Bồi tụ là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, ví dụ của quá trình bồi tụ

Kết quả của quá trình bồi tụ là hình thành nên những dạng địa hình mới, ví dụ điển hình nhất đó là đồng bằng duyên hải miền Trung. Vậy, quá trình bồi tụ là gì? Nguyên nhân, đặc điểm như thế nào? Chi tiết sẽ có trong nội dung thông tin dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn, cùng tìm hiểu nhé!

Quá trình bồi tụ là gì? Đặc điểm quá trình bồi tụ

Bồi tụ được hiểu là việc tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy. Quá trình bồi tụ diễn ra rất phức tạp, phụ thuộc vào động năng của các yếu tố ngoại lực. Khi động năng giảm dần các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển. Nếu động năng giảm đột ngột thì các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp dựa theo trọng lượng.

Bồi tụ là quá trình tích tụ vật liệu bị bóc mòn

Bồi tụ là quá trình tích tụ vật liệu bị bóc mòn

Có 2 hình thức của bồi tụ, đó là:

–  Vật liệu tích tụ dần trên đường đi theo thứ tự giảm dần kích thước, trọng lực

–  Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng

Nội lực và ngoại lực là 2 yếu tố đối nghịch nhau. Quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn còn ngoại lực sẽ có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Kết quả của quá trình bồi tụ là tạo nên các dạng địa hình mới. Cụ thể như sau:

  • –  Do gió thì sẽ tạo nên địa hình cồn cát, đụn cát (sa mạc)
  • –  Do nước chảy tạo nên địa hình đồng bằng, bãi bồi
  • –  Do nước thì sẽ tạo nên địa hình bãi biển
Xem thêm: Bóc mòn là gì? Các dạng địa hình được tạo nên bởi quá trình bóc mòn

Nguyên nhân quá trình bồi tụ là gì? Ví dụ về quá trình bồi tụ

Nguyên nhân của quá trình bồi tụ đó là do gió, dòng chảy, sóng biển,….

Dòng chảy của sông là một trong những yếu tố tác động tới quá trình bồi tụ

Dòng chảy của sông là một trong những yếu tố tác động tới quá trình bồi tụ

Ví dụ: Địa hình do nước chảy, sóng biển đã tạo nên đồng bằng giữa núi, đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long do sông Hồng, sông Cửu Long bồi đắp còn đồng bằng duyên hải miền Trung do phù sông và biển bồi đắp.

Mối quan hệ giữa quá trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ

Quá trình phong hóa, vận chuyển và bồi tụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể:

  • –  Phong hóa là quá trình phá hủy, biến đổi các loại đá và khoáng vật
  • –  Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
  • –  Bồi tụ là quá trình tích tụ, tích lũy các vật liệu phá hủy

Quá trình phong hóa làm vỡ vụn các lớp đất đá, nhờ gió, dòng nước vận chuyển các sản phẩm của quá trình phong hóa. Khi động năng của các yếu tố ngoại lực giảm dần thì vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển dựa theo kích thước và trọng lực.

Ví dụ: Khu vực đồi núi xảy ra quá trình phong hóa, khi mưa xuống sẽ rửa trôi các loại vật liệu, cuốn ra thung lung và bồi tụ nên đồng bằng châu thổ.

Với các thông tin có trong bài viết “Bồi tụ là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, ví dụ của quá trình bồi tụ” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chuthapdoquangninh.org.vn sẽ hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí 100%.

Bài viết liên quan