Chơi chữ là một biện pháp tu từ được nhắc đến trong môn Ngữ văn lớp 7 và có xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Nếu không hiểu rõ chơi chữ là gì và tác dụng của biện pháp tu từ này thì rất dễ phân tích sai đoạn văn. Vậy nên bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể nắm vững kiến thức này.
Chơi chữ là gì?
Chơi chữ là việc tận dụng sắc âm, nghĩa của từ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm cho câu văn thêm hấp dẫn và thú vị hơn.
Ví dụ như:
- Thầy giáo, tháo giày để đi dép lốp.
- Đuối như trái chuối
- Sành điệu như củ kiệu
- Tôi yêu Việt Nam “đồng”
Các lối chơi chữ thường gặp
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm chơi chữ là gì, chúng ta sẽ cùng tìm tìm hiểu chi tiết về các lối chơi chữ thường gặp trong văn học và giao tiếp hằng ngày.
Dùng lối nói trại âm (gần âm)
Đây là lối chơi chữ sử dụng các từ gần giống nhau và chỉ khác nhau về dấu câu, nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc vùng Đông Dương
- Câu này sử dụng lối chơi chữ trại âm (gần âm): Ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh sử sách, còn ranh tướng lại là kẻ ranh ma
- Tác dụng: Mang ý mỉa mai và chế giễu.
Dùng từ đồng âm
Biện pháp này sử dụng những từ giống nhau về cách phát âm, đồng âm nhưng lại có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này thường mang đến hàm ý châm biếm và đả kích là chính.
Ví dụ:
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
– Đây là câu thơ đã sử dụng cách chơi chữ dùng từ đồng âm với đầy đủ tên 4 con vật lớn là hươu, nai, nghé, bò. Hai địa danh được lấy ra ở phần sau (Đồng Nai, Bến Nghé) đồng âm với tên của hai con vật nai và nghé.
Dùng cách điệp âm
Cách chơi chữ này là cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (như phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm hay gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm phần kịch tính.
Ví dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
– Mượn cách nói điệp âm: Hai câu thơ này đã điệp âm “m” tới tận 14 lần.
– Tác dụng: Diễn tả sự mịt mờ của không gian đang mưa lớn.
Dùng lối nói lái
Nói lái còn được gọi là cách nói ngược câu chữ, có tác dụng châm biếm, mỉa mai hay bông đùa,… Loại này không phải người đọc, người nghe nào cũng sẽ hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không có sự suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách này dễ gặp nhất là khi đọc văn thơ, tục ngữ.
Ví dụ:
Một con cá đối nằm ở trên cối đá. Hai con cá đối nằm ở trên cối đá.
Con cá đối bỏ trong cối đá. Con mèo cái nằm trên mái kèo.
– Phân tích: Cá đối được nói lái thành cối đá và mèo cái nói lái thành mái kèo nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa và gần nghĩa
Loại này chỉ giống nhau ở phụ âm đầu giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.
Ví dụ:
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô mời bác ăn cùng
– Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà
– Sầu riêng (là danh từ) => chỉ một loại trái cây ở miền Nam.
– Sầu riêng (là tính từ) => chỉ sự phiền muộn riêng của mỗi người.
Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ
Qua những thông tin trên,chắc chắn các bạn đã hiểu rõ chơi chữ là gì rồi. Tiếp theo, trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của biện pháp tu từ này.
Chơi chữ là một trong những biện pháp tu từ đã xuất hiện từ rất lâu về trước và bắt nguồn từ đời sống xã hội để phát triển dần lên nên thường rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Biện pháp này thường được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là loại thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,…
- Biện pháp tu từ chơi chữ giúp cho câu văn thể hiện được sự hài hước, dí dỏm, gây được nhiều hứng thú và ấn tượng với người đọc, người nghe. Nó giúp cho bài viết, lời nói được ghi nhớ lâu dài.
- Biện pháp tu từ chơi chữ còn thể hiện được sự khéo léo, tinh tế của tác giả khi biết cách lồng ghép câu từ để cho câu văn mang nhiều ý nghĩa, mang đậm sự trào phúng nhưng vẫn tinh tế, không lộ liễu.
- Chơi chữ trong lời nói hàng ngày nhằm tạo ra những tiếng cười và thêm màu sắc cho cuộc sống.
Bài tập về chơi chữ
Với những thông tin lý thuyết ở bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ khái niệm và tác dụng của chơi chữ là gì rồi đúng không nào? Để các bạn củng cố kiến thức và ghi nhớ lâu, chúng ta sẽ cùng làm bài tập ở bên dưới đây nhé.
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Câu ca dao sau đây đã sử dụng lối chơi chữ nào?
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi thì gọi núi non?
- Dùng cách điệp âm
- Dùng cặp từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Dùng từ đồng âm
- Dùng cặp từ trái nghĩa
=> Đáp án đúng: D
Câu 2. Lối chơi chữ nào đã được sử dụng trong câu “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông…”
- Dùng từ đồng âm
- Dùng cặp từ trái nghĩa
- Dùng từ cùng trường nghĩa
- Dùng lối nói lái
=> Đáp án đúng: C
Câu 3. Chơi chữ nghĩa là gì?
- Chơi chữ là việc lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn thêm hấp dẫn và thú vị.
- Chơi chữ là sự đảo ngược âm tiết nhằm tạo ra nhạc điệu cho câu văn, câu thơ.
- Cả A, B đều đúng
- Cả A, B đều sai
=> Đáp án đúng: C
Câu 4. Lối chơi chữ nào đã được sử dụng trong câu này: “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần.”
- Lối nói trại âm
- Từ ngữ đồng âm
- Dùng từ trái nghĩa
- Dùng lối nói gần nghĩa
=> Đáp án đúng: A
Câu 5. Câu sau đây đã sử dụng lối chơi chữ nào?
Mời cô mời bác ăn chung
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà
- Dùng từ ngữ trái nghĩa
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ đồng nghĩa
=> Đáp án đúng là: A
Phần tự luận
Bài 1. Tìm các hiện tượng chơi chữ ở trong các phần trích sau đây và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào?
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng vẫn cưa ngọn.
- Trên trời rơi xuống mà lại là mau co
- Bò lang chạy vào làng Bo
- Leo thang tất phải theo lang
Đáp án:
- Lối chơi chữ trong câu này ở từ “cưa ngọn” để nói về con ngựa. Đây là lối chơi chữ nói lái.
- Lối chơi chữ trong câu này là từ mau co để nói về cái mo cau. Đây là lối chơi chữ nói lái.
- Lối chơi chữ trong câu này là “làng bo” và “bò lang”. Đây là lối chơi chữ trại âm.
- Lối chơi chữ được thể hiện qua 2 từ “leo thang” và “theo lang”. Đây là lối chơi chữ trại âm.
Bài 2. Trong bài thơ này, Bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ nào?
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
Đáp án:
– Dùng từ đồng âm là khổ, cam
+ Khổ: Nghĩa là khổ đau (thuần Việt); đắng (Hán Việt)
+ Cam: Nghĩa là quả cam (thuần Việt); ngọt (Hán Việt)
– Thành ngữ Hán Việt “khổ tận cam lai”: Nghĩa là hết khổ sở sẽ đến lúc sung sướng.
⇒ Niềm sung sướng, hạnh phúc khi được sống trong độc lập, tự do.
Bài 3. Mỗi câu sau đây có những từ nào chỉ các sự vật gần gũi? Cách nói này có phải là cách chơi chữ không?
– Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem lại chả muốn ăn.
– Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc thì thở dài hi hóp.
Đáp án:
– Câu 1. Thịt, mỡ, dò (giò), nem, chả: Là những thức ăn đều liên quan đến thịt.
– Câu 2. Nứa, tre, trúc, hóp: Đều chỉ những cây cối thuộc họ tre.
=> Đây là hiện tượng chơi chữ vì vừa sử dụng từ đồng âm vừa dùng các từ có cùng trường nghĩa.
Bài 4. Bài thơ dưới đây đã sử dụng lối chơi chữ nào?
Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai
Đáp án:
– Dùng cách điệp âm. Tuy hai dòng đầu đều có phụ âm Đ – được điệp ở trong 4 âm tiết (sử dụng 4 lần chữ có phụ âm Đ), phụ âm T được điệp lại trong 6 âm tiết. Nhưng về cơ bản thì đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đặn các âm tiết để cấu tạo nên bài ca dao. Hai cặp lục bát chỉ sử dụng có 14 âm tiết (trong đó chữ “tình” lại được điệp tận 4 lần).
=> Cách điệp trong trường hợp này cho thấy sự giận dỗi, bức xúc của người nói.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ chơi chữ là gì? Tác dụng của chơi chữ là gì? Nếu có vấn đề gì chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy đặt câu hỏi ở bên dưới để chúng tôi giải đáp.