Nơi lạnh nhất thế giới là nơi nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên khi được hỏi đến thì rất nhiều người không thể nói ra đáp án đúng. Vậy nên bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết để các bạn biết được câu trả lời nhé.
Nơi lạnh nhất thế giới
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã công bố về nơi lạnh nhất thế giới với mức nhiệt đáng kinh ngạc. Cụ thể trong một bài đăng trên facebook của tổ chức này như sau: “Các vệ tinh quan sát Trái đất của NASA đã phát hiện ra nơi lạnh nhất trên thế giới là Cao nguyên Đông Nam Cực, nằm ở trên một sườn núi”.
Hình ảnh vệ tinh đã cho thấy nhiệt độ của cao nguyên này là – 93,2 độ C – mức nhiệt độ còn thấp hơn một số nơi ở trên sao Hỏa, hành tinh nằm xa Mặt trời hơn cả Trái đất. Nhiệt độ trung bình ở trên sao Hỏa dao động trong khoảng – 62,8 độ C trong năm.
Nhiệt độ lạnh như vậy có thể gây ra nguy hiểm cho con người bởi ở mức -70,5 độ C, một người chỉ mất có 2 phút để bị tê cóng. Thời tiết lạnh có thể gây nguy hiểm cho con người hơn thời tiết nóng. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 trên tạp chí The Lancet đã phân tích có hơn 74 triệu ca tử vong tại 384 địa điểm ở 13 quốc gia. Điều này đã cho thấy thời tiết lạnh gây tử vong cao gấp 20 lần so với thời tiết nóng.
Nhiệt độ lạnh nhất từng được cảm biến của vệ tinh ghi lại là -93.2 độ C ở dọc theo sườn núi giữa Mái vòm Argus và Mái vòm Fuji trên Nam Cực vào tháng 8/2010.
Kỷ lục nhiệt độ lạnh nhất dựa vào nhiệt kế trên mặt đất là -89.2 độ C, được ghi lại vào ngày 21/7/1983 ở cao nguyên Nam Cực, tại nhà ga Vostok của Liên Xô. Trước kỷ lục này, vào năm 1968 nhiệt độ lạnh nhất là – 88,3 độ C cũng tại nhà ga Vostok.
Nơi lạnh nhất có người sinh sống là nơi nào?
Như vậy qua những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã nắm rõ thông tin nơi lạnh nhất thế giới rồi đúng không nào?. Tuy nhiên cao nguyên Đông Nam Cực lại là nơi không có người sinh sống bởi mức nhiệt độ quá thấp. Vậy nơi lạnh nhất thế giới có người sinh sống là nơi nào?
Theo tìm hiểu thì Oymyakon, Cộng hòa Sakha của Nga được mệnh danh là nơi lạnh nhất có người sinh sống. Làng Oymyakon có 500 cư dân đang sinh sống. Nhiệt độ trung bình của Oymyakon khoảng – 50 độ C và có thể xuống tới – 66 độ C.
Năm 1924, nhiệt độ ở ngôi làng này đạt mức kỷ lục thế giới là – 72 độ C, nhưng điều ngạc nhiên dành cho các du khách chính là nơi đây lại tương đối ấm áp vào mùa hè. Do nằm cùng vĩ độ với Bắc Cực nên Oymyakon chỉ có 4 giờ có ánh sáng, còn lại là bóng đêm bao phủ.
Nước nào lạnh nhất thế giới?
Quốc gia lạnh nhất thế giới là Nga với mức nhiệt độ có nơi ở – 72 độ C. Do vị trí địa lý của Nga nằm ở vùng phía bắc của bắc bán cầu, gần kề Bắc Cực. Ở Nga, mức nhiệt độ mùa đông và mùa hè cũng chênh nhau rất lớn. Mùa thu và xuân thường rất ngắn, chỉ như bước chuyển giao giữa 2 mùa.
Thành phố lạnh nhất thế giới
Như vậy qua các thông tin bên trên, các bạn có thể biết được nơi lạnh nhất thế giới. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phố lạnh nhất thế giới.
Yakutsk – thủ phủ của Cộng hòa Yakutia, Liên bang Nga được coi là thành phố lạnh nhất trên thế giới. Yakutsk nằm ở vùng viễn đông của nước Nga, cách phía Nam vòng Bắc Cực 450km.
Vào mùa đông, những ngày trời ấm tại Yakutsk nền nhiệt thường ở mức – 40°C, còn những ngày trở lạnh thì nhiệt độ sẽ xuống sâu hơn khoảng -64°C. Thời điểm tháng 9, mọi thứ ở thành phố này đều bị đóng băng và kéo dài cho đến hết tháng 5 của năm sau.
Bất kể điều kiện thời tiết có khắc nghiệt như thế nào thì thành phố Yakutsk vẫn có lượng dân cư không hề nhỏ, với 270.000 người tương đương với 1/4 dân số trên toàn khu vực Siberia.
Nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè ở thành phố Yakutsk có mức chênh lệch rất lớn. Vậy nên những người sống ở đây phải có sức chịu đựng bền bỉ, dai dẳng trước sự biến động không ngừng nghỉ của thời tiết. Vào mùa hè, nhiệt độ thường sẽ ở mức hơn 30°C. Người dân ở thành phố Yakutsk có sức chịu đựng thời tiết giá lạnh rất tốt.
Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các bạn có thể nắm rõ thông tin nơi lạnh nhất thế giới không có người sinh sống và có người sinh sống. Nếu có vấn đề gì còn chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để nhận được lời giải đáp chi tiết nhất.