Backdoor là gì? Backdoor là phần mềm gì? Cách phát hiện, phòng tránh

Backdoor là thuật ngữ không còn xa lạ gì với người dùng máy tính hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ backdoor là gì? Cách phát hiện cũng như phòng tránh backdoor. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này, đừng bỏ lỡ nhé!

Backdoor là gì?

Backdoor-la-phan-mem-gi

Backdoor là phần mềm gì?

Backdoor hay còn được gọi là crypto backdoor, đây là chương trình gián điệp được tích hợp vào nhân của phần mềm với rất nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có cả mục đích tốt cũng như mục đích xấu. Chương trình này có thể xuất hiện ở mọi thiết bị của bạn từ điện thoại, laptop cho tới router mạng miễn là những nơi đó mà có sự tồn tại của ứng dụng hay phần mềm.

Nhiệm vụ của backdoor chính là lấy tin tức của người đang sử dụng phần mềm rồi sau đó thực hiện một số thao tác nào đó như gửi thông tin lên server để lưu trữ. Thực chất thì backdoor chính là việc trao đổi dữ liệu giữa người dùng phần mềm và server.

Hiểu theo cách khác thì backdoor là khái niệm được sử dụng để chỉ 1 loại Trojan được tích hợp vào nhân phần mềm nhằm phục vụ với nhiều mục đích khác nhau của người dùng. Thông thường thì việc xác định 1 ứng dụng hay phần mềm có an toàn hay không đã khó khăn trong khi việc tìm backdoor lại trở nên nan giải hơn gấp nhiều lần.

Backdoor vượt qua các hàng rào bảo mật để có thể xâm nhập vào các thiết bị và phần mềm nào đó. Sau khi cài đặt backdoor thì một cổng dịch vụ sẽ tự động mở ra, nó cho phép người dùng có thể tạo backdoor kết nối từ xa tới phần mềm và từ đó có thể thực hiện các lệnh mà người dùng đưa ra 1 cách dễ dàng.

Lịch sử của Backdoor

Lich-su-cua-back-door

Lịch sử của backdoor 

– Từ những năm 80 của thế kỷ 20 thì cộng đồng đã bắt đầu tranh luận về backdoor. Trong bộ phim khoa học viễn tưởng WarGames (1983) thì nhân vật chính là một hacker tuổi teen do Matthew Broderick đóng đã sử dụng backdoor để truy cập vào siêu máy tính được quân đội thiết kế để mô phỏng một cuộc chiến tranh hạt nhân.

– Vào năm 1993, NSA đã phát triển một con chip mã hóa có tích hợp backdoor nhằm giúp các cơ quan thực thi pháp luật thu thập cũng như giải mã giọng nói, dữ liệu được truyền qua điện thoại và máy tính. Chip backdoor này có lợi thế hơn so với backdoor phần mềm bởi vì chúng khó gỡ bỏ, trừ khi là bạn tách hẳn chúng ra. Tuy nhiên, vì những quan ngại về quyền riêng tư mà dự án này đã không được tiếp tục triển khai.

– Năm 2005, Sony BMG cũng bắt đầu tham gia cuộc chơi bằng cách phát hành hàng ra triệu đĩa CD ca nhạc với bộ rootkit kèm theo với mục đích theo dõi thói quen nghe nhạc của khách hàng, đồng thời ngăn họ sao chép lại đĩa. Hậu quả chính là, Sony BMG đã phải trả hàng triệu đô la để giải quyết các vụ kiện liên quan đến rootkit cũng như thu hồi số đĩa CD đã phát hành trên.

– Năm 2014, các nhà phát triển Android của Google cũng đã phát hiện ra backdoor trên các sản phẩm của hãng Samsung, bao gồm cả loạt điện thoại Galaxy của hãng. Tuy nhiên phía Samsung đã gọi backdoor này là một “tính năng” và “không có rủi ro bảo mật”.

Các hãng như Apple, Google và Facebook cũng kiên quyết không tạo Backdoor cho các sản phẩm của họ dù bị sức ép từ phía chính trị. Áp lực ngày càng gia tăng sau vụ tấn công khủng bố San Bernardino vào năm 2015 khi mà FBI đã thu hồi được một chiếc iPhone thuộc sở hữu của một trong những kẻ nổ súng. Tuy nhiên, Apple một lần nữa đã từ chối yêu cầu mở Backdoor từ phía FBI. Thế cục căng thẳng này vẫn duy trì cho đến khi FBI rút lại yêu cầu vì họ đã hack được chiếc iPhone đời cũ kém bảo mật hơn này.

– Năm 2017 – 2018 thì “thị trường” Backdoor cũng nhộn nhịp không kém. Các hãng lớn được ghi nhận là nạn nhân của loại mã độc này bao gồm như: WordPress, Joomla, Drupal, NotPetya. Điều này đủ để biết nó nguy hiểm đến mức nào.

– Tuy nhiên có một tình huống có vẻ như đi ngược lại với những câu chuyện kể trên đó là việc một công ty ước khi họ có Backdoor. Vào đầu năm 2019 thì người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Canada QuadrigaCX đã đột ngột qua đời và đã mang theo tất cả mật khẩu điều hành công ty. Kết quả là QuadrigaCX đã phải tuyên bố tất cả 190 triệu đô la tiền tiền điện tử của khách hàng đã bị đóng băng một cách vĩnh viễn.

Các loại backdoor

Backdoor vô hại với hệ thống

Backdoor-vo-hai

Backdoor vô hại

Đối với các backdoor vô hại thì nhà sản xuất phần mềm hay phần cứng thường sẽ cài đặt backdoor dành cho các sản phẩm của mình một cách công khai để có thể thuận tiện hơn trong việc theo dõi cũng như cập nhật những phần mềm từ xa. Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân của các lỗi và tiến hành bảo trì, bảo dưỡng các phần mềm đó một cách nhanh chóng.

Hiện nay, trong các doanh nghiệp thì backdoor thường sẽ được cài đặt vào máy tính hay điện thoại của nhân viên nhằm sử dụng với các mục đích cụ thể đã nêu ở trên. Tuy nhiên để có thể cài đặt thì cần phải được đưa vào trong các hợp đồng lao động hay quy định của các doanh nghiệp và nhận được sự chấp thuận, đồng ý thực hiện của nhân viên trong doanh nghiệp đó.

Backdoor gây hại cho hệ thống

backdoor-co-hai

Backdoor có hại

Bên cạnh backdoor vô hại thì cũng tồn tại rất nhiều những backdoor gây hại cho hệ thống. Đây được coi là một chương trình về các hoạt động gián điệp và một khi backdoor này đã có những bước xâm nhập vào các thiết bị, hệ thống thì nó sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện những cuộc khai thác hoặc những truy cập bất hợp pháp, có thể dễ dàng đánh cắp những thông tin của người dùng như là tin nhắn, thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hay là những thông tin nhạy cảm khác của người dùng… Đôi khi backdoor còn mở cửa sau để có thể đưa ra những mã độc khác nhằm chiếm quyền điều khiển từ các đối tượng người dùng.

Tuy nhiên, người dùng cũng rất khó để có thể phát hiện ngay ra được sự xâm nhập của backdoor với ứng dụng hay phần mềm bởi chúng có một phương thức hoạt động vô cùng tinh vi và kín đáo. Đây có thể được xem là một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng, nguy hiểm và cũng khá phổ biến trong các loại mã độc hiện nay.

Cách phát hiện backdoor

Mặc dù bạn có hiểu rõ về backdoor là phần mềm gì nhưng để có thể phát hiện ra chúng đang ở trong máy tính hay không thì là điều không dễ dàng. Bởi vì tùy vào từng hệ điều hành khác nhau thì sẽ có những cách phát hiện khác nhau. 

su-dung-phan-mem-kiem-tra-backdoor

Sử dụng phần mềm kiểm tra backdoor

Một số trường hợp thì bạn có thể lựa chọn sử dụng những phần mềm để quét cũng như kiểm tra backdoor. Tuy nhiên đối với một số trường hợp phức tạp hơn thì lại cần phải có những công cụ chuyên dụng hay những phần mềm chuyên về giám sát các giao thức internet protocol (IP) thì mới có thể tiến hành kiểm tra được việc máy tính hiện có bị backdoor xâm nhập vào hay không.

Ngoài ra thì người dùng cũng có thể áp dụng một số những giải pháp khác để thực hiện ngăn chặn những cuộc tấn công từ backdoor mà điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là phải tuân thủ theo những phương pháp về bảo mật như: chỉ cài đặt những phần mềm thật đáng tin cậy và đồng thời cũng phải đảm bảo được việc luôn bật tường lửa trên các thiết bị của mình. Bởi đây chính là công cụ được sử dụng phổ biến và hữu ích để có thể ngăn chặn được những cuộc tấn công đến từ backdoor và nó cũng giúp hạn chế được những lưu lượng có thể truyền qua các cổng mở. Chính vì vậy mà người dùng cũng nên theo dõi chi tiết về lưu lượng mạng mà mình đang sử dụng để kiểm tra xem có sự xâm nhập bất thường của backdoor hay không.

Tội phạm sẽ làm những gì khi mở được Backdoor?

Mặc dù hệ thống của bạn đã được cài đặt để làm công cụ admin, phương tiện tấn công hoặc cơ chế cho phép chính chủ có thể truy cập dữ liệu được mã hóa, tuy nhiên backdoor vẫn sẽ là mối nguy hại về vấn đề bảo mật. Sở dĩ như vậy là bởi vì kẻ tấn công luôn tìm kiếm các lỗ hổng để có thể thực hiện các cuộc khai thác khi chúng mở được backdoor.

Thông qua backdoor thì các hacker có thể khai thác thông tin của người dùng bao gồm: thông tin cá nhân, sở thích truy cập mạng Internet, tài khoản, mật khẩu, mã số thẻ hay bất kỳ có giá trị với họ. Phức tạp hơn nữa là những kẻ xấu có thể sử dụng backdoor để làm bàn đạp từ đó đưa các phần mềm độc hại khác vào như: Ransomware, Crytojacking hay Spyware…

Phòng tránh backdoor như thế nào?

Để có thể phòng tránh backdoor người dùng có thể tham khảo một số cách sau:

thay-doi-mat-khau-mac-dinh

Thay đổi mật khẩu mặc định

– Thay đổi mật khẩu mặc định sau đó thực hiện kích hoạt xác thực đa yếu tố và sử dụng các password khác nhau cho từng ứng dụng và phần mềm.

– Thường xuyên giám sát các hoạt động mạng và sử dụng tường lửa để theo dõi các hoạt động từ các ứng dụng đã được cài đặt.

– Cần thận trọng trong việc cài đặt ứng dụng và các plugin. Bởi đây chính là 2 nguồn phổ biến nhất mà backdoor có thể trà trộn vào. Người sử dụng Android và Chromebook nên tải ứng dụng từ cửa hàng của Google Play. Còn những người dùng Mac và iOS thì nên sử dụng App Store của Apple.

– Nên sử dụng công cụ bảo mật đảm bảo chất lượng.

– Theo dõi tin tức công nghệ thường xuyên để có thể cập nhật những thông tin mới nhất về backdoor và an ninh mạng để có thể chủ động phòng tránh những trường hợp xấu xảy ra.

– Không sử dụng các phần mềm không đáng tin cậy bởi đôi khi các ứng dụng tin tưởng vẫn có thể có nguy cơ dính Trojans.

– Cập nhật hệ điều hành thường xuyên và kịp thời ngay sau khi có phiên bản update mới nhất.

– Sử dụng các phần mềm diệt virus chính hãng, chất lượng như: Kaspersky Internet Security, Mcafee Total Security hoặc Norton Internet Security… sau khi cài đặt và lưu ý là hãy update chúng thường xuyên.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến backdoor là gì? Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Bài viết liên quan