Sét hòn một hiện tượng tự nhiên bí ẩn khác hẳn với sét truyền thống vì có mức phá hủy rất lớn. Để hiểu rõ hơn về sét hòn là gì? Nguyên nhân, đặc điểm của sét hòn trong tự nhiên mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây,
Hiện tượng sét hòn là gì?
Sét hòn là hiện tượng điện trong khí quyển rất nguy hiểm nhưng chưa được giải thích rõ ràng. Sét hòn thường có hình cầu, hình trứng, giọt nước hoặc hình que, với kích thước nhỏ như hạt đậu cho đến vài mét đường kính, là một vật thể sáng chói.
Rất nhiều trong số sét hòn có màu đỏ cho đến vàng, đôi khi có màu trong suốt. Chúng thường gắn với những cơn giông và thời gian kéo dài đáng kể so với ánh sáng chớp nhoáng của các tia sét.
Sự phóng điện của sét hòn có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong suốt cơn mưa dông, thỉnh thoảng sẽ xuất phát từ một tia sét. Đôi khi chúng cũng sẽ xuất hiện bất thình lình ngay cả trong khi thời tiết đẹp, không có mưa bão.
Sét hòn là hiện tượng hiện tượng hiếm xảy ra, rất ít người từng được chứng kiến nó. Theo những nghiên cứu gần đây ở Mỹ chỉ có một số ít phần trăm người được chứng kiến. Các bức ảnh hay các chi tiết do những người chứng kiến cung cấp cũng có rất nhiều điểm khác biệt.
Vào tháng 8/2013, các nhà khoa học của Học viện Không quân Mỹ đã nghiên cứu tạo ra quả cầu plasmoid có màu sáng trắng trong phòng thí nghiệm. Những quả cầu được sản sinh từ các tia lửa điện với công suất cao, các điện cực nằm ngập một phần trong dung dịch điện giải nên hiện tượng đó được gọi là “các plasmoid áp suất không khí giống sét hòn”.
Xem thêm:
- Bão Mặt trời là gì? Khi nào có bão Mặt trời? Hình ảnh bão Mặt trời năm 1859,….
- Hiện tượng mặt trời có quầng sáng bao quanh được gọi là gì?
- Trăng máu là gì? Xuất hiện khi nào, có ý nghĩa gì?
Các giai đoạn hình thành hiện tượng sét hòn như thế nào?
Sét hòn là hiện tượng tự nhiên hấp dẫn và bí ẩn, quá trình hình thành của sét hòn là sét tự nhiên được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn hình thành: Sét hòn hình thành liên quan trực tiếp đến hoạt động của giông bão, do các ion dương, âm trong khí quyển tạo thành với các điện trường qua quá trình sét. Điều này gây nên sự phân cực của các hạt trong không khí, tạo nên những cụm điện tích nhỏ. Cho tới khi điện trường đạt tới giá trị cực hạn thì các cụm điện tích sẽ phát triển nhanh chóng tạo nên các vùng có mật độ điện tích cao hơn rất nhiều.
Giai đoạn ổn định: Tại nơi có mật độ điện tích cao, các đám mây ion phát triển mạnh được hình thành. Khi đó, các electron và ion dương trong các đám mây ion được điện trường di chuyển nhanh chóng tạo thành plasma. Đặc tính của plasma sẽ cho phép tiếp tục dẫn điện và giải phòng năng lượng bên trong quả cầu sét để giữ trạng thái ổn định nhất.
Giai đoạn phân rã: Dưới tác động của độ ẩm, nhiệt độ, áp suất quá trình phân rã của sét hòn sẽ diễn ra. Khi các yếu tố này thay đổi thì tốc độ chuyển động của các hạt electron và ion sẽ chậm lại, mật độ điện tích trong plasma sẽ giảm dần dẫn đến sự suy giảm và biến mất của sét hòn.
Nguyên nhân hiện tượng sét hòn là gì?
Nguyên nhân vật lý hình thành nên sét hòn là một quá trình phức tạp, hiện tại chưa có các chứng minh giải thích rõ ràng. Tuy nhiên theo của sự hình thành sét hòn là một quá trình phức tạp và có thể thay đổi. Theo các nhà khoa học đã đưa ra một số lý thuyết để giải thích cho cách tạo ra sét hòn đó là:
Lý thuyết tập hợp điện trường: Sét hòn có thể hình thành được bởi sự tồn tại của khu vực có điện trường mạnh trong khí quyển khiến cho đám mây ion đó tập hợp lại và tạo thành cấu trúc hình cầu plasma.
Lý thuyết bong bóng: Bong bóng hình thành khi khí có nhiệt độ cao khiến cho tia sét nguội đi nhanh chóng. Khi đó, các electron và ion trong bong bóng tạo thành khối plasma hình cầu dưới tác dụng của điện trường.
Lý thuyết chùm tia tập trung: Sét hòn được tạo ra bởi các chùm ánh sáng do sét đánh ra được tập trung khi đi qua bầu khí quyển tạo thành một vùng plasma hình cầu.
Đặc điểm khác biệt của sét hòn
Đặc điểm của sét hòn là có độ sáng thấp, độ bền cao, chuyển động chậm, theo phương nằm ngang với vận tốc chỉ vài mét/giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây rồi sà xuống mặt đất. Sét hòn ít khi bay lên như trường hợp mà chúng ta vẫn thấy ở quả khinh khí cầu nóng chuyển động trong không khí.
Theo nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi chuyển động và đôi khi sẽ “vờn quanh” các đồ vật cứng trên mặt đất. Nhiều nhà khoa học cho rằng chúng không hút các vật kim loại, nước, dây dẫn hay các vật dụng kém dẫn điện. Mà thay vào đó, chúng sẽ treo vào khoảng không gần các đồ vật đó.
Đa phần sét hòn xuất hiện gần như đồng thời với tia sét đánh từ trên mây xuống đất. Và chúng xuất hiện chỉ cách mặt đất vài mét, khi đó không có sét đánh. Sét hòn thường có thời gian tồn tại không quá 5 giây, chỉ có một số ít tồn tại quá một phút.
Đôi khi, chúng sẽ phát ra âm thanh nghe như tiếng huýt còi, nhiều người còn ngửi thấy có mùi khác lạ giống như mùi ozone, sulphur cháy hay oxit nitric. Sau quá trình phân rã, thỉnh thoảng sét hòn sẽ để lại một chút sương mù hay chất bã, hiếm khi chúng phân rã thành 2 hay nhiều sét nhỏ hơn.
Sét hòn có nguy hiểm không?
Sét hòn còn được gọi là “mìn lăn” bởi vị trí và thời gian chúng xuất hiện khá bí ẩn. Chúng thường xuất hiện trên mặt đất dưới những đám mây dông, có thể phát nổ bất ngờ.
So với sét thông thường, năng lượng của sét hòn tập trung và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đường kính của sét hòn dao động từ vài cm cho đến hàng chục cm, với nhiệt độ bên trong lên đến hàng nghìn độ C, khi giải phóng sẽ tạo ra một năng lượng khổng lồ. Năng lượng này có thể làm tan chảy ngay lập tức những vật thể xung quanh và tạo ra bức xạ điện từ mạnh.
Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải đáp về quy luật chuyển động của sét hòn, chúng khó phát hiện, khó quan sát, không có dấu hiệu báo trước. Như vậy có thể thấy, sự phức tạp và tính biến đổi của sét hòn có gây nên những thảm họa sét, gây thương vong và tổn thất tài sản rất lớn.
Trên đây là những chia sẻ về sét hòn là gì, nguyên nhân, đặc điểm của sét hòn, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về các hiện tượng tự nhiên thú vị hãy truy cập thường xuyên vào chuthapdoquangninh.org.vn nhé!