Amrita Pritam là ai?
Amrita Pritam sinh ngày 31/8/1919 mất 31/10/2005. Bà Là một nhà văn, nhà thơ và nhà tiểu luận người Ấn Độ. Amrita Pritam được coi là nữ nhà văn, tiểu thuyết gia và nhà thơ Punjabi (thành phố thuộc Pakistan ngày nay) lỗi lạc đầu tiên của thế kỷ 20. Trước năm 1947, những tác phẩm của bà được viết bằng chữ Punjabi (ngôn ngữ phổ biến nhất tại Pakistan và phổ biến thứ 11 ở Ấn Độ). Và sau này khi đã chuyển đến Deli bà chuyển sang viết chữ chữ Hindi. Văn của bà được người dân Ấn Độ và Pakistan vô cùng yêu thích.
Trong sự nghiệp dài hơn 6 thập kỷ của mình, bà đã cho ra đời hơn hàng trăm tác phẩm, bao gồm thơ, tiểu luận, tiểu thuyết, tiểu sử,… Một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà có tựa đề “Pinjar”. Tác phẩm này hiện đã được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên. Bà cũng viết một cuốn tự truyện, trong đó Amrita Pritam thể hiện sự táo bạo của mình bằng cách viết về cuộc sống cá nhân điều mà nhiều người coi là chủ đề “gây tranh cãi”, ngay cả ở Ấn Độ đương đại.
Cuộc đời và sự nghiệp của Amrita Pritam
Sự phân chia Ấn Độ năm 1947 là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cũng như sự nghiệp của Amrita Pritam.
Thời thơ ấu và những năm đầu đời trước 1947
Amrita tên khai sinh là Amrit Kaur sinh ngày 31 tháng 8 năm 1919, tại Gujranwala, Punjab (trước năm 1947, Gujranwala thuộc Ấn Độ, ngày nay thuộc Pakistan). Bà sinh ra trong một gia đình theo đạo Sikh với mẹ là Raj Bibi, làm giáo viên tại một trường học địa phương và cha là Kartar Singh Hitkari, làm biên tập cho một tạp chí văn học. Kartar Singh Hitkari là một người đàn ông được kính trọng. Ngoài việc là một học giả thì ông còn được coi như một nhà thuyết giáo trong thời gian rảnh rỗi của mình.
Mặc dù sinh ra trong một gia đình theo đạo Sikh truyền thống, Amrita mất niềm tin vào đạo năm 11 tuổi, khi mẹ cô Raj Bibi qua đời. Sau khi mẹ cô qua đời, Amrita và cha chuyển đến Lahore (Punjab) và sinh sống ở đây cho đến khi có sự phân chia năm 1947. Sau cái chết của mẹ, Amrita tìm thấy niềm an ủi trong công việc viết lách và bắt đầu viết khi mới 12 tuổi. Tác phẩm đầu tiên của Amrita được xuất bản khi bà mới 17 tuổi. Sau khi phát hành tuyển tập thơ đầu tiên có tựa đề “Amrit Lehran” (Những con sóng bất tử), bà tiếp tục xuất bản thêm ít nhất sáu tập thơ nữa từ năm 1936 đến năm 1943. Cái chết của mẹ đã biến cô thành một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập. Nó được thể hiện thông qua sự táo bạo trong cách hành văn của bà ấy.
Amrita tham gia “Phong trào Nhà văn Tiến bộ” để truyền cảm hứng cho mọi người thông qua các tác phẩm văn học của mình. Phong trào được bắt đầu ở Ấn Độ thuộc Anh trước phân vùng. Các thành viên chủ yếu thuộc phe cánh tả và chống chủ nghĩa đế quốc.
Sau đó, bà cho ra đời bộ sưu tập các tác phẩm “Lok Peed” (Lòng nhân dân) vào năm 1944. Trong đó chỉ trích Raj thuộc Anh (giai đoạn cai trị thuộc địa Anh tại Nam Á từ năm 1858 đến năm 1947) về “nạn đói Bengal năm 1943” và nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá khi đó của đất nước.
Amrita Pritam cũng là thành viên tích cực của nhiều tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục đích từ thiện. Ngoài việc thông qua các tác phẩm văn học để truyền cảm hứng cho mọi người, Amrita còn chọn cách kết nối trực tiếp với mọi người bằng cách làm việc trong Đài phát thanh Lahore trong một thời gian ngắn, trước khi Ấn Độ bị chia cắt vào năm 1947.
Ấn Độ phân chia tác động thế nào đến Amrita Pritam?
Ngày 3-6-1947, Tử tước Louis Mountbatten, Tổng đốc người Anh cuối cùng tại Ấn Độ, tuyên bố tách thuộc địa Ấn Độ thuộc Anh thành nước Ấn Độ và Pakistan. Vào đúng giữa đêm ngày 15-8-1947, Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập.
Sau sự phân chia này, Amrita chuyển từ Lahore đến New Delhi. Đây là một trong những cuộc di cư hàng loạt bạo lực nhất trong lịch sử nhân loại. Sau này bà đề cập đến thời điểm này trong bài thơ nổi tiếng nhất của mình có tựa đề “Ajj akhaan Waris Shah nu”. Nó thể hiện nỗi đau khổ của Amrita về những vụ thảm sát trong thời kỳ chia cắt Ấn Độ.
Cho đến năm 1961, bà làm việc tại Đài phát thanh toàn Ấn Độ “All India Radio” ở Delhi. Ngoài ra bà vẫn không ngừng sáng tác một số tác phẩm văn học ấn tượng.
Từ năm 1960 trở đi, tác phẩm văn học của bà mang tính chất nữ quyền hơn. Cũng như phản ánh cuộc hôn nhân không hạnh phúc của bà với Pritam Singh và cuộc ly hôn sau đó. Trong thời kỳ này, một số tác phẩm của bà đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, bao gồm tiếng Anh, tiếng Đan Mạch, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Quan Thoại,… Amrita cũng đã cho ra đời một vài tác phẩm tự truyện, đó là “Rasidi Ticket” and “Black Rose”.
Amrita Pritam cũng viết một số tiểu thuyết mà sau này được dựng thành phim. Một số tác phẩm tiêu biểu của Amrita đã được chuyển thể thành phim bao gồm:
- “Dharti Sagar te Sippiyan”: chuyển thể thành phim “Kadambari” vào năm 1965
- “Unah Di Kahani”: được chuyển thể thành “Daaku” vào năm 1976.
- “Pinjar”: chuyển thể thành phim cùng tên. Bộ phim này cũng đoạt nhiều giải thưởng vì nó đề cập đến chủ nghĩa nhân văn.
Hồi còn sống tại Punjabi, các tác phẩm của bà chủ yếu được viết bằng tiếng Punjabi. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm của Amrita được viết bằng tiếng Hindi sau sự phân chia của Ấn Độ thuộc Anh. Sau đó trong sự nghiệp của mình, Amrita bắt đầu viết về những giấc mơ và chủ đề tâm linh, chịu ảnh hưởng của đạo sư tâm linh và thần hộ mệnh Rajneesh, hay được biết đến với cái tên Osho. Những tác phẩm này gồm có “Kaal Chetna” và “Agyat Ka Nimantran”. Cô cũng viết một cuốn tự truyện khác có tựa đề “Shadows of Words”. Bà còn giúp Osho viết lời giới thiệu cho một số cuốn sách của ông ấy, bao gồm cả “Ek Onkar Satnam”.
Giải thưởng và các danh hiệu
Trong suốt sự nghiệp của mình, Amrita Pritam nhận được nhiều giải thưởng cũng như danh hiệu cho sự cống hiến của bản thân đối với nền văn thơ Ấn Độ.
Giải thưởng Punjab Rattan – Amrita đã trở thành người đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này do chính phủ Punjab trao tặng. Punjab Rattan Award được trao cho những người thành đạt trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học, công nghệ, văn hóa và chính trị.
Giải thưởng Sahitya Akademi – Năm 1956, Amrita Pritam trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận Sahitya Akademi Award cho bài thơ có tựa đề “Sunehade” (Thông điệp). “Sunehade” được coi là ma thuật của Amrita Pritam.
Huân chương Padma – Năm 1969, bà nhận được Huân chương Padma Shri – Huân chương cao quý thứ tư của Ấn Độ. Cho những đóng góp của cô đối với nghệ thuật và văn học. Năm 2004, bà được trao tặng Huân chương Padma Vibhushan – Huân chương cao quý thứ hai của đất nước này.
Bằng Danh dự – D.Litt. – Năm 1973, Đại học Jabalpur và Đại học Delhi đã trao cho Amrita Bằng danh dự D.Litt cho những đóng góp của bà trong lĩnh vực văn học. Năm 1987, Amrita lần nữa nhận được D.Litt. Đại học Vishwa Bharati.
Sự công nhận của Quốc tế – Năm 1979, Cộng hòa Bulgaria đã vinh danh bà với “International Vaptsarov Award” (Giải thưởng Vaptsarov Quốc tế) được đặt theo tên một nhà thơ và nhà cách mạng người Bulgaria. Chính phủ Pháp đã công nhận các tác phẩm của Amrita vào năm 1987, khi cô nhận được giải “Ordre des Arts et des Lettres”. Amrita Pritam cũng được vinh danh bởi Học viện Punjabi của Pakistan trong suốt giai đoạn sau của sự nghiệp. Năm 2005, bản dịch tiếng Pháp của tiểu thuyết “The Skeleton” đã được trao Giải thưởng văn học La Route des Indes.
Giải thưởng Bhartiya Jnanpith – Amrita đã nhận được “Bhartiya Jnanpith Award” vào năm 1982. Đây được coi là giải thưởng văn học danh giá nhất của Ấn Độ. Giải thưởng được trao cho bà nhờ tác phẩm có tựa đề “Kagaj te Canvas” (Tranh sơn dầu).
Giải Sahitya Akademi Fellowship – Năm 2004, Sahitya Akademi (Học viện Văn thư Quốc gia Ấn Độ) đã trao cho Amrita “Sahitya Akademi Fellowship”. Đây là giải thưởng văn học cao nhất do Học viện trao tặng.
Đời sống cá nhân & những di sản để lại
Đời tư Amrita Pritam
Tình yêu, hôn nhân cũng là một trong những chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của Amrita. Những đoạn tình cảm trong những tác phẩm của Amrita hầu hết đều chính là những câu chuyện, nỗi lòng của bà.
4 tuổi, Amrita được hứa hôn với Pritam Singh, con trai của một doanh nhân giàu có ở Lahore. Đám cưới diễn ra vào năm 1935, khi Amrita mới chỉ 16. Đó cũng là lý do bà có tên là Amrita Pritam. Trong cuốn tự truyện được viết nhiều năm sau đám cưới, Amrita thú nhận rằng cuộc sống hôn nhân của bà không hạnh phúc.
Năm 1944, bà gặp Sahir Ludhianvi, một nhà thơ đồng hương, người sau này trở thành nhà viết lời phim nổi tiếng. Dù đã kết hôn với Pritam Singh, Amrita vẫn bị Sahir thu hút mạnh mẽ. Nó được thể hiện qua phần hồi tưởng mà sau này bà viết lại trong cuốn tự truyện “Rasidi Ticket”.
Cuối cùng, vào năm 1960, bà ly hôn với người chồng Pritam Singh. Tuy nhiên, Amrita luôn biết rằng bà không thể xây dựng một mối quan hệ chân chính với Sahir Ludhianvi.
Amrita sau đó đã tìm thấy tình yêu từ Imroz, một họa sĩ, nhà văn lỗi lạc. Mặc dù cặp đôi chưa bao giờ chính thức kết hôn nhưng họ đã có hơn bốn thập kỷ bên nhau. Amrita trở thành nguồn cảm hứng cho một số bức tranh của ông. Và Imroz sẽ thiết kế trang bìa cho tất cả các cuốn sách và tiểu thuyết của bà. Tình yêu của họ được bà bất tử hóa trong tiểu thuyết “Amrita Imroz: A Love Story”.
Những di sản để lại
Hơn 6 thập kỷ cầm bút, bà để lại cho nền văn học Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung rất nhiều các tác phẩm. Dưới đây chính là một số tác phẩm phổ biến nhất.
Tiểu thuyết nổi bật gồm có:
- Pinjar (1950)
- Doctor Dev (1969)
- Kore Kagaz, Unchas Din(1981)
- Dharti, Sagar aur Seepian(1965)
- Rang ka Patta (1980)
- Yaatri (1968)
- Jilavatan (1968)
- Hardatt Ka Zindaginama
Tự truyện nổi bật gồm có:
- Black Rose (1968)
- Rasidi Ticket (1976)
- Shadows of Words (2004)
Truyện ngắn nổi bật gồm có:
- Kahaniyan jo Kahaniyan Nahi
- Kahaniyon ke Angan mein
- Stench of Kerosene
Tuyển tập thơ nổi bật gồm:
- Amrit Lehran (1936)
- Jiunda Jiwan (1939)
- Trel Dhote Phul (1942)
- O Gitan Valia (1942)
- Badlam De Laali (1943)
- Sanjh de laali (1943)
- Lok Peera (1944)
- Pathar Geetey (1946)
- Punjab Di Aawaz (1952)
- Sunehade (1955)
- Ashoka Cheti (1957)
- Nagmani ( 1964)
- Ik Si Anita (1964)
- Chak Nambar Chatti ( 1964)
- Uninja Din (1979)
- Kagaz Te Kanvas ( 1981)
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về Amrita Pritam. Amrita Pritam qua đời nhẹ nhàng trong khi ngủ vào ngày 31/10/2005. Để lại cho thế giới một “kho báu” khổng lồ.
Xem thêm:
- Hiệp sĩ John Tenniel – Danh họa đến từ xứ sở sương mù
- Nkosi Johnson là ai? Lý do khiến cậu được Google vinh danh
- Charles Michèle de L’epée – Cha đẻ của Ngôn ngữ ký hiệu
- Giáo sư Rapee Sagarik là ai? Cuộc đời và sự nghiệp