Chất thải rắn là một trong những loại chất thải đến từ hoạt động của con người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ chất thải rắn là gì để phân loại cho chính xác dẫn đến tình trạng xử lý rác bị mất nhiều thời gian hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về loại chất thải này nhé.
Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là những loại chất thải ở dạng rắn khi được thải ra môi trường. Các chất này bị thải ra từ rất nhiều quá trình khác nhau như sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày,…
Ví dụ về chất thải rắn:
– Vỏ chai lọ, bì nhựa, hộp nhựa,…
– Cao su, giấy báo, đồ đạc đã sử dụng, rác sân vườn,…
– Thủy tinh, nhôm, sắt, đồng, kẽm,…
Phân loại chất thải rắn
Qua khái niệm chất thải rắn là ở bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn về loại rác này rồi. Vậy chất thải rắn gồm những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại qua ở dưới đây.
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải này được phát sinh chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp,… Do đó vẫn còn tồn tại ở dạng phế phẩm và phế liệu mà các doanh nghiệp đã thải ra môi trường. Khi không thể tận dụng được trong mục đích sản xuất, các chất này sẽ bị loại bỏ.
Chúng ta có thể kể đến các loại chất thải rắn công nghiệp như sau:
– Rác thải từ các ngành gia công cơ khí, luyện kim, xi mạ và dệt nhuộm.
– Rác thải từ các quá trình chăn nuôi, công nghiệp sản xuất lương thực và thực phẩm.
Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn thông thường bao gồm tất cả các loại phế liệu, phế thải do con người sử dụng. Trong đó, chất thải này có thể được thải ra trong quá trình sản xuất, xây dựng hay gia công. Một số loại chất thải rắn thông thường phổ biến được kể đến như sắt thép phế liệu thừa, nhôm, đồng,…
Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn nguy hại là gì? Đây là loại chất thải nếu không được xử lý đúng cách và nhanh chóng có thể gây hại đến sức khỏe của con người. Vì nó tác động đến nguồn đất, nước, không khí,… Chất thải rắn nguy hại có thể kể đến là kim tiêm, máy móc phóng xạ hạt nhân, đầu đạn, mạch điện tử,…
Chất thải rắn đô thị
Đây là những phế phẩm được thải ra từ đô thị, các khu dân cư với chất thải sinh hoạt. Bao gồm tất cả các chất thải của hoạt động thương mại, các ngành nghề khác nhau như:
– Các cơ quan, bệnh viện hoặc trường học.
– Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các nhà máy công nghiệp hay các dịch vụ công cộng.
– Từ các công trình xây dựng hoặc các nhà máy xử lý.
Chất thải rắn y tế
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn này là do quá trình hoạt động trong lĩnh vực y tế. Đây là tất cả những loại phế thải như:
– Kim bông, găm kim.
– Các loại chất thải ra từ dây chuyền thuốc và kim tiêm thuốc.
– Từ các vật tư y tế bị hỏng hóc sau quá trình sử dụng.
Do đó, loại chất thải này có nguy cơ lây lan bệnh rất lớn nếu đưa ra môi trường bên ngoài nếu không được kiểm soát và xử lý hiệu quả.
Chất thải y tế vô cùng độc hại và dễ lây lan bệnh tật nên chúng ta cần phải tránh xa. Trong quá trình xử lý cần phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xử lý theo danh mục chất thải nguy hại.
Chất thải rắn sinh hoạt
Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn chất thải rắn là gì rồi. Rác thải sinh hoạt là loại mà gia đình nào cũng có hiện nay. Để các bạn có thể dễ dàng phân loại khi đổ rác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần này nhé.
Chất thải rắn sinh hoạt là gì?
Pháp luật đã có quy định về cách thức để xác định về chất thải rắn sinh hoạt. Căn cứ vào khoản 11 Điều 3 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, đã giải thích: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) chính là chất thải rắn phát sinh ra trong sinh hoạt thường ngày của con người”
Như vậy, chất thải rắn sinh hoạt là các chất thải được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người và tồn tại ở dạng rắn. Do đó, việc phân hủy hay xử lý cũng cần phải có quy trình và cách thức hiệu quả.
Trên thực tế, các chất thải rắn này cần phải được phân loại để tái chế và có phương pháp xử lý tốt. Các chất thải rắn sinh hoạt đang phát sinh ngày càng nhiều trong các nhu cầu đời sống của con người.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt càng chi tiết thì càng giúp xác định được phương pháp xử lý hiệu quả. Căn cứ thực tế vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, các địa phương mới có thể tổ chức phân loại chất thải cụ thể.
Thông thường, sẽ dựa trên mức độ nguy hại, ảnh hưởng đến môi trường, tính phân hủy của chất thải mà người ta sẽ phân chất thải rắn sinh hoạt thành các nhóm riêng. Dựa trên mục đích quản lý và cách thức xử lý, chất thải rắn sinh hoạt được phân chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm hữu cơ dễ phân hủy: Có thể sử dụng để làm phân bón cho cây trồng, tăng chất dinh dưỡng cho đất. Các chất thải trong nhóm này gồm có: Thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả và xác động vật.
Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: Loại rác này được thu gom để mang đến các nhà máy để tái chế, tái sử dụng. Các chất thải trong nhóm này có thể được kể đến như giấy, kim loại, nhựa, cao su, ni lông và thủy tinh.
Nhóm còn lại là loại rác thải không được sử dụng cho hai mục đích trên.
Quy định xử lý chất thải rắn
Qua những thông tin “Chất thải rắn là gì? Các loại chất thải rắn” ở bên trên, chắc chắn các bạn cũng tò mò về quy định xử lý chất thải rắn như thế nào?
Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Pháp luật đã đề ra nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước khác nhau tuyên truyền, vận động và phối hợp với các địa phương thực hiện xử lý hiệu quả đối với chất thải rắn sinh hoạt.
Căn cứ Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:
– Nhà nước thực hiện:
+ Khuyến khích, có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư, cung cấp dịch vụ xử lý các chất thải rắn sinh hoạt.
+ Khuyến khích mọi người đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Chính phủ quy định rõ lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.
– Ủy ban nhân dân các cấp phải có trách nhiệm:
+ Lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp không thể lựa chọn được cơ sở qua hình thức đấu thầu thì sẽ thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
– Điều kiện đặt ra đối với các Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt là:
+ Phải đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của Luật này.
+ Không khuyến khích đầu tư cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp xã.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như sau:
+ Ban hành các tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị và nông thôn.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần có trách nhiệm:
+ Quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất cho khu xử lý các chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để có thể triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn kịp thời.
+ Bố trí nguồn kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho hiệu quả.
+ Bố trí hệ thống các công trình, biện pháp và thiết bị công cộng phục vụ quản lý các chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Biện pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả
Sau khi tìm hiểu rõ chất thải rắn là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các biện pháp xử lý loại chất thải này cho hiệu quả. Hiện nay, có 4 phương pháp hiệu quả được ứng dụng nhiều trong việc xử lý chất thải rắn.
Chôn lấp chất thải
Phương pháp này thường áp dụng cho các loại rác thải rắn đô thị không sử dụng tái chế được, chất thải công nghiệp, tro xỉ ở các lò đốt, chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ. Chôn lấp hợp vệ sinh giúp kiểm soát được sự phân hủy của các chất thải rắn khi chúng bị chôn nén và lấp phủ lấp hết bề mặt. Chất thải rắn sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học từ các loại vi khuẩn để tạo ra các chất giàu dinh dưỡng (axit hữu cơ, nitơ, hợp chất amon) và một số loại khí (như CH4, CO2).
Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa và lượng rác thải quá lớn mà quỹ đất sử dụng để chôn rác thải bị quá tải. Cần phải có những phương pháp xử lý khác thay thế cho giải pháp này.
Tái chế chất thải
Đây là phương pháp dành cho các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy. Công nghệ tái chế chất thải rắn tại các làng nghề hiện nay đều lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém và quy mô sản xuất nhỏ. Vậy nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Các có sở hoạt động tái chế ở Việt Nam đều không được quản lý có hệ thống mà chủ yếu là do các cơ sở tư nhân thực hiện tự phát.
Thiêu đốt chất thải
Thiêu đốt chính là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là các chất thải rắn độc hại công nghiệp, chất thải y tế. Việc xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Tùy thuộc vào thành phần của khí thải sẽ có các phương pháp xử lý phù hợp được áp dụng như phương pháp hoá học (gồm kết tủa, trung hòa, oxy hóa,…), phương pháp vật lý (hấp thụ, hấp phụ và điện li), phương pháp cơ học (lọc, lắng),…
Ủ sinh học
Quá trình ủ sinh học được áp dụng đối với chất thải hữu cơ không độc hại. Lúc đầu là khử nước rồi sau đó mới xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát ở mức phù hợp để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái đủ khí trong suốt thời gian ủ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ chính là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi,…
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ chất thải rắn là gì? Phân loại, quy định quản lý và cách xử lý hiệu quả. Nếu có vấn đề gì chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết.