Đến nay, những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp vẫn còn giá trị và “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là minh chứng điển hình nhất. Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật và nội dung của câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào dưới đây.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ý nghĩa là gì?
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, những câu tục ngữ là đại diện của tri thức và kinh nghiệm của ông cha ta trong mọi lĩnh vực. Nhất là những câu tục ngữ nói về lao động, sản xuất nông nghiệp đã trở thành bài học quý báu cho nhiều thế hệ. Dựa vào những kinh nghiệm đó giúp nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, cải thiện chất lượng lao động.
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta từ xa xưa. Trong câu, ông cha ta nhấn mạnh đến 4 yếu tố quan trọng của canh tác nông nghiệp trồng lúa nước đó là nguồn nước, phân bón, sự cần cù và giống. Trình tự của 4 yếu tố này cũng rất rõ ràng, lần lượt là nhất – nhì – tam – tứ. Hãy cũng chuthapdoquangninh.org.vn giải thích câu tục ngữ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống chi tiết dưới đây:
- Nhất nước: Để canh tác lúa nước thì cần phải có nguồn nước để tưới tiêu. Nước là yếu tố quan trọng nhất trong việc trồng lúa nên được ông cha ta đặt lên hàng đầu. Nó cũng giống như việc chúng ta ăn uống hàng ngày để có năng lượng. Không chỉ lúa mà bất kỳ cây trồng nào cũng cần nước.
- Nhì phân: Chỉ nước thì không đủ để cung cấp dinh dưỡng giúp cây lúa phát triển, chống lại sâu bệnh. Phân bón là nguồn thức ăn, chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển. Mỗi giai đoạn cây lại cần loại phân là liều lượng khác nhau. Phân bón là yếu tố không thể thiếu của nền nông nghiệp hiện đại, dù là phân hữu cơ hay vô cơ thì đều giữ vai trò quan trọng. Dù vậy, chúng ta không nên lạm dụng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe con người.
- Tam cần: “Cần” ở đây đó chính là sự cần cù, chuyên cần, cần mẫn của con người. Sự cần cù có cả ở lao động chân tay và trí óc. Trong ngành nông nghiệp hiện đại ngày nay, người nông dân không chỉ một nắng hai sương mà còn cần có sự thông thái, tìm tòi, không ngừng học hỏi để nâng cao chất lượng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tứ giống: Yếu tố cuối cùng đó chính là giống. Chất lượng hạt giống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây trồng sau này. Hạt giống có khỏe thì cây trồng mới có điều kiện để phát triển. Khi lựa chọn giống bạn nên lựa chọn những giống cây phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu của địa phương.
=>>> “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã khẳng định vai trò của 4 yếu tố trong hoạt động sản xuất thâm canh trồng lúa nước. Qua đó, hiểu được vai trò, tầm quan trọng của các yếu tố cũng như việc kết hợp các yếu tố trong sản xuất thì mới tăng năng suất cây trồng và giúp cho nền nông nghiệp phát triển.
Bài học của câu “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”
Từ cơ sở thực tế của câu nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ta có thể thấy rằng bài học đó vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Bốn yếu tố nước, phân, cần cù, giống vẫn luôn giữ vai trò quyết định đến hoạt động canh tác lúa nước.
Hiện nay, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, nhân lực canh tác cũng vì thế mà giảm dần. Vậy nên, chúng ta cần phải cần áp dụng thêm nhiều phương pháp sản xuất khác, ứng dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất cây trồng. Đồng thời, sử dụng máy móc hiện đại để giảm sức lực người lao động và thời gian làm việc cũng như việc cải tiến, lựa chọn những loại giống mới cho chất lượng tốt hơn.
Dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận được kinh nghiệm của ông cha ta qua câu tục ngữ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Cũng chính từ những kinh nghiệm đó đã giúp cho ngành nông nghiệp nước ta phát triển, vươn tầm thế giới. Chúng ta cần ghi nhớ, chọn lọc để ứng dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương. Những kinh nghiệm quý báu đó là nền tảng vững chắc giúp nền nông nghiệp nước nhà phát triển ở cả hiện tại và tương lai.
Tổng hợp 20+ câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất của nhà nông
– Nhất thì nhì thục.
– Tấc đất tấc vàng.
– Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.
– Cấy tháng chạp, đạp không đổ.
– Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa.
– Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
– Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc ăn.
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
– Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
– Lúa chiêm đào sâu chôn chặt
Lúa mùa vừa đặt vừa đi.
– Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
– Muốn ăn lúa tháng Năm,
Trông trăng rằm tháng Tám.
– Muốn ăn lúa tháng Mười,
Trông trăng mùng tám tháng Tư.
– Đất màu trồng đậu trồng ngô
Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn.
– Thiếu tháng hai mất cà,
Thiếu tháng ba mất đỗ.
– Thiếu tháng tám mất hoa ngư,
Thiếu tháng tư mất hoa cốc.
– Tháng giêng trồng trúc,
Tháng lục trồng tiêu.
– Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm.
– Mưa tháng bảy gãy cành trám
Nắng tháng tám rám cành bưởi.
– Trăng mờ tốt lúa nỏ
Trăng tỏ tốt lúa sâu.
– Tháng giêng rét đài
Tháng hai rét lộc
Tháng ba rét nàng Bân.
– Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.
Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân.
Đất thiếu trồng dừa,đất thừa trồng cau.
– Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Với các thông tin có trong bài viết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là gì? Ý nghĩa, cơ sở thực tế, bài học” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.