[Toán 4] Bảng đơn vị đo khối lượng, cách quy đổi và ghi nhớ nhanh

Bảng đơn vị đo khối lượng là gì? Cách quy đổi sang các đơn vị ra sao? Để giải đáp thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong nội dung bài viết dưới đây. 

Bảng đơn vị đo khối lượng là gì?

Chúng ta đã được học bảng đơn vị đo khối lượng lớp 3, lớp 4, lớp 5 của chương trình học tiểu học. Dựa vào bảng này giúp cho chúng ta hiểu hơn về các đơn vị khối lượng và quy đổi để từ đó người dùng có thể thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị đo đang được sử dụng hiện nay.

Dưới đây là bảng đơn vị đo khối lượng mà bạn có thể tham khảo:

Bảng đơn vị đo khối lượng

Bảng đơn vị đo khối lượng

Nhìn vào bảng đơn vị đo khối lượng trên ta có thể thấy các đơn vị đo được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ để bạn có thể tham khảo. Trong đó đơn vị chuẩn thường được sử dụng nhiều nhất là đơn vị kg. Ta lấy đơn vị kg làm chuẩn và quy đổi các đơn vị lớn hơn hay nhỏ hơn ở 2 phía của bảng.

Trong đó: 

  • Những đơn vị lớn hơn khối lượng kg là: Tấn, Tạ, Yến.
  • Những đơn vị nhỏ hơn khối lượng kg là: Hectogam (hg), Decagam (dag) và Gam (g).

Cách đọc hiểu các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng

Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng ở trên ta thấy những đơn vị này hiện nay đều được sử dụng khá phổ biến.

Cách đọc các đơn vị đo khối lượng

Cách đọc các đơn vị đo khối lượng

  • Tấn: Đơn vị khối lượng là Tấn. Ví dụ: Xe ô tô tải có khối lượng khoảng 5 tấn.
  • Tạ: Đơn vị đo khối lượng là Tạ. Ví dụ: Xe máy có khối lượng khoảng 2 tạ. 
  • Yến: Đơn vị đo khối lượng là Yến. Ví dụ: 2 bao gạo tám thơm mỗi bao là 10 yến.
  • Kilogam (kg): Đây là đơn vị đo khối lượng là kg hay còn được nhiều người gọi là cân. Ví dụ: khối lượng 1 túi măng cụt là 1kg (hay còn được hiểu là 1 cân).
  • Hectogam (hg): Đơn vị khối lượng được kí hiệu là hg
  • Decagam (dag): Đơn vị đo khối lượng là dag.
  • Gam (g): Đơn vị đo khối lượng là g.

Thông thường, việc tính toán khối lượng của một vật trong thực tế thường được sử dụng hầu hết trên các đơn vị đo. Trong đó, 2 đơn vị đo decagam và hectogam thì ít được sử dụng nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động mua sắm thực phẩm như hoa quả, rau, thịt, cá,… đơn vị thường được sử dụng nhiều đó là gam và kg.

Còn đối với việc thu hoạch nông hải sản trên một diện tích lớn thì đơn vị khối lượng thường được sử dụng là tấn, tạ, yến.

Xem thêm: Quan hệ từ là gì lớp 5? Chức năng, phân loại, cách dùng và bài tập

Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng và ghi nhớ nhanh chóng

Việc ghi nhớ và quy đổi những đơn vị đo khối lượng sẽ giúp bạn vận dụng được nhiều điều trong cuộc sống. Dựa trên những quy tắc xác định, quy đổi giữa các đơn vị có thể đưa ra cách đổi chính xác nhất.

Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng

 Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng

Dưới đây là một số cách quy đổi giúp bạn có thể đổi các đơn vị đo khối lượng một cách dễ dàng.

  • Xác định các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến nhỏ hoặc ngược lại. Ví dụ có thể xác định đơn vị đo theo chiều giảm dần như:  Tấn → Tạ → Yến → kg → hg → dag → g.
  • Nhớ kỹ mỗi một đơn vị đo sẽ lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền kề sau nó. Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ, 1 tạ = 10 yến, 1 yến = 10kg và 1 tấn = 1000kg, 1 tạ = 100kg. Dựa vào việc ghi nhớ này sẽ giúp chúng ta quy đổi dễ dàng và nhớ lâu hơn.

Đây là các bước giúp bạn có thể nhớ và quy đổi các đơn vị có khối lượng lớn sang nhỏ. Còn ngược lại khi quy đổi từ nhỏ sang lớn sẽ được thực hiện như thế nào? Vẫn giữ nguyên tắc trên, đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị liền kề và đổi theo thứ tự từ phải qua trái.

Ta có thể lấy ví dụ: 1 kg = 1/10 yến, 1 yến = 1/10 tạ và 1 tạ = 1/10 tấn.

Dựa trên những nguyên tắc đã nói ở trên thì bạn có thể ghi nhớ như sau:

Cách quy đổi đơn vị đo khối lượng đơn giản, nhớ nhanh

Cách quy đổi đơn vị đo khối lượng đơn giản, nhớ nhanh

  • Chuyển đổi các đơn vị từ lớn sang nhỏ liền kề nhau ta sẽ nhân số đó với 10. Ví dụ: 2 yến = bao nhiêu kg? Giải đáp: 2 yến = 2 x 10 = 20kg.

Trong trường hợp các đơn vị đo không liền kề, cần xác định vị trí và vẫn áp dụng theo quy tắc x 10. Ví dụ: 2 tấn = bao nhiêu kg?  Từ đơn vị tấn ta có thể thấy nó nằm cách 3 vị trí đó là tạ, yến và kg. Do đó, ta sẽ nhân 3 lần với 10 → 2 tấn = 2 x 10 x 10 x 10 = 2000 kg.

  • Quy đổi từ đơn vị nhỏ đến các đơn vị lớn hơn liền kề thì chúng ta chia số đó với 10. Ví dụ: 30 yến = bao nhiêu tạ? Giải đáp: 30 yến = 30/10 = 3 tạ.

Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng

Khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng cần xác định vị trí chính xác là liền kề hay cách nhau bao nhiêu vị trí. Nếu sắp xếp các vị trí của đơn vị không đúng thì việc tính toán có thể dẫn đến sai lệch. 

Sử dụng Google để chuyển đổi đơn vị đo khối lượng nhanh chóng

Sử dụng Google để chuyển đổi đơn vị đo khối lượng nhanh chóng

Bạn cần phải đảm bảo việc viết hay xác định chính xác thứ tự các đơn vị, khi đó chúng ta mới có thể dễ dàng quy đổi các đơn vị đo khối lượng. Ngoài việc sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng hoặc áp dụng các bước chuyển đổi; thì bạn cũng có thể sử dụng các công cụ chuyển đổi nhanh chóng chính xác trên Internet như: Google và Convert World.

Trên đây là những chia sẻ về bảng đơn vị đo khối lượng là gì? Cách quy đổi ra và cách ghi nhớ chúng để chuyển đổi nhanh nhất. Hy vọng, với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thể vận dụng hiệu quả trong học tập và cuộc sống.

Bài viết liên quan