Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Bàn về cách ứng xử và mối quan hệ của con người, cha ông ta có câu nói “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Vậy ăn cỗ đi trước lội nước theo sau là gì? Mời bạn đọc cùng chuthapdoquangninh.org.vn giải thích và bàn luận trong bài viết này nhé! 

Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau là gì?

Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau là tục ngữ hay thành ngữ? Đây là một câu tục ngữ về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống; được cha ông ta đúc rút kinh nghiệm và truyền lại cho con cháu đời sau.

Để giải thích câu tục ngữ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau lớp 7 này, ta sẽ cắt nghĩa các vế như sau:

  • – “Ăn cỗ đi trước”: Hành động khi có lễ hội, có đám tổ chức ăn uống thì phải đến sớm thì bàn cỗ còn đầy, đồ còn mới. Nếu đến trễ thì bàn cỗ không còn tươm tất, thậm chí là bị thiếu phần.
  • – “Lội nước theo sau”: Ám chỉ việc đường đi dưới nước ta không thể nhìn rõ nơi nào có đá ghềnh cọc nhọn, có hỗ trũng hay bằng phẳng. Vì vậy, tốt nhất là nên đi sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và hạn chế rủi ro.
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

Từ nghĩa hiển ngôn trên, câu tục ngữ này muốn phê phán lối sống thực dụng, vụ lợi và tranh thủ của kẻ ích kỷ. Với những chuyện có lợi lộc, họ luôn cố gắng “nhanh chân” hơn người khác để giành lấy cơ hội cho mình. Khi có việc khó khăn, nguy hiểm hay nặng nhọc, họ tìm cách đùn đẩy cho người khác xông pha lên trước; bản thân mình thì tà tà theo sau để tránh tổn thất cho bản thân.

Bàn luận về câu tục ngữ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau là một câu tục ngữ mang tính mỉa mai, châm biếm đầy thâm thúy. Trong cuộc sống, chúng ta có vô số kiểu người như người khôn ngoan, người chăm chỉ, người lười biếng, người dại dột,… Nhưng kiểu người đáng sợ nhất là vừa lười biếng lại quá khôn ranh.

Việc gì có lợi chỉ muốn giành lấy về mình; khó khăn vất vả thì đẩy cho người khác. Đây là lối sống đi ngược với thường luân đạo lý dân tộc, rất đáng bị lên án và phê phán. Nó dễ đẩy con người thực hiện những hành vi tội lội như dối trá, sống vô trách nhiệm, sống thiếu đạo đức,… Những cá nhân này trước sau gì cũng sẽ bộc lộ bản chất, sẽ bị dư luận lên án và chịu sự ghẻ lạnh, ghét bỏ từ những người xung quanh.

Tuy nhiên, thật đáng buồn khi nó đang xuất hiện rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Một số cá nhân chỉ biết nghĩ cho bản thân, không chịu hòa mình với tập thể, chỉ chăm chăm muốn hưởng lợi mà không chú ý đến cảm xúc, công sức của người khác. Gặp khó khăn thì nhụt chí, đùn đẩy cho người khác; khi có lợi thì nhận hết công lao về mình, không màng đến sự giúp đỡ của những người sống xung. Đây cũng chính là biểu hiện của căn bệnh thành tích mà một số người trong xã hội vẫn đang “đắm chìm” trong đó.

Bàn luận về câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Bàn luận về câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Cách xây dựng lối sống đẹp

Để tránh tình trạng ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, chúng ta nên xây dựng cho mình một lối sống tích cực bằng các cách sau:

Không nên quá tính toán

Mãi suy nghĩ tính toán chuyện thiệt hơn chỉ rước thêm nhiều phiền não cho bản thân. Bởi “tính già mà hóa non”, tính toán quá đâm ra lại thành hại người hại mình.

Trong cuộc sống hay công việc, việc nặng hay nhẹ đều có cả. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết cân bằng mọi việc. Nếu ai cũng giành phần nhẹ thì việc nặng sẽ thuộc về ai?

Vì vậy, hãy sống nhưng đừng quá tính toán hay chỉ nghĩ cho bản thân. Chúng ta cần hiểu rõ giá trị của việc cho đi và nhận lại thì cuộc sống này mới thật ý nghĩa.

Sống có trách nhiệm

Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, không đùn đẩy hay thoái thác công việc cho người khác cũng là cách để tránh tình trạng “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Sống có trách nhiệm còn giúp chúng ta khẳng định giá trị bản thân và hoàn thiện chính mình.

Hơn nữa, người sống có trách nhiệm luôn được mọi người yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ. Từ đó xây dựng nên một xã hội phát triển, văn minh và giàu đẹp hơn.

Sống có trách nhiệm

Sống có trách nhiệm

Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau

Cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta nhiều khó khăn và thử thách. Đôi lúc, con người không thể một mình vượt qua tất cả mà cần phải biết đoàn kết lại. Sự đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh lớn, tạo ra động lực đưa con người đến với thành công.

Xem thêm: Giải thích: Ý nghĩa thành ngữ gan vàng dạ sắt là gì?

Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ăn cỗ đi trước lội nước theo sau là gì. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hay và hữu ích cho bạn đọc!

 

Bài viết liên quan