Cái nết đánh chết cái đẹp là gì? Ý nghĩa của câu tục ngữ này ra sao? Chúng ta cần hiểu và đánh giá những quan niệm như thế nào cho đúng về câu tục ngữ này. Cùng tìm hiểu với chuthapdoquangninh.org.vn nhé.
Giải thích cái nết đánh chết cái đẹp nghĩa là gì?
Để hiểu được nghĩa của câu tục ngữ này chúng ta sẽ đi xét nghĩa của các từ, cụ thể:
- Cái nết: Để chỉ tính cách, đức hạnh, phẩm chất đạo đức, lý tưởng bên trong của con người.
- Cái đẹp: Là hình thức bên ngoài, nhan sắc, vẻ ngoài quyến rũ, hấp dẫn được biểu hiện ra bên ngoài của con người.
Như vậy, cái nết đánh chết cái đẹp nghĩa là những giá trị phẩm chất, đạo đức, tâm hồn bên trong mỗi người quan trọng hơn hẳn những vẻ đẹp về hình thức, bóng bẩy bên ngoài. Hay nói cách khác, vẻ đẹp nội tâm trong con người sẽ tồn tại lâu hơn, bền vững hơn so với vẻ đẹp hình thức bên ngoài, con người có tâm hồn, đạo đức tốt vẫn hơn người bên ngoài chỉ đẹp nhưng bên trong lại rỗng tuếch.
Cái nết đánh chết cái đẹp tiếng Anh là gì?
Câu “cái nết đánh chết cái đẹp” trong tiếng Anh có ý nghĩa tương tự câu beauty is only skin deep, tạm dịch là cái đẹp chỉ là vẻ bề ngoài.
Ví dụ: Don’t be so proud of yourself pretty. Remember beauty is only skin deep. (Tạm dịch: Đừng quá kiêu ngạo về vẻ đẹp của bản thân. Hãy nhớ rằng cái nết đánh chết cái đẹp).
Xem thêm:
- Cẩn tắc vô áy náy là gì? Ý nghĩa, bài học của câu cẩn tắc vô ưu
- Con giun xéo lắm cũng quằn? Ý nghĩa, bài học rút ra
- Nhân vô thập toàn là gì? Ý nghĩa câu nhân vô thập toàn
- Xởi lởi là gì? Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy là gì? Ý nghĩa – bài học
- Vỏ quýt dày có móng tay nhọn là gì? Ý nghĩa, bài học rút ra
Ý nghĩa câu tục ngữ cái nết đánh chết cái đẹp
Vẻ đẹp của con người được thể hiện ở 2 mặt đó là: phẩm chất đạo đức (cái nết) và dung mạo bên ngoài (cái đẹp).
Trước kia câu tục ngữ thường được sử dụng cho người phụ nữ với “cái nết” là phải công, dung, ngôn, hạnh. Tuy nhiên, ngày nay khi nam nữ bình đẳng thì “cái nết” còn để nói về phẩm hạnh, phẩm chất của cả nam và nữ. Con người được đánh giá là đẹp không chỉ ở dáng vẻ bề ngoài ưa nhìn, xinh xắn mà còn ở nhân cách, tâm hồn.
Đối với vấn đề “cái đẹp” không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngoại hình. Những người có ngoại hình bên ngoài nổi bật, bắt mắt dễ có được nhiều cơ hội tốt hơn so với người khác. Vẻ đẹp, ngoại hình đó sẽ giúp bạn có được sự chú ý của người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tuy nhiên, một người có vẻ bề ngoài xinh đẹp, khoác lên mình bộ quần áo sang trọng nhưng lại xấu nết thì liệu có được mọi người yêu mến. Xấu ở đâu được hiểu là người lười biếng, hành động cư xử thô lỗ, ăn nói tục tằn, sống ích kỷ, bất hiếu…và lẽ tất nhiên sẽ bị mọi người chê cười, xa lánh.
Ngược lại, những người có thể hình thức bên ngoài không được đẹp, có khiếm khuyết vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, họ lại là người có phẩm chất tốt đẹp, biết giúp đỡ, yêu thương người khác, có học thức thì khi tiếp xúc lâu với mọi người, họ sẽ được nhiều người kính trọng, yêu quý.
Như vậy, con người dù ở trong thời đại nào thì cũng cần phải sống đúng đạo đức, có một tâm hồn lương thiện. Nhưng cũng không nên để diện mạo bên ngoài của mình trở nên xấu xí, kém sang trọng. Việc cân bằng và cải thiện, chăm chút cho cả 2 phương diện cái đẹp và cái nết thì mới có thể thành công trong cuộc sống, mới được mọi người yêu quý, trở thành người có ích cho xã hội.
Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khác về nét đẹp tính cách
“Cái nết đánh chết cái đẹp” là câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết để nhắc nhở con người về tầm quan trọng của vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn. Bên cạnh đó còn có những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tương tự nói về nét đẹp trong tính cách của con người như:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Ý nghĩa: Bản chất bên trong bao giờ cũng tốt đẹp hơn vẻ bên ngoài sáng láng.
- Xấu chữ nhưng lành nghĩa
Ý nghĩa: Nội tâm, bản chất tốt đẹp thì vẻ bên ngoài xấu thì vẫn hơn đẹp mà không ra gì.
- Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Ý nghĩa: Dù vẻ bề ngoài có thể không đẹp nhưng tính cách, đạo đức tốt đẹp vẫn hơn người chỉ có vẻ ngoài sáng sủa mà nội tâm lại không đáng gì.
- Yêu vì nết, chẳng chết vì người
Ý nghĩa: Tính cách, nhân phẩm quan trọng hơn so với vẻ diện mạo bên ngoài. Ngoài ra, câu nói này còn có ý nghĩa rằng yêu quý nhau là vì tính nết chứ không phải vì không còn ai khác, nơi nào khác.
- Chùa rách, Bụt vàng
Ý nghĩa: Bên ngoài xấu xí, tồi tàn nhưng bên trong lại chứa đựng nhiều sự quý giá, nhiều giá trị tốt đẹp.
- Tốt mã giẻ cùi
Ý nghĩa: Người có vẻ ngoài đẹp nhưng nội tâm bên trong lại không có giá trị gì.
- Xấu mã, có duyên thầm
Ý nghĩa: Bề ngoài tuy không bóng bẩy, đẹp đẽ nhưng bên trong nội tâm có sự duyên dáng, phong phú.
- Xanh vỏ, đỏ lòng
Ý nghĩa: Diện mạo tuy không đẹp, tưởng như không có gì nhưng ẩn chứa bên trong là những phẩm chất giá trị riêng.
Với những giải thích về câu tục ngữ cái nết đánh chết cái đẹp là gì, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Mỗi người nên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để không chỉ có vẻ bề ngoài đẹp mà còn giàu về nhân cách bên trong. Chỉ khi hết hợp cả 2 yếu tố đó một cách hài hòa thì ta mới có thể tự tin vững bước trong cuộc sống.