Cây trạng nguyên lá đỏ | Thông tin chi tiết từ a – z mà các bạn nên biết

Cây trạng nguyên lá đỏ được nhiều người yêu thích đặt trang trí trong nhà trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loài cây này. Vậy nên, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết về loại cây này để các bạn hiểu rõ.

Cây trạng nguyên lá đỏ là gì?

Cây Trạng Nguyên lá đỏ là thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae và có tên khoa học là Poinsettia Pulcherrima. Đặc điểm cây trạng nguyên này là cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao từ 0,6 – 4m. Lá cây có màu xanh đậm, hình mũi mác hơi thuôn và nhọn phần đầu, có 2 – 3 thuỳ ở bên cạnh và mặt dưới có nhiều lông.

Cây trạng nguyên lá đỏ được rất nhiều người yêu thích

Cây trạng nguyên lá đỏ được rất nhiều người yêu thích

Hoa trạng nguyên có màu đỏ chót và xếp thành hình tròn. Hoa của cây này thực ra có kích thước rất nhỏ, có màu vàng và được bao lại bởi những chiếc lá màu đỏ.

Loài cây này được phát hiện lần đầu tiên là vào năm 1834. Với màu sắc đặc biệt nổi bật nên nó rất được ưa chuộng và trồng nhiều ở các quốc gia để trang trí cho lễ giáng sinh hay các dịp lễ đặc biệt như lễ Tết tại Việt Nam. Vì thế mà nó còn cái tên khác nữa là hoa giáng sinh, tinh tinh mộc, nhất phẩm hồng, diệp thượng hoa hay diệp tượng hoa.

Công dụng cây trạng nguyên lá đỏ

Cây trạng nguyên lá đỏ có rất nhiều công dụng tốt trong đời sống, có thể kể đến là làm cây cảnh giúp trang trí ngôi nhà trở nên xinh đẹp, có màu sắc hơn trong các dịp lễ Tết hay giáng sinh. Ngoài ra, cây còn giúp lọc khói bụi trong không khí giúp không gian sống trong lành hơn bao giờ hết.

Bên cạnh việc làm đẹp cho không gian sống, cây trạng nguyên còn là một vị thuốc trong Đông Y. Theo Đông Y, cây Trạng Nguyên có vị đắng, chát, tính mát và ít độc.

Nhờ vậy mà cây có tác dụng điều kinh chỉ huyết, chữa đòn ngã tổn thương, tiếp cốt tiêu thũng, ngoại thương xuất huyết và gãy xương. Ngoài ra, nó còn có thể trị cả các trường hợp bị rắn rết cắn, các vết đứt và đau đường ruột mãn tính.

Cây trạng nguyên có ý nghĩa gì?

Ngoài vẻ đẹp nổi bật và công dụng hữu ích ra, cây trạng nguyên còn được lựa chọn nhiều bởi có chất chứa nhiều ý nghĩa phong thủy tốt. Màu sắc tươi tắn của nó như báo hiệu tài lộc nên nó được ví như một cây cảnh mang lại may mắn, hỉ sự cho gia chủ.

Ý nghĩa về phong thủy của cây trạng nguyên

Ý nghĩa về phong thủy của cây trạng nguyên

Hơn nữa, cây trạng nguyên còn được xem là loài cây giúp cho việc học tập thành tài đạt kết quả tốt. Cái tên Trạng Nguyên của nó đã được đặt bởi trong dân gian đã từng có một cậu học trò lên kinh ứng thí và nhặt ven đường một loài cây có hoa lạ; khi cậu trúng cử thì hoa của cây đã chuyển sang màu đỏ như lời chúc mừng cậu thi đỗ.

Mà ngày xưa thi cử thì màu đỏ thường sẽ tượng trưng cho Trạng Nguyên, vị trí đứng đầu ở trong “Tam Nguyên” thời phong kiến nên người ta đã đặt cho nó cái tên là Trạng Nguyên. Từ đó, loài cây này được coi như món quà tặng cho các sĩ tử như một lời chúc thi cử suôn sẻ, may mắn và đỗ đạt.

Vị trí phong thủy cực tốt để đặt hoặc trồng cây Trạng Nguyên là đặt ở ngay bàn làm việc và cổng chính. Khi các bạn đặt một cây Trạng Nguyên để bàn làm việc sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc, công việc hanh thông, còn trồng ở cổng chính thì giúp hút năng lượng tốt, hỗ trợ các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh và công việc thuận lợi hơn.

Xem thêm: Cây sống đời là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng

Cây trạng nguyên hợp mệnh gì, tuổi nào?

Cây trạng nguyên hợp tuổi nào và mệnh nào? Là thắc mắc của của rất nhiều người yêu thích cây cảnh. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua những thông tin bên dưới đây.

Mệnh và tuổi hợp với cây trạng nguyên theo phong thủy

Mệnh và tuổi hợp với cây trạng nguyên theo phong thủy

Do màu đỏ của cây kết hợp cùng màu xanh đậm của lá cây là các màu hợp với mệnh Hỏa, Thổ và Mộc. Trong thuyết ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên cây Trạng Nguyên hợp với những người có mệnh và tuổi thuộc mệnh Hỏa, mệnh Thổ.

Nhóm tuổi thuộc mệnh Hỏa: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), tuổi Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), tuổi Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (sinh năm 1957 và 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995),…

Nhóm tuổi thuộc mệnh Thổ: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Thìn (sinh năm 1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (sinh năm 1931, 1991), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969),…

Khi người mệnh Hỏa và Thổ trồng cây trạng nguyên sẽ giúp vượng tài vượng lộc, công việc và gia đạo luôn bình an, suôn sẻ, học tập thi cử được hạnh thông.

Cây trạng nguyên có độc không?

Cây trạng nguyên lá đỏ có độc tính thấp, nếu lỡ ăn phải lá của cây thì có thể xảy ra triệu chứng rối loạn tiêu hoá do bị viêm nhẹ dạ dày và ruột. Tuy nhiên, nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì cũng nên cẩn thận khi trồng loại cây này.

Xem thêm: Hoa mao lương là hoa gì? Ý nghĩa và cách trồng hoa đúng kỹ thuật

Cách trồng cây trạng nguyên đúng kỹ thuật

Để trồng được cây trạng nguyên, các bạn có thể mua cây giống về trồng hoặc nhân giống bằng hạt, hay giâm cành đều được. Tuy nhiên những cách này lại khá lâu. Hiện nay có nhiều nhà vườn bán cây trạng nguyên non nên các bạn tốt nhất là trồng bằng cây giống để ít rủi ro nhất.

Cách trồng cây trạng nguyên đơn giản, đúng kỹ thuật

Cách trồng cây trạng nguyên đơn giản, đúng kỹ thuật

Bước 1: Chọn cây giống

Mua cây giống, các bạn nên chọn những cây có bề ngoài tràn đầy sức sống, không bị sâu bệnh.

Bước 2: Trồng cây

– Đối với trồng trong chậu: Các bạn chọn chậu có kích thước 20x20x20cm để cây có không gian phát triển. Sau đó, các bạn cho đất vào rồi sau đó đặt cây con vào, lấp đất và tưới nước cho cây. Chậu trồng cây nhất định phải có lỗ hổng ở dưới đáy để giúp cây không bị úng nước.

– Đối với cây trồng ngoài đất: Các bạn chọn vị trí trồng ở cổng chính bởi đây là vị trí tốt nhất để mang lại may mắn cho gia đình. Tiếp theo, các bạn đào hố rồi cho cây non vào, lấp đất lại và tưới nước cho cây.

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về cây trạng nguyên đỏ. Nếu các bạn còn vấn đề gì thắc mắc về nội dung của bài viết, hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp chi tiết nhất.

Bài viết liên quan