình dáng thú vị của chúng. Loài chim cánh cụt chủ yếu sống ở vùng Nam cực và chỉ có loài chim cánh cụt Galápagos là loài duy nhất sống ở phía Bắc đường xích đạo.
Cả Bắc cực và Nam cực đều có không khí lạnh nên các loài gấu trắng, chồn tuyết… đều chọn những nơi này để sinh sống. Tuy nhiên, ở Bắc cực có loài gấu cực hung hăng nên loài chim cánh cụt không thể chung lãnh địa với chúng. Bên cạnh đó, ở Nam cực có nguồn thức ăn phong phú. Do đó chúng chỉ lựa chọn Nam cực là nơi để sinh sống.
Xem thêm:
- Chim lợn là con gì? Cú mèo và chim lợn có khác nhau không?
- Chim sẻ ăn gì? Đặc điểm, cách nuôi chim sẻ con mới nở
- Bìm Bịp là con gì? Nuôi Bìm Bịp có xui không? Tốt hay xấu?
- Con dơi là loài gì? Dơi ăn gì? Đẻ trứng hay đẻ con?
- Rồng Nam Mỹ ăn gì? Cách ấp trứng rồng Nam Mỹ đơn giản
Các đặc điểm, tập tính thú vị của chim cánh cụt
Đặc điểm về cơ thể chim cánh cụt
- Thân hình của chim cánh cụt lớn, cao từ 30cm – 1m với trọng lượng từ 1 – 40kg.
- Chim cánh cụt có các chân chèo thay vì cánh nên chúng không thể bay được, thay vào đó với chân chèo này giúp chúng có thể thích nghi với cuộc sống dưới nước.
- Lớp lông dày, nhiều lớp, không có lông vũ giúp chịu nhiệt độ nước lạnh, màu trắng ở bụng giúp chúng có thể ngụy trang trong nước, tránh được kẻ thù.
- Khi ở trên bờ, chim cánh cụt đứng thẳng bằng 2 chân sau. Chân sau ngắn và dày, rất khỏe, bằng cách trượt trên băng hoặc đi lạch bạch, giúp tiết kiệm năng lượng khi đi tìm kiếm thức ăn, di chuyển.
- Phần lớn thời gian của cuộc đời loài chim này là sống trong môi trường nước biển. Chim cánh cụt uống nước mặn thông qua việc tiết muối dư thừa từ máu cho thấy khả năng thích nghi đáng kinh ngạc của loài vật này trong môi trường biển. Việc tiết muối này giúp chúng có thể cân bằng nước và muốn trong cơ thể giúp chúng sống trong môi trường nước mặn tốt nhất.
- Tuổi thọ của chim cánh cụt tùy vào mỗi loài, chúng có thể sống khoảng 15-20 năm.
Đặc điểm bầy đàn của loài chim cánh cụt là gì?
Theo các nhà nghiên cứu thì chim cánh cụt có cuộc sống bầy đàn rất mãnh liệt. Chúng thường sống thành từng bầy lớn lên đến hàng nghìn con sống dọc theo bờ biển, có tính đồng hiệp cao trong việc nuôi con và bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên, khi đi kiếm thức ăn chúng thường đi một mình, hoàn toàn tự lập.
Bên cạnh đó chúng còn có khả năng tương tác rất cao, thường dành nhiều thời gian để chăm sóc, dọn dẹp trên lông cho nhau để tăng tính đoàn kết trong đàn.
Tập tính của chim cánh cụt về sinh sản
Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài nên việc xác định giới tính của chúng khá phức tạp. Việc xác định giới tính này phải dựa vào phân tích nhiễm sắc thể. Điều này cho thấy sự độc đáo và thích nghi của loài chim này với môi trường sống, giúp chúng duy trì và tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt.
Chim cánh cụt là loài chim chung thủy, suốt cuộc đời chúng chỉ ghép đôi 1 lần duy nhất. Chúng sử dụng mùi hương và âm thanh để thu hút những người bạn khác giới.
Chim cánh cụt có tập tính sống theo cặp có cả chim bố và mẹ, tạo ra bầy chim nhỏ. Tùy theo từng loài có thể giao phối cả đời để tạo ra chim non quanh năm mà không theo mùa, có loài chỉ giao phối vào mùa sinh sản. Trước thời kỳ sinh sản, loài cánh cụt thường di cư đến các hang đá dọc trên bãi biển để làm tổ. Sau khi đẻ trứng, những con chim cánh cụt đực sẽ đảm nhiệm vai trò ấp trong hang trong vòng 2 tháng còn con cái sẽ đi kiếm ăn trên biển.
Trong suốt quá trình ấp trứng, chim cánh cụt bố sẽ chỉ chú tâm vào công việc bảo vệ trứng mà không làm các hoạt động khác. Chúng dùng các chất béo dự trữ trong cơ thể để sử dụng trong khoảng thời gian này. Vì vậy sau khi kết thúc giai đoạn 2 tháng này chim cánh cụt đực sẽ giảm đi nửa trọng lượng cơ thể.
Sau khoảng 2 tháng thì chim cánh cụt bố và mẹ sẽ luân chuyển vai trò để đảm bảo sức khỏe cũng như bảo vệ trứng tốt nhất.
Mỗi lần sinh sản chim cánh cụt đẻ số lượng trứng tương đối ít, từ 10 – 20 trứng. Cách chim cánh cụt chăm sóc con non có sự hỗ trợ của cả chim bố và mẹ cho thấy loài chim này có mối quan hệ tương tác tốt. Ngoài ra, khi con chim cái bị lạc mất con hoặc con của chúng chết thì chúng sẽ tìm cách “bắt cóc” con của gia đình khác về nuôi. Đây được cho là một tập tính rất thú vị của loài chim này.
Một số câu hỏi khác liên quan đến chim cánh cụt
Chim cánh cụt tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh chim cánh cụt được gọi là Penguin.
Chim cánh cụt có biết bay không?
Không như những loài chim khác chim cánh cụt không thể bay trên bầu trời nhưng chúng lại có bơi dưới biển đại dương. Chúng có thể bơi khoảng 15 dặm/giờ, lặn dưới nước với kỷ lục khoảng 20 phút. Trong đó phải kể đến loài chim cánh cụt hoàng đế với kỷ lục lặn sâu tới 564m.
Chim cánh cụt ăn gì?
Thức ăn của chim cánh cụt là các loài nhuyễn thể như: mực, cá, các loại vi sinh vật trong đại dương. Bình thường chúng thường kiếm ăn xa bờ nhưng khi đến mùa sinh sản, loài chim này chỉ kiếm ăn ở gần bờ để bảo vệ đàn con cũng như phòng ngừa kẻ thù.
Ngoài ra, chim cánh cụt có hệ tiêu hóa rất tốt, chúng có thể tiêu hóa lượng lớn thức ăn lớn nên không cần phải ăn thường xuyên. Một số loài chim cánh cụt có thể duy trì hoạt động và sức khỏe bình thường trong thời gian dài mà không ăn gì cả.
Chim cánh cụt có lông không?
Chim cánh cụt có lông nhưng không phải là lông vũ như các loài chim khác. Bộ lông của chúng được đánh giá là bộ lông dày nhất trong số các loài chim.
Vì sao chim cánh cụt chịu được lạnh?
Ngoài bộ lông dày thì có một thứ cực kỳ quan trọng đó là lớp mỡ dưới lông giúp chúng có thể chịu được cái lạnh khắc nghiệt của Nam cực. Trọng lượng của một con chim cánh cụt có đến 30% là mỡ.
Hơn nữa, chim cánh cụt sống theo bầy đàn, việc tập chung ở gần nhau giúp chúng có thể giảm thiểu bề mặt tiếp xúc với gió và không khí lạnh.
Chim cánh cụt đẻ con hay đẻ trứng?
Như đã tìm hiểu tập tính sinh sản của chim cánh cụt thì loài chim này đẻ trứng và được bố mẹ chim thay nhau chăm sóc và bảo vệ cho đến khi trưởng thành.
Như vậy với những chia sẻ về chim cánh cụt sống ở đâu và những thông tin thú vị về loài chim này; hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Đừng quên đồng hành với chuthapdoquangninh.org.vn trong những bài viết tiếp theo để không bỏ lỡ những kiến thức hay và thú vị khác nhé.