Bào tử là gì? Khái niệm, phân loại, đặc điểm bào tử

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành những tế bào khác nhau trong cơ thể. Vậy bào tử là gì? Đặc điểm và phân loại của bào tử như nào?. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung này qua những thông tin trong bài nhé.

Bào tử là gì?

Bào tử là những đơn vị sinh sản vô tính có thể thay đổi được cho sự phân tán hoặc tồn tại trong những khoảng thời gian kéo dài hay điều kiện không thuận lợi. Những bào tử sẽ tạo nên một phần chu kỳ sống cho các loài thực vật, tảo, nấm và động vật nguyên sinh.

Bào tử giúp tạo nên một chu kỳ sống mới cho tảo, nấm

Bào tử giúp tạo nên một chu kỳ sống mới cho tảo, nấm

Bào tử của vi khuẩn không phải là một phần của chu kỳ sinh sản hữu tính, nhưng lại là những cấu trúc có khả năng chống chịu và tồn tại được trong những điều kiện không thuận lợi.

Bào tử thường là thể đơn bội, đơn bào, được tạo ra bởi quá trình giảm phân trong một bọc bào tử của thể bào tử lưỡng bội. Trong điều kiện thuận lợi, bào tử có thể phát triển thành cơ thể mới bằng sự phân chia nguyên phân, tạo ra thể giao tử đa bào rồi cuối cùng tạo ra các giao tử. Hai giao tử kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử và phát triển thành một thể bào tử mới. Chu kỳ này được biết đến với tên gọi là sự luân phiên giữa các thế hệ. 

Tuy nhiên, bào tử của các loại thực vật có hạt giống sẽ được tạo ra ở bên trong. Các đại bào tử được hình thành ở bên trong các noãn. Còn tiểu bào tử có liên quan đến sự hình thành của những cấu trúc phức tạp hơn để tạo thành các đơn vị phân tán là hạt và phấn hoa.

Đặc điểm của bào tử là gì?

Bào tử là một tế bào sinh sản vô cùng đặc biệt trong cơ thể của các loài động vật. Để các bạn hiểu rõ hơn bào tử là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của nó ở dưới đây:

Bào tử của nấm linh chi

Bào tử của nấm linh chi

–  Tồn tại phần lớn trong đời sống của một loài, từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cá thể trưởng thành.

–  Có khả năng phân chia và phát triển thành những tế bào khác nhau của cơ thể, gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào tủy xương và nhiều tế bào khác.

–  Có khả năng tái tạo và chuyển hóa nhanh chóng giúp cơ thể có thể phục hồi và tái tạo lại các tế bào bị hư hỏng.

–  Có khả năng tái sản xuất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho các loài.

–  Bào tử có khả năng phát triển mạnh mẽ giúp các loài phát triển và thích nghi được với môi trường sống khác nhau.

Xem thêm:Liên kết gen là gì? Hoán vị gen là gì? Nội dung, ý nghĩa, bài tập

Phân loại bào tử

Qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ bào tử là gì rồi. Tùy vào từng tiêu chí khác nhau mà người ta chia bào tử thành các loại khác nhau.

Phân loại bào tử theo từng tiêu chí

Phân loại bào tử theo từng tiêu chí

Theo cấu trúc của bào tử

Ở nấm và các sinh vật giống nấm, bào tử thường sẽ được phân loại bởi cấu trúc. Vì nấm thường sẽ được phân loại theo cấu trúc tạo ra bào tử của chúng, nên những bào tử này thường mang đặc điểm của sự phân loại nấm đặc trưng.

  • Sporangiospore: Đây là những bào tử được tạo ra bởi những bọc bào tử (sporangium) ở nhiều loại nấm, chẳng hạn như nấm zygomycetes.
  • Zygospore (bào tử tiếp hợp): Đây là các bào tử được tạo ra bởi bọc bào tử tiếp hợp (zygosporangium), mang những đặc điểm của nấm zygomycetes.
  • Ascospore (bào tử nang): Những bào tử này được tạo ra bởi nang (ascus), mang đặc điểm của loài nấm ascomycete (lớp nấm nang).
  • Basidiospore (bào tử đảm): Đây là những bào tử được tạo ra bởi đảm của nấm (basidium), mang đặc điểm của loài nấm đảm.
  • Aeciospore (bào tử gỉ): Đây là những bào tử được tạo ra bởi túi bào tử gỉ (aecium) có ở nhiều loài nấm, chẳng hạn như nấm gỉ và nấm than.
  • Teliospore: Những bào tử này được tạo ra bởi Telium của nấm, đó là nấm gỉ và nấm than.
  • Oospore (noãn bào tử): Những bào tử này được tạo ra bởi túi noãn (oogonium), chúng mang đặc điểm của nấm oomycete.
  • Carpospore (bào tử quả): Những bào tử này được tạo ra bởi thể bào tử quả (carpo sporophyte), mang đặc trưng của tảo đỏ.
  • Tetraspore: Đây là những bào từ được tạo ra bởi tetra sporophyte, mang đặc trưng của tảo đỏ.

Theo chức năng của bào tử

  • Chlamydospore: Bào tử ngủ yên có lớp vỏ dày ở các loại nấm, được tạo ra để tồn tại trong những điều kiện môi trường không thuận lợi.
  • Bào tử theo môi trường: Các loại bào tử nấm ký sinh này có thể được phân vào dạng bào tử sống ở bên trong cây. Chúng sẽ nảy mầm bên trong thân cây chủ hoặc là bào tử sống bên ngoài, được phát tán bởi cây chủ để lây nhiễm cho các cây chủ khác.
bào tử phân theo chức năng

Các loại bào tử phân theo chức năng

Theo nguồn gốc trong suốt vòng đời

  • Bào tử giảm phân (meispore): Đây là những bào tử được tạo ra nhờ quá trình giảm phân. Do đó chúng là thể đơn bội sẽ phát triển thành các tế bào con đơn bội hoặc cá thể đơn bội.

Ví dụ như: Tiền tế bào thể giao tử của các loài thực vật có hạt được tìm thấy ở hoa, quả hình nón (thực vật hạt trần) và những bào tử động (zoospore) đã được tạo ra từ quá trình giảm phân ở những thể bào tử của tảo, chẳng hạn như cây diếp dại.

  • Tiểu bào tử (microspore): Đây là những bào tử có thể phát triển thành thể giao tử đực. (hạt phấn ở các loài thực vật có hạt)
  • Đại bào tử (megaspore hay macrospore): Những bào tử này có thể phát triển thành thể giao tử cái. (ở thực vật có hạt thì thể giao tử này được hình thành trong noãn)
  • Bào tử nguyên phân (mitospore, conidia hoặc conidiospore): Những bào tử này được tạo ra bởi quá trình nguyên phân, chúng mang những đặc điểm của nấm ascomycetes. Loại nấm chỉ tìm thấy được bào tử nguyên phân sẽ được gọi là “mitosporic fungi” hoặc “anamorphic fungi”. Trước đó, loại nấm này đã được phân loại vào nhóm Deuteromycota.

Theo tính chuyển động

Dựa vào tính chuyển động, người ta đã chia bào tử theo các loại như sau:

  • Bào tử động (zoospore): Những bào tử di chuyển bằng một hay nhiều roi, có thể tìm thấy ở vài loại tảo và nấm.
  • Bào tử chủ động (Ballistospore): Những bào tử chủ động phóng ra từ thân của cá thể nấm. Hầu hết các bào tử đảm đều là ballistospore.
Xem thêm: Hệ sắc tố quang hợp là gì? Sơ đồ, vai trò hệ sắc tố quang hợp ở thực vật

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ bào tử là gì? Đặc điểm và phân loại bào tử. Nếu các bạn có gì muốn đóng góp về nội dung trong bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi cải thiện nhằm mang đến những nội dung chất lượng cho bạn đọc.

Bài viết liên quan