Bad trip là gì? Bad trip nghĩa là gì trên Facebook? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình cũng như nguyên nhân, biểu hiện để phòng tránh bad trip, cùng đón đọc nhé!
Bad trip là gì?
Bad trip trong tiếng Anh là một từ để diễn tả trạng thái không mong muốn của người sử dụng cần sa. Những người sử dụng cần sa sẽ bị tác động bởi các thành phần THC khiến họ dễ rơi vào trạng thái badtrip. Điều này khiến họ cảm thấy khó chịu, bức bối, nóng ruột, chóng mặt, có những suy nghĩ sợ hãi, lo lắng, thậm chí còn bị ảo giác, buồn nôn, không muốn làm gì.
Trong trường hợp bị bad trip quá nặng thì người đó có thể sẽ rơi vào tình trạng hôn mê (thường gặp ở những người mới sử dụng hoặc sử dụng cần sa số lượng lớn)
Bad trip là gì trên Facebook?
Bad trip trên Facebook là một thuật ngữ được nhiều bạn trẻ sử dụng để chỉ trạng thái tâm lý không tốt, khó chịu, hoặc trạng thái không mong muốn khi người dùng phải trải qua khi sử dụng mạng xã hội này.
Bad trip nghĩa là gì trong tình yêu?
Trong tình yêu bad trip được sử dụng để nói về mối quan hệ tình cảm tồi tệ, mang đến cho cả hai người những cảm xúc tiêu cực.
Xem thêm: Sống tiêu cực là gì? Biểu hiện rõ nét của người sống tiêu cực
Nguyên nhân của tình trạng bad trip là gì?
- Sử dụng chất nghiện liều lượng quá cao khiến cho cơ thể không kịp thích nghi và không chịu được dẫn đến chất kích thích tác động mạnh đến tâm trạng và hệ thần kinh.
- Môi trường sống không an toàn, gặp nhiều áp lực, căng thẳng thường xuyên… cũng là nguyên nhân xảy ra bad trip.
- Tâm trạng và tình cảm của người dùng cũng gây ra những ảnh hưởng của việc có bị bad trip hay không. Nếu họ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, có quá khứ đau buồn không thể quên thì khả năng cao sẽ gặp tình trạng này.
- Phản ứng cá nhân của mỗi cơ thể sẽ có cơ địa khác nhau trước tác động của chất gây nghiện. Một số người có khả năng chịu đựng, ổn định tâm lý nhưng bên cạnh đó có nhiều người dễ bị ảnh hưởng bởi trạng thái bad trip.
- Những yếu tố xung quanh như: ánh sáng, mùi hương, âm thanh, môi trường,… làm ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của người dùng, tăng khả năng xảy ra bad trip.
- Sử dụng chất gây nghiện kết hợp với các những loại thuốc khác cũng gây ra những tác động không mong muốn, dẫn đến tình trạng bad trip.
Biểu hiện bad trip thường gặp
Một người rơi vào trạng thái bad trip có những triệu chứng như:
- Lo sợ, hoảng loạn: Người sử dụng cần sa thường cảm thấy hay lo lắng, hoang mang, đôi khi không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.
- Trạng thái sợ hãi, co giật: Người sử dụng cần sa có thể có cảm giác sợ hãi, lo lắng tột độ đến mức xảy ra tình trạng co giật.
- Mất quyền kiểm soát: Họ có thể cảm thấy mất kiểm soát hành vi, lý trí của mình.
- Hỗn độn và rối loạn tư duy: Những người này có thể sẽ có suy nghĩ không thực tế, thiếu tính logic, không mạch lạc, tư duy rối loạn.
Cách tránh khỏi trạng thái bad trip
Bất cứ chất gây nghiện, gây ảo giác nào đều tiềm ẩn nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Các chất gây ảo giác như cần sa không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể mà còn cả tâm trí, có thể tạo nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để giảm thiểu rủi ro, tránh tình trạng bad trip các bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Trước khi bạn bắt đầu sử dụng
Nghĩ xem tại sao bạn lại dung chúng: Hãy nghĩ thật kỹ trước khi hành động và tốt nhất vẫn không nên sử dụng bất cứ chất kích thích, gây ảo giác nào. Đó là cách phòng tránh tốt nhất để bảo vệ cơ thể của bạn.
- Cần biết rõ nguồn gốc của chất gây ảo giác mà bạn sử dụng: Hãy chắc chắn những sản phẩm mà bạn dùng có nguồn gốc an toàn, đáng tin cậy. Nếu sử dụng phải hàng giả thì sẽ làm tăng khả năng rơi vào tình trạng bad trip cao hơn.
- Kiểm tra thuốc: Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn hiểu rõ được thành phần, độ mạnh và sàng lọc được chất những chất gây tác hại, biết được tác dụng của thuốc, từ đó có thể biết được sản phẩm có phù hợp với mình không.
- Tìm một người bạn ở bên cạnh: Khi sử dụng chất kích thích 1 mình có thể khiến bạn dễ gặp tình trạng nguy hiểm mà không kịp thời xử lý. Vì vậy, hãy tìm một người bạn đáng tin cậy để đối phó với tình trạng bất ngờ có thể xảy ra.
- Có kế hoạch rõ ràng cho cuộc chơi của bạn: Hầu hết một cuộc chơi khi sử dụng chất gây ảo giác, kích thích sẽ kéo dài 8-12 giờ. Vì vậy, nên có kế hoạch rõ ràng và chọn một nơi an toàn, yên bình tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Khi đã sử dụng chất kích thích
- Chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát được tâm trí: Việc sử dụng cần sa có thể làm bạn thoải mái, mang đến niềm vui. Tiếp đó, nó cũng trở nên đáng sợ và nguy hiểm nếu bạn không thể kiểm soát được tâm trí của mình và bị cuốn theo những cảm giác đó.
- Tránh khu vực nguy hiểm: Tránh leo trèo, soi gương hay xảy ra quan hệ với bất kỳ ai. Việc này có thể giúp bạn tránh được những hậu quả không mong muốn xảy ra về sau.
- Chỉ sử dụng 1 loại kích thích ở một thời điểm: Sử dụng nhiều chất kích thích khác nhau trong cùng một thời điểm sẽ gây những hậu quả khó có thể lường trước.
- Không lái xe sau khi sử dụng chất kích thích: Bởi khi đó não bộ của bạn đang gặp nhiều đả kích, chịu nhiều kích thích, trong tình trạng này bạn không nên tự lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người xung quanh.
Người sau khi trải qua bad trip cần làm gì?
Với người đã trải qua bad trip, việc người thân hay nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý sẽ rất quan trọng, giúp họ ổn định tinh thần sau trải nghiệm tiêu cực:
- Người thân nên lắng nghe, đồng cảm, an ủi, thể hiện sự tin tưởng với người đã trải qua bad trip. Nếu cần thiết hãy nhờ đến các chuyên gia tâm lý để họ có thể cung cấp giải pháp hoặc các công cụ giúp người trải qua bad trip có thể vực lại tinh thần.
- Tạo môi trường an toàn, thoải mái: Nói chuyện với họ thật nhẹ nhàng, lắng nghe cảm xúc mà không nên đánh giá hay chỉ trích họ.
- Khuyến khích những người đã trả qua bad trip chia sẻ cảm xúc, trạng thái tâm lý của mình. Nói ra được những điều khúc mắc sẽ giúp họ giải tỏa căng thẳng, tìm được cách giải quyết vấn đề đang gặp phải.
- Đề ra những mục tiêu, kế hoạch cho hiện tại và tương lai để giúp người từng trải qua bad trip phục hồi. Hãy khuyến khích họ tìm hiểu các phương pháp tự chăm sóc cho sức khỏe như yoga, thiền, tập thể dục, tìm đến những điều tích cực hơn trong cuộc sống để thấy cuộc đời nhiều ý nghĩa.
- Giữ liên lạc và theo dõi tình hình của người trải qua bad trip, điều này nhằm đảm bảo rằng họ luôn được quan tâm và có người hỗ trợ khi cần thiết.
- Cuối cùng, nhớ rằng mỗi người là một cá thể riêng, nên sẽ có quá trình phục hồi riêng của mình. Vậy nên hãy tôn trọng tốc độ và thời gian phục hồi của họ, đừng nên quá áp đặt hay ép buộc họ.
Trên đây là những thông tin giải thích bad trip là gì? Bad trip nghĩa là gì trên Facebook và cách tránh bad trip. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn tránh được việc rơi vào tình trạng bad trip cũng như có thể giúp đỡ người trải qua tình trạng này sớm ổn định lại tinh thần và cuộc sống.