Chất tẩy rửa là gì? Công dụng của chất tẩy rửa đối với đời sống

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các chất có khả năng tẩy rửa từ thiên nhiên như tro, trấu, bồ kết, quả bồ hòn, chanh, muối,… để vệ sinh đồ vật. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã điều chế ra nhiều loại hóa chất tẩy rửa phục vụ đời sống con người. Vậy chất tẩy rửa là gì? Nó có công dụng như thế nào?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Sự ra đời của chất tẩy rửa

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi chất tẩy rửa là gì, người dùng nên tìm hiểu về lịch sử ra đời của các chất tẩy rửa.

Theo đó, ở thời điểm 3000 năm trước công nguyên, người tiền sử sống ven sông Nile có tục lệ tế thần bằng cách nướng thú rừng. Sau khi nướng, mỡ thú rừng hòa cùng tro sẽ chảy nhỏ giọt xuống, khi nguội sẽ biến thành những viên mỡ khô màu xám. Khi trời mưa, những viên mỡ khô này tan ra, tạo thành bọt. Người tiền sử khi lấy bọt xoa lên người thì nhận thấy bụi bẩn, bùn đất trên người được làm sạch. Từ đó, họ đã tạo ra những viên mỡ nguội để tắm rửa. Đây chính là khởi thủy của xà phòng ngày nay.

Sản xuất xà phòng thủ công

Những người phụ nữ sản xuất xà phòng thủ công

Sau công nguyên, xà phòng được sản xuất với quy mô lớn hơn từ mỡ cừu và tro gỗ sồi tại Savona – Địa Trung Hải. Người Pháp gọi chất tẩy rửa đó là “savon”. Khi du nhập vào Việt Nam, người miền Bắc gọi nó là xà phòng, còn người miền nam gọi là xà bông.

Đến thế kỉ XVIII, con người đã sáng chế ra xút và chất kiềm làm từ muối ăn với mục đích thay thế chất tro và gỗ trong xà phòng nguyên thủy. Đồng thời, máy ép dầu thực vật đã ra đời, thay thế mỡ động vật trong xà phòng nguyên thủy. Từ đó, quy mô sản xuất xà phòng ngày càng được mở rộng và thành phần của chất tẩy rửa cũng ngày càng phong phú hơn.

Chất tẩy rửa là gì?

Quay trở lại với câu hỏi chất tẩy rửa là gì? Theo đó, chất tẩy rửa là những chất được điều chế ra từ thành phần tự nhiên hoặc hóa học, có tác dụng làm sạch sàn, gỗ, đồ đạc, thiết bị máy móc, trang phục,… Hóa chất hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong sinh hoạt và công nghiệp để lau sàn, giặt tẩy quần áo, vệ sinh máy móc, xe cộ, thiết bị sản xuất,…

Các chất tẩy rửa

Các chất tẩy rửa hóa học

Mỗi loại chất tẩy rửa lại có công dụng riêng biệt. Ví dụ bột giặt được dùng làm sạch quần áo, nước rửa chén có tác dụng loại bỏ dầu mỡ, mùi tanh khó chịu trên bát đĩa, nước rửa xe được sử dụng kết hợp với máy phun rửa áp lực cao để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất trên xe máy, ô tô,… Sự khác biệt về công dụng của từng chất nằm ở thành phần của chúng.

Bản chất của xà phòng chính là muối của axit béo từ dầu thực vật hay mỡ động vật và kiềm với thành phần kim loại kali hoặc natri. Mỗi một phân tử xà phòng sẽ bao gồm một phần ưa nước và một phần ưa dầu mỡ. Chất bẩn thường là dầu mỡ hoặc chất có tính chất như dầu mỡ. Khi được tẩy rửa với xà phòng trong môi trường nước, phần ưa dầu mỡ của xà phòng sẽ bám vào chất bẩn, loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt cần tẩy rửa. Khi giặt quần áo, chà sàn,… các động tác vò, chà của chúng ta cũng góp sức kéo vết bẩn trôi ra ngoài theo phân tử nước.

Các dung dịch vệ sinh

Các chất tẩy rửa giúp đánh bật bụi bẩn trên sàn, quần áo,…

Với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu và quá trình nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học, các chất tẩy rửa đã được cải tiến và phân loại thành nhiều sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm tẩy rửa hiện nay đều có sự góp mặt của các chất trợ tẩy: enzyme trong bột giặt là chất tẩy rửa sinh học, giúp loại bỏ chất bẩn hữu cơ như vết thức ăn, vết máu,… hoặc tinopal giúp quần áo nhìn sáng hơn,… Các doanh nghiệp sản xuất chất tẩy rửa cũng cho thêm hương liệu vào sản phẩm để chúng có mùi thơm dễ chịu. Bên cạnh đó, chỉ cần một chút thay đổi trong công thức, hàm lượng các chất,… người dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn mới về chất tẩy rửa để sử dụng cho mọi nhu cầu của mình.

Phân loại chất tẩy rửa

Ngoài vấn đề chất tẩy rửa là gì, người dùng hiện còn rất quan tâm tới các loại hóa chất tẩy rửa trên thị trường để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn cho mình. Theo đó, hóa chất tẩy rửa có thể là các loại hóa chất được chiết xuất từ thiên nhiên hoặc hóa chất được điều chế hóa học. Tuy nhiên, hiện người ta thường dùng hóa chất được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, có thành phần là dầu mỏ, hắc ín hoặc chất hoạt tính, mỡ động vật. Sau một quy trình chế tạo chặt chẽ, các chất này có thể được thêm hương liệu để tạo mùi.

Chất tẩy rửa phổ biến

Các loại hóa chất hiện nay có thể được cho thêm hương liệu để tạo mùi

Hóa chất tẩy rửa thường được phân thành các loại sau:

– Chất tẩy cation: sản sinh ion điện dương trong dung dịch tẩy rửa.

– Hóa chất tẩy rửa anion: gồm xà phòng và phần lớn các chất tẩy rửa tổng hợp hiện đại, sản sinh điện cực âm keo ion trong dung dịch tẩy rửa.

– Hóa chất tẩy rửa không ion: có một số nguyên tử có điện dương yếu và điện âm.

Hiện nay, căn cứ vào mục đích sử dụng và tính chất hóa học thành phần, hóa chất tẩy rửa được điều chế thành nhiều loại chất tẩy rửa chuyên dụng như:

– Hóa chất vệ sinh.

– Nước giặt công nghiệp.

– Hóa chất xử lý nước thải.

– Hóa chất đánh bóng kim loại.

– Hóa chất canxi clorua 95%.

– Hóa chất tẩy rửa công nghiệp

Công dụng của chất tẩy rửa là gì?

Vậy công dụng của chất tẩy rửa là gì? Hiện hóa chất tẩy rửa đang được sử dụng để phục vụ các nhu cầu khác nhau trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là:

– Trong công nghiệp

Dung dịch rửa xe không chạm

Hóa chất tẩy rửa được sử dụng để rửa xe ô tô

Các loại hóa chất tẩy rửa dùng trong công nghiệp đều có khả năng tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại, tẩy dầu mỡ và phục vụ một số hoạt động rửa máy móc, dụng cụ. Trong lĩnh vực xịt rửa xe cộ, nước rửa xe được sử dụng kết hợp với máy xịt rửa xe để làm sạch xe máy, ô tô hiệu quả. Trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, các loại hóa chất cũng được dùng kết hợp với máy chà sàn nhà xưởng để mang lại hiệu quả làm sạch và bảo dưỡng sàn cao nhất,…

– Trong sinh hoạt

Trong các hộ gia đình, thuật ngữ chất tẩy rửa thường được đề cập cụ thể đến các sản phẩm tẩy rửa gia dụng như bột giặt, nước lau sàn, lau kính, nước rửa chén, nước rửa tay, dầu gội đầu, sữa tắm, nước xả vải, nước tẩy trắng quần áo,… Các chất tẩy rửa gia dụng thường ở dạng bột hoặc dung dịch cô đặc.

Tác dụng phụ của hóa chất tẩy rửa là gì?

Chất tẩy rửa độc hại

Hóa chất tẩy rửa có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng

Dù là sản phẩm hóa học rất thiết yếu nhưng hóa chất tẩy rửa nếu không sử dụng đúng cách, đúng việc có thể mang lại nhiều tác hại, thậm chí gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng như bột giặt, nước chà sàn, chất tẩy rửa toilet,… đều có chứa hóa chất độc hại như kiềm, axit sunfuric, chlorine, amoniac,… Các chất này bay hơi ở nồng độ đậm đặc, nếu tiếp xúc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản. Vì vậy, người dùng cần chú ý chỉ sử dụng đúng lượng hóa chất cần thiết và mua hóa chất ở địa chỉ cung cấp uy tín. Khi dùng hóa chất bạn cũng nên trang bị đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, đi giày cao su, mặc quần áo lao động bên ngoài,…

Xem thêm: Muốn mở tiệm rửa xe ô tô cần chuẩn bị bao nhiêu vốn

Chúng tôi mong rằng thông tin trên đã giúp người dùng nắm được chất tẩy rửa là gì, công dụng của chất tẩy rửa để chọn mua và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa cho phù hợp với mục đích của mình.

Bài viết liên quan