Khống chế sinh học là gì? Đây là một trong những kiến thức quan trọng của Sinh học 12, xuất hiện rất nhiều trong các bài kiểm học kỳ, cuối cấp. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi các thông tin dưới đây của chuthapdoquangninh.org.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Khống chế sinh học là gì?
Khái niệm khống chế sinh học là gì đã được đề cập trong SGK Sinh học 12. Khống chế sinh học là hiện tượng loài này phát triển số lượng sẽ kìm hãm sự phát triển của loài khác.
Ví dụ khống chế sinh học
– Vào mùa xuân, sâu bọ phát triển mạnh do điều kiện thuận lợi (khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi,….) khiến cho số lượng chim sâu tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng nhiều, sâu bọ bị chim tiêu diệt mạnh nên số lượng sâu bọ giảm đi nhanh chóng. → Số lượng sâu bọ sẽ phụ thuộc vào số lượng chim sâu.
– Thỏ là thức ăn của mèo rừng. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi làm cho số lượng thỏ tăng liên, số lượng mèo rừng cũng tăng. Tuy nhiên, khi số lượng mèo rừng tăng quá cao, số lượng thỏ bị ăn thịt lớn → số lượng thỏ giảm.
– Vào ngày mùa, lúa tươi tốt, chuột đồng có nhiều thức ăn nên phát triển nhanh về số lượng. Chuột đồng là thức ăn của rắn nên số lượng rắn cũng tăng nhanh. Sự phát triển về số lượng đàn rắn khiến cho số lượng chuột giảm.
Nguyên nhân khống chế sinh học
Trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ mật thiết đối về dinh dưỡng nơi ở, loài này là thức ăn của loài khác. Chính vì thế, thường xuyên xảy ra quan hệ đối nghịch giữa các loài với nhau, tạo ra sự kìm hãm phát triển trong số lượng mỗi quần thể.
Vai trò khống chế sinh học?
Khống chế sinh học có những vai trò sau:
– Sự khống chế số lượng trong quần thể đã điều chỉnh tỉ lệ sinh – tử dẫn đến hiện tượng cân bằng quần thể.
– Các quần thể trong quần xã sinh vật được cân bằng dẫn đến hiện tượng cân bằng quần xã.
– Hiện tượng khống chế sinh học là cơ chế cân bằng của các quần xã sinh vật.
Khống chế sinh học có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa sinh học
Khống chế sinh học phản ánh quy luật về sự phụ thuộc số lượng giữa các loài có mối quan hệ đối địch với nhau ở trong quần xã. Trên cơ sở đó làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài trong quần xã. Qua đó, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
Ý nghĩa thực tiễn
Khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học để chủ động trong việc kiểm soát số lượng cá thể của mỗi loài theo hướng có lợi cho con người.
Ví dụ:
– Dùng bọ rùa để tiêu diệt rệp hại cam
– Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa
Một số bài tập liên quan tới khống chế sinh học
Câu hỏi 1: Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng gì?
- Tiêu diệt các loài bất lợi cho sinh vật
- Làm giảm độ đa dạng của quần xã
- Thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên
- Làm tăng độ đa dạng của quần xã
→ Đáp án: C
Câu hỏi 2. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào dưới đây?
- Cá rô phi và cá chép
- Ếch đồng và chim sẻ
- Chim sâu và sâu đo
- Tôm và tép
→ Đáp án: C
Câu hỏi 3: Hiện tượng khống chế sinh học đã
- Làm cho một loài bị tiêu diệt
- Đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã
- Làm cho quần xã chậm phát triển
- Mất cân bằng trong quần xã
→ Đáp án: B
Câu hỏi 4: Hai loài ếch sống trong cùng 1 hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ
- Hội sinh
- Vật dữ – con mồi
- Ức chế – cảm nhiễm
- Cạnh tranh
→ Đáp án: D
Câu hỏi 5: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
- Tỉ lệ nhóm tuổi
- Tỉ lệ tử vong
- Tỉ lệ đực – cái
- Độ đa dạng
→ Đáp án: D
Với các thông tin có trong bài viết “Khống chế sinh học là gì? Nguyên nhân, vai trò, ví dụ” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập chuthapdoquangninh.org.vn để có thêm nhiều kiến thức quan trọng khác về sinh học.