Bấm lỗ tai để đeo khuyên là nhu cầu làm đẹp cũng như thể hiện cá tính của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà không ít người bị mưng mủ ở vùng bấm lỗ tai. Bài viết dưới đây chuthapdoquangninh.org.vn sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà hiệu quả.
Nguyên nhân bấm lỗ tai bị sưng, mưng mủ
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bấm lỗ tai bị sưng, mưng mủ đó là:
- Thực hiện bấm lỗ tai ở những nơi có điều kiện vô trùng dụng cụ bấm không đảm bảo, người thực hiện bấm khuyên không đúng kỹ thuật.
- Khuyên tai sử dụng để đeo sau khi bấm lỗ tai được làm từ chất liệu không an toàn, không được khử trùng, chất liệu kém làm kích ứng gây sưng, mưng mủ da.
- Trước khi bấm lỗ tai không làm sạch vị trí.
- Hay chạm vào dái tai, đặc biệt là chạm vào vùng xỏ lỗ tai khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây hiện tượng ngứa, khiến da dễ bị tổn thương.
- Sau bấm khuyên tai không kiêng một số đồ ăn như đồ nếp (bánh chưng, xôi…), rau muống…khiến cho lỗ bấm lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ.
Dấu hiệu được xem là bình thường sau bấm lỗ tai
Khi mới xỏ lỗ tai thì xung quanh lỗ bấm sẽ bị hồng đỏ xung quanh, kéo dài trong khoảng 2 ngày đầu. Tình trạng sưng đau sẽ xuất hiện vì đây cũng được coi là một vết thương. Tuy nhiên sau 48 giờ thì cơ thể sẽ dần thích nghi và tình trạng sưng đau sẽ giảm dần.
Ngoài ra, ở vị trí bấm lỗ tai sẽ xuất hiện dịch lỏng màu trắng hoặc dịch trong. Tình trạng này được xem là bình thường nên bạn không cần lo ngại. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt đó là dịch bạch huyết hay đang bị chảy mủ ở vết thương.
Xem thêm:
- Bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Có phải kiêng gì không?
- Tổng hợp các vị trí bấm lỗ tai đẹp cho Nam/ Nữ an toàn, ấn tượng
- Tai súp lơ là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị tai súp lơ
- Giải mã: Ý nghĩa nốt ruồi ở vành tai Nam/Nữ chuẩn 100%
5 dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng bạn nên biết
Tai bị sưng, đau ngứa
Cảm giác đau sẽ không giảm và xuất hiện cảm giác rát, ngứa ở vị trí vết thương. Nếu vết thương bị nhiễm trùng bạn sẽ thấy những biểu hiện trên càng ngày càng tăng lên, nóng, sưng đỏ không thuyên giảm.
Tai bị chảy nước vàng, mưng mủ
Đây là một trong những dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng rõ ràng nhất. Mủ xuất hiện ở vị trí bấm lỗ tai, dịch mủ đặc, có màu vàng đục hoặc màu vàng xanh, có mùi hôi khó chịu.
Tình trạng sưng tấy, chảy mủ có thể sẽ xuất hiện sau 3 – 4 ngày khi bấm lỗ tai.
Tai bị nhiễm trùng, lồi thịt
Nếu bấm lỗ tai bị sưng cục thịt có thể do bạn đã bị nhiễm trùng máu nên gây ra tình trạng này. Nếu có hiện tượng này bạn nên đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.
Tai bị dị ứng sưng đỏ
Nếu bị dị ứng sau khi bấm lỗ tai sẽ xuất hiện những dấu hiệu như: ngứa, sưng, đỏ, có thể da ở vùng tai sẽ bị khô hoặc phát ban.
Sốt
Dấu hiệu điển hình khi cơ thể đang có vùng bị nhiễm trùng, mưng mủ đó là sốt. Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động để bảo vệ, chống lại những tác nhân lạ từ bên ngoài tác động. Lúc này nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và xuất hiện tình trạng sốt.
Hướng dẫn cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà hiệu quả
Giữ nguyên khuyên tai
Cách xử lý khi bấm lỗ tai bị sưng, mưng mủ đầu tiên đó là bạn không nên tháo ngay khuyên tai ra, trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn tháo khuyên. Bởi hành động tháo khuyên tai có thể khiến bạn phải chịu đựng thêm nhiều tổn thương hơn, làm cho vết thương khó lành, thậm chí có thể gây áp xe.
Hơn nữa, bạn cũng nên thao tác di chuyển vị trí khuyên tai như vặn, nghịch bông tai mà bạn đang đeo. Xoay hay vặn khuyên sẽ làm cho vị trí bấm lỗ tai đó bị xước, trầy và khiến cho vết thương mở miệng nhiều hơn.
Sử dụng tăm bông hoặc khăn mềm để lau sạch mủ quanh tai
Khi tai có hiện tượng mưng mủ bạn không nên để im vì sẽ tạo ra môi trường khiến cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Bạn có thể sử dụng bông tăm hay khăn mềm để lau nhẹ nhàng vết mủ xung quanh tai.
Lưu ý để vệ sinh tai mưng mủ an toàn thì bạn nên dùng tăm bông riêng cho mỗi bên tai để tránh không làm lây lan vi khuẩn từ tai này sang tai kia. Tuyệt đối không nên dùng lực hay tác động vật lý nào vào vết thương để làm chúng bong tróc ra. Điều này có thể sẽ khiến cho bạn gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng máu hay áp xe rất cao.
Rửa vết thương bằng dung dịch muối
Một trong những cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà đơn giản đó là sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh lỗ khuyên tai. Bạn có thể tham khảo cách xử lý và áp dụng cách xử lý khi bấm lỗ tai sưng bằng dung dịch muối như sau:
- Pha dung dịch muối khoảng ½ thìa cà phê muối vào 1 cốc nước sạch, ấm.
- Sử dụng bông gòn hoặc gạc vô trùng nhúng vào dung dịch muối vừa pha và lau nhẹ nhàng mặt trước và sau vị trí xỏ lỗ.
- Vệ sinh 3 lần/ngày để đảm bảo cho vết thương luôn được sạch sẽ, khô thoáng.
- Khi vệ sinh với dung dịch muối loãng có thể bạn sẽ cảm thấy vết thương hơi bị nhói nhưng cũng không quá đau. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng thì bạn nên tới thăm khám bác sĩ.
Chườm gạc ấm để giảm đau
Nếu các triệu chứng sưng đau ở tai xuất hiện với tần suất nhiều hơn khiến bạn khó chịu thì nên áp dụng cách giảm đau sau bấm lỗ tai sau:
- Nhúng gạc vào nước ấm hoặc vào dung dịch nước muối loãng ấm.
- Đắp băng gạc lên vị trí sưng tấy, mưng mủ trong 3 – 4 phút, lặp lại để giảm đau trong ngày.
- Sử dụng khăn mềm hoặc khăn giấy lau khô, nhẹ nhàng sau khi chườm gạc.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm chống nhiễm trùng cũng là cách xử lý khi bấm lỗ tai bị sưng hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên được sự đồng ý và kê toa từ bác sĩ để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
Đi khám bác sĩ
Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ cho bé hay những đối tượng khác tốt nhất vẫn là đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng viêm nhiễm của bạn có nghiêm trọng không và lên lộ trình điều trị nếu có.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà hiệu quả nhưng quan trọng là bạn cần tạo cho mình thói quen vệ sinh lỗ tai sau bấm đúng cách. Hy vọng những chia sẻ của chuthapdoquangninh.org.vn sẽ giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng và cách xử lý sao cho phù hợp.