Chi lưu là gì? Phụ lưu là gì? Chúng có vai trò thế nào?

Chi lưu là gì? Phụ lưu là gì? Có lẽ bạn đã nghe đến khái niệm này nhưng vẫn chưa hiểu rõ về chúng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng khám phá và tìm hiểu về chi lưu, phụ lưu cũng như vai trò của chúng nhé!

Chi lưu là gì?

Chi lưu còn được gọi là phân lưu, là hiện tượng những nhánh sông đi từ sông chính tỏa ra. Tại đó, nước của sông chính được chia ra, chảy đi và đổ ra biển hay ra các con sông khác.

Chi lưu là hiện tượng những nhánh sông tỏa ra từ sông chính

Chi lưu là hiện tượng những nhánh sông tỏa ra từ sông chính

Thường chi lưu được hình thành trong vùng châu thổ cửa sông hoặc ở gần các hồ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sông tách ra khỏi sông chính ở vùng trung lưu. Sau đó nó lại quay trở về nhập vào sống chính nên trường hợp này vẫn được gọi là chi lưu. Hay trong trường hợp các chi lưu này tách đôi ra đến khi gần với chỗ hợp lưu của nó thì hợp vào sông chính nên khi đó chi lưu được gọi là chia đôi nhánh sông.

Phụ lưu là gì?

Phụ lưu được định nghĩa là các dòng sông đổ nước vào dòng sông chính hoặc vào hồ nước. Vùng đổ nước đó được gọi là cửa sông, là nơi kết thúc của phụ lưu đó. Trường hợp phụ lưu có đặc điểm giống với sông chính thì điểm đổ nước đó gọi là điểm hợp lưu.

Phụ lưu là các dòng sông đổ vào sông chính

Phụ lưu là các dòng sông đổ vào sông chính

Việc phân biệt sông chính và sông phụ lưu không có quy tắc nào. Những sông hẹp hơn, ngắn hơn, có lưu lượng nhỏ hơn được coi là phụ lưu. Tuy nhiên, đôi lúc sông dài hơn lưu lượng nước lớn hơn vẫn bị coi là phụ lưu.

Ví dụ về chi lưu, phụ lưu.

Ta có sông chính: sông Thái Bình. Vậy

  • Phụ lưu là: Sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam
  • Chi lưu là: Sông Kinh Thầy, SÔng Lạch Tray, sông Văn Úc

Xem thêm:

  • Sông Đà bắt nguồn từ đâu? Chảy qua tỉnh nào? Dài bao nhiêu km?
  • Con sông nào dài nhất Việt Nam? TOP 7 con sông dài, lớn nhất Việt Nam
  • Sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Chảy theo hướng nào? Qua tỉnh nào?
  • Sông Mã bắt nguồn từ đâu? Đổ ra biển Đông ở đâu? Lịch sử sông Mã
  • Sông Bạch Đằng ở đâu? Thuộc tỉnh nào? Có sự kiện lịch sử gì?
  • Sông Mê Kông bắt nguồn từ đâu? Chảy qua bao nhiêu quốc gia?

Vai trò của chi lưu, phụ lưu

Chi lưu và phụ lưu có vai trò quan trọng đối với sông chính.

Vai trò của phụ lưu là gì?

Phụ lưu là những con sông con cung cấp nước cho sông chính. Đây là nguồn nước quan trọng giúp điều tiết lưu lượng nước cho sông chính, đặc biệt là vào mùa mưa hay khi tuyết tan. Các phụ lưu còn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho hệ sinh thái sông ngòi, đặc biệt là cá và các loài động vật khác.

Vai trò của chi lưu là gì?

Chi lưu có vai trò thoát nước cho sông chính đổ ra các sông khác, hoặc đổ ra biển giúp thoát nước về mùa lũ, giúp cân bằng hệ sinh thái.

Một số câu hỏi liên quan đến phụ lưu và chi lưu

Phụ lưu và chi lưu của sông Hồng là gì?

Sông Hồng có:

  • Các chi lưu là: Sông Trà Lý, sông Đáy, sông Ninh Cơ.
  • Các phụ lưu là: Sông Chảy, sông Gâm, sông Đà, sông Ngô.
Chi lưu và phụ lưu của hệ thống sông Hồng

Chi lưu và phụ lưu của hệ thống sông Hồng

Phụ lưu và chi lưu của sông Mê-kông là gì?

  • Chi lưu của sông Mekong là: Sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển qua 9 cửa nên có tên gọi là Cửu Long.
  • Các phụ lưu chính của sông Mekong: Sông Ruak, Nậm Ngừm, Nậm Thơn, Se Don, Se Kong…

Vậy là chúng ta đã khám phá được thế nào là phụ lưu, chi lưu cũng như vai trò của chi lưu là gì, phụ lưu là gì qua bài viết này. Hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan