Cẩn tắc vô áy náy là gì? Ý nghĩa, bài học của câu cẩn tắc vô ưu

Cẩn tắc vô áy náy là câu thành ngữ rất hay xuất hiện trong cả tiếng Việt và tiếng Trung hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn chưa biết được ý nghĩa câu cẩn tắc vô áy náy là gì? Cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu về câu thành ngữ này qua những chia sẻ sau đây nhé.

Tìm hiểu cẩn tắc vô áy náy là gì?

Cẩn tắc vô áy náy nghĩa là gì?

Cẩn tắc vô áy náy là câu thành ngữ đã được Nho hoá một nửa, nguyên văn của câu thành ngữ này là cẩn tắc vô ưu. Để tìm hiểu cẩn tắc vô áy náy hay cẩn tắc vô ưu là gì chúng ta sẽ đi phân tích nghĩa của câu này như sau:

  • Cẩn: Nghĩa là cẩn trọng, cẩn thận trước sự việc, hành vi nào đó.
  • Tắc: Là làm việc nào đó theo luật lệ, quy tắc.
  • Vô ưu (vô áy náy): Nghĩa là không lo sợ, không buồn phiền, không phải hối hận.
Cẩn tắc vô áy náy là thành ngữ khuyên răn nên cẩn thận trước sau

Cẩn tắc vô áy náy là thành ngữ khuyên răn nên cẩn thận trước sau

Vậy nên, cẩn tắc vô áy náy hay cẩn tắc vô ưu thường được hiểu là khi cẩn thận thì sẽ không phải lo lắng, khi có sự phòng bị thì sẽ không lo gặp hoạ,… có như vậy cuộc sống mới được yên ổn, sung túc.

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Anh là gì?

Cẩn tắc vô áy náy Tiếng Anh hay cẩn tắc vô ưu tiếng Anh được dịch là “Better safe than sorry”. Trong tiếng Anh, được hiểu là thà được an toàn còn hơn là nuối tiếc. Bởi vậy, bạn nên dành thời gian để soi xét cẩn thận hành vi của mình, có như vậy sau này mới không phải hối tiếc.

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Trung là gì?

Cụm từ cẩn tắc vô áy náy trong tiếng Trung là 惟事事,乃其有备 /Wéi shì shì, nǎi qí yǒu bèi/ còn gọi là cẩn tắc vô ưu trong tiếng Trung là  有备无患 phiên âm là /yǒubèiwúhuàn/. Trong đó:

  • 有 yǒu: 有/ yǒu/ trong 具有/ jùyǒu/ nghĩa là có sẵn, có.
  • 备 bèi: 备 /bèi/ trong 防备 /fángbèi/ mang nghĩa là phòng bị, chuẩn bị.
  • 无 wú: tiếng Việt có nghĩa là không, không có.
  • 患 huàn: 患 /huàn/ trong 患难/huànnàn/ tiếng Việt nghĩa là hoạn nạn, tai họa.
Cẩn tắc vô ưu trong tiếng Trung

Cẩn tắc vô ưu trong tiếng Trung

  • Một số thành ngữ tiếng Trung mang nghĩa tương tự như:
  • 未雨绸缪 phiên âm /Wèiyǔchóumóu/: Nghĩa là phòng ngừa, lên kế hoạch chu đáo, có tính trước lo sau.
  • 防患未然 phiên âm /Fánghuànwèirán/: Là đề phòng trước khi tai họa xảy ra.
  • 有恃无恐 phiên âm /Yǒushìwúkǒng/: Là tự tin, có chỗ dựa sẽ không sợ hãi.

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Nhật là gì?

Cẩn tắc vô áy náy tiếng Nhật là 備えあれば憂いなし nghĩa là không cần phải lo lắng nếu như bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng, được sử dụng khá phổ biến ở Nhật, cũng giống như thành ngữ được dùng ở Tiếng Việt.

Xem thêm:

  • Đẽo cày giữa đường là gì? Nội dung, ý nghĩa, bài học rút ra
  • Con giun xéo lắm cũng quằn? Ý nghĩa, bài học rút ra
  • Vô tiền khoáng hậu là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc, bài học
  • Học ăn học nói học gói học mở là gì? Ý nghĩa & bài học
  • Thành ngữ dục tốc bất đạt là gì? Nguồn gốc, Ý nghĩa, bài học

Ý nghĩa và bài học của câu thành ngữ cẩn tắc vô áy náy là gì?

Để hiểu được ý nghĩa và rút ra bài học của câu thành ngữ chúng ta sẽ đi tìm hiểu trước về nguồn gốc của câu thành ngữ này.

Vào thời Xuân thu Chiến quốc, khi đó nước Tấn có một vị tướng quân lỗi lạc, anh minh tên là Tấn Điệu Công. Ông là thuộc hạ của Ngụy Giáng, cũng là vị quan nghiêm minh. Trong một lần, nước Trịnh xuất binh sang xâm chiếm nước Tống nhưng đã phải đi cầu cứu nước Tấn.

Khi đó, Tấn Công Diệu đã đem quân gồm 11 nước chư hầu khác, do Ngụy Giáng dẫn đầu, ép nước Trịnh ngừng việc xâm lược nước Tống lại. Nước Trịnh vô cùng sợ hãi, nên sau đó đã cùng nước Tề, Tống, Tấn và 12 nước khác ký giao ước.

Thành ngữ cẩn tắc vô ưu có từ thời Xuân Thu Chiến quốc

Thành ngữ cẩn tắc vô ưu có từ thời Xuân Thu Chiến quốc

Lúc bấy giờ, Quốc vương của nước Sở thấy nước Trịnh ký giao ước đã không vui, nên đem quân tiến đánh nước Trịnh. Vua Trịnh không còn cách nào chống đỡ bởi đội quân nước Sở rất mạnh, liền phái sứ thần đến nước Tấn xin việc trợ. Nước Tấn chấp thuận và cùng nước Trịnh dẹp loạn, và đánh tan nước Sở, đem lại hoà bình cho nước Trịnh.

Sau khi đất nước yên bình, Vua của nước Trịnh bèn dâng ngọc ngà châu báu, mỹ nữ…tặng cho nước Tấn để cảm tạ ân tình. Khi đó, Tấn Điệu Công muốn đem tặng nửa mỹ nữ thưởng cho Ngụy Giáng, nhưng ông đã từ chối. Ngụy Giáng nói với Tấn Diệu công rằng: “ Đại Vương nên suy nghĩ đến các mối nguy hiểm khác ngay cả khi đất nước bình yên, chỉ khi cân nhắc điều này và có sự chuẩn bị trước thì mới không lo chuốc lấy đại họa”.

Nghe Nguỵ Giáng nói xong, Vua Tần liền đáp: “Đúng, người nói rất đúng”, và đưa trả lại mỹ nữ cho nước Trịnh. Sau này, dưới sự phò tá của một người cẩn thận, nhìn nhận mọi sự thấu đáo như Ngụy Giáng, Tấn Điệu công đã đưa nước Tấn trở thành một cường quốc phồn thịnh, hùng mạnh.

Trên đây là những thông tin về câu thành ngữ “Cẩn tắc vô áy náy là gì?” mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và bài học của câu tục ngữ. Truy cập chuthapdoquangninh.org.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết liên quan