Bút sa gà chết là câu thành ngữ mang ý nghĩa như một lời nhắc nhở mọi người khi đưa ra quyết định nào đó. Vậy, bút sa gà chết là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn ý nghĩa của câu nói này trong bài viết dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn
Tìm hiểu bút sa gà chết là gì?
Bút sa gà chết nghĩa là gì?
Để hiểu câu thành ngữ này trước hết chúng ta sẽ đi xét nghĩa của các từ này, cụ thể:
- Bút sa: Nghĩa là đặt bút, viết xuống. Theo văn hóa của người xưa thường hay dùng loại bút làm bằng lông gà sử dụng mực tàu để viết, nên khi bút sa thì sẽ không thể xóa được nữa.
- Gà chết: Là mất đi một mạng. Điều này để ám chỉ hậu quả nghiêm trọng khôn lường có thể xảy ra khi đưa ra quyết định sai.
Như vậy, bút sa gà chết là câu thành ngữ để để nhắc nhở mọi người nên cẩn thận trước khi đưa ra mọi quyết định, đặc biệt là những quyết định mang tính ràng buộc cao, có ký kết giấy tờ, để tránh những hệ quả không mong muốn.
Xem thêm:
- Thành ngữ sinh nghề tử nghiệp là gì? Ý nghĩa sinh nghề tử nghiệp
- Ếch ngồi đáy giếng nghĩa là gì? Ý nghĩa & bài học rút ra
- Nhân vô thập toàn là gì? Ý nghĩa câu nhân vô thập toàn
- Thành ngữ nhập gia tùy tục là gì? Ý nghĩa, bài học
- Đứng núi này trông núi nọ là gì? Ý nghĩa, hậu quả, bài học rút ra
Bút sa gà chết tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh câu nói “bút sa gà chết” có nghĩa là “What is written binds the writer” được hiểu là những gì bạn viết ra sẽ gắn liền với trách nhiệm của bạn. Ngoài ra, còn một số câu khác đồng nghĩa với câu thành ngữ này như:
- The die is cast
- Crossed the Rubicon
Bút sa gà chết tiếng Trung là gì?
Trong tiếng Trung bút sa gà chết là 惜墨如金 phiên âm là /xī mò rú jīn/.
Thành ngữ bút sa gà chết có nguồn gốc từ đâu?
Câu thành ngữ bút sa gà chết được đúc kết từ nhiều nét trong văn hoá truyền thống của người Việt. Theo dân gian thì nguồn gốc của câu thành ngữ này đến từ nhiều lời giải thích khác nhau, đó là:
Nguồn gốc 1
Theo thông lệ xa xưa, người dân khi đến cửa quan để trình diện hay nhờ vả thường sẽ có trầu rượu và con gà thì mới mong việc được giải quyết êm xuôi. Nên người xưa mới nói với nhau rằng, hễ quan hạ bút (bút sa) xuống ký loại đơn từ nào đó thì y như rằng con gà sẽ phải lên mâm (gà chết).
Nguồn gốc 2
Ngày xưa, có ít người dân biết viết chữ, viết thơ nên phải tìm đến thầy nho nên mỗi lần đến nhờ viết thì phải trả công, biếu quà bằng một con gà để lấy thảo.
Nguồn gốc 3
Người dân xưa hay có quan niệm tin vào thần linh nên có việc gì cũng mời thầy về cúng vái. Thầy cúng khi làm phép sẽ vẽ bùa lên giấy, khi đó gia chủ cũng phải thịt gà để phục vụ cho lễ cúng.
Nguồn gốc 4
Có người cho rằng nguồn gốc của thành ngữ bút sa gà chết là do thời xưa hay sử dụng bút viết làm từ lông gà nên phải giết gà thì mới có lông để làm bút. Tuy nhiên, nguồn gốc này không khả quan vì lông gà làm bút thường sẽ rất ít.
Ý nghĩa thành ngữ bút sa gà chết
Qua hình ảnh bút sa gà chết đã truyền đạt những ý nghĩa sâu sắc đó là:
Quyết định gắn liền với trách nhiệm: Câu thành ngữ là lời nhắc nhở về việc khi đưa quyết định nào đó thì phải chịu trách nhiệm với điều đó. Một khi đã đưa ra quyết định thì đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm về nó.
Không nên đi đường vòng để giải quyết hậu quả: Nếu chọn cách giải quyết hậu quả bằng cách đi đường vòng thì bạn sẽ phải đánh đổi thứ gì đó, thậm chí có thể là rất nhiều thứ.
Cẩn thận trước những cám dỗ khi quyết định: Đứng trước những lợi ích không chính đáng, những lời nói có cánh không thực tế bạn phải hết sức cẩn thận. Bởi khi đó, quyết định của bạn đang bị chi phối bởi cảm xúc.
Như vậy, câu thành ngữ “bút sa gà chết” mang ý nghĩa như một lời nhắc nhở mọi người khi đưa ra quyết định nào đó như ký kết, hợp tác…thì nên suy nghĩ cẩn trọng, nên tìm hiểu kỹ càng. Bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng sẽ khiến bạn phải chịu trách nhiệm trước những gì đã quyết định. Đôi khi những quyết định đó có thể không chỉ làm ảnh hưởng bạn mà thậm chí còn gây ảnh hưởng đến người khác nữa.
Một số câu thành ngữ đồng nghĩa bút sa gà chết
Thành ngữ bút sa gà chết thể hiện mối quan hệ giữa quyết định và trách nhiệm. Trong đó, có một số câu thành ngữ có nghĩa gần tương đồng đó là:
Hãy cùng tham khảo một số thành ngữ sau đây:
Bụng làm dạ chịu: Mang ý nghĩa là khi bạn đưa ra quyết định sai thì trước sau gì cũng phải tự chịu trách nhiệm với điều đó.
Ai làm nấy chịu: Câu nói mang ý nghĩa ai làm thì người đó phải chịu trách nhiệm, không thể trốn tránh hay cầu cứu người khác.
Có gan ăn cướp, có gan chịu đòn: Trước khi đưa ra quyết định cần phải suy xét đúng sai, nếu không sẽ phải tự mình gánh chịu lấy hậu quả.
Dắt voi phải tìm đường cho voi đi: Khi đưa ra quyết định thúc đẩy hay giúp đỡ người khác thì phải có trách nhiệm với điều đó, hỗ trợ giúp đỡ họ hết sức có thể.
Qua bài viết bút sa gà chết là gì mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng bạn đã hết ý nghĩa của câu thành ngữ này. Nếu có thắc mắc hay cần giải đáp về bài viết hãy để lại comment ngay dưới để chuthapdoquangninh.org.vn hỗ trợ nhanh nhất nhé.