Trái đất có thể chứa được vạn vật, dù ở đâu trên trái đất thì con người và vạn vật đều không bị văng là ngoài vũ trụ. Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao điều này có thể xảy ra chưa? Các nhà khoa học đã giải thích về hiện tượng này một cách đơn giản là do Trái Đất có trọng lực. Vậy trọng lực là gì? Công thức tính trọng lực như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về trọng lực và những kiến thức liên quan trong bài viết dưới đây nhé!
Trọng lực và những khái niệm liên quan
Lực là gì?
Theo vật lý học thì lực là bất kỳ ảnh hưởng nào khiến cho một vật thể chịu có sự thay đổi hoặc gây ảnh hưởng đến chuyển động, hướng hay cấu trúc hình học của nó. Hay nói cách khác thì lực chính là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó thành chuyển động có gia tốc hoặc làm biến dạng vật thể, cũng có thể là cả hai.
Hiểu một cách đơn giản, lực là đại lượng vectơ, đặc trưng cho tác dụng của một vật lên một vật khác, tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Trọng lực là gì?
Trọng lực chính là khái niệm được dùng để chỉ lực hút của trái đất tác dụng lên một vật có chiều hướng về phía trái đất và có phương thẳng đứng. Trọng lực được xác định thông qua cách tính khối lượng của vật với gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó.
Có khá nhiều người cho rằng khái niệm của trọng lượng và trọng lực là một. Tuy nhiên thì điều này là hoàn toàn sai bởi trọng lượng của vật chính là cường độ (hay độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật. Còn trọng lực là hút của trái đất tác động lên mọi vật thể để hút mọi vật về hướng trái đất.
Lực thế là gì?
Lực thế là khái niệm được dùng để chỉ loại lực mà công của nó sinh ra không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối của quá trình chuyển động của vật. Trọng lực hay lực hấp dẫn của trái đất tác động lên vật thể là lực thế.
Đơn vị của trọng lực là gì?
Để đo lường trọng lực người ta sử đơn vị là Newton (Kí hiệu là N). Đây chính là đơn vị đo lường của lực trong hệ đo lường SI (Hệ đo lường quốc tế). Trọng lượng của một vật thể là 100g thì sẽ có trọng lượng gần bằng 1N (Chính xác là 0,98 N.
Lưu ý:
- Trọng lượng của một vật sẽ phụ thuộc vào vị trí hiện của vật đó trên trái đất.
- Khi càng lên cao thì trọng lượng của một vật sẽ càng giảm bởi lúc này lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đã bị giảm (càng lên cao lực hút của trái đất tác dụng lên vật càng nhỏ). Khi một người ở trên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó sẽ giảm đi 6 lần so với khi ở Trái Đất.
Công thức tính trọng lực
Công thức trọng lực như sau:
- Trọng lực P= mg
Trong đó:
- m là ký hiệu khối lượng của vật được tính bằng kg
- g là ký hiệu gia tốc trọng trường của vật và có đơn vị là m/s2 .
- Khi sử dụng đơn vị là “mét” thì gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất sẽ là 9.8 m/s2. Đây cũng chính là đơn vị chuẩn quốc tế và bạn nên sử dụng giá trị này.
- Trong trường hợp bạn phải dùng feet thì giá trị gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất sẽ là 32,2 f/s2 về bản chất thì giá trị này không hề thay đổi mà chỉ quy theo feet thay là mét.
Vai trò của trọng lực
Trọng lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với trái đất. Nhờ có trọng lực mà chúng ta có thể đi đứng vững trên trái đất chứ không bị trôi nổi vô định giống như ở trong vũ trụ.
Khi thiếu đi trọng lực của trái đất thì tất cả những vật có khối lượng như xe cộ, nhà cửa, cây cối, động vật… con người sẽ bay lên không trung với tốc độ cao. Bởi mất đi trọng lực, trái đất của chúng ta vẫn tiếp tục quay với tốc độ lên đến 1.657 km/h. Do đó khi không có lực hút để giữ mọi vật lại trên bề mặt sẽ dẫn đến tình trạng mọi vật có trên trái đất bay lên.
Đặc biệt, nếu như Trái Đất đột nhiên mất hết trọng lực thì khí quyển, sông suối, đại dương có trên trái đất cũng sẽ trôi dạt trong không gian. Tất cả những điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sống trên trái đất.
Bộ cảm biến trọng lực là gì?
Khái niệm bộ cảm biến trọng lực
Cảm biến trọng lực là khái niệm được dùng để chỉ một cảm biến trong bộ cảm biến chuyển động. Cảm biến này được sử dụng trong nền tảng Android.
Cảm biến trọng lực sẽ cung cấp một vectơ 3 chiều cho chúng ta biết hướng và độ lớn của trọng lực. Nó được sử dụng với mục đích là xác định hướng tương đối của thiết bị trong không gian.
Bên cạnh đó thì còn có cảm biến chuyển động, đây là một thiết bị phát hiện chuyển động vật lý trên các thiết bị hay trong môi trường. Nó còn có khả năng phát hiện và nắm bắt được các chuyển động vật lý hay động học trong thời gian thực.
=> Những cảm biến này được sử dụng để đo gia tốc cũng như lực dọc theo ba trục.
Vai trò của cảm biến trọng lực với Smartphone Android
Cảm biến trọng lực có chức năng là xác định hướng tương đối của thiết bị ở trong không gian. Để hiểu rõ hơn các bạn có thể theo dõi ví dụ thực tế sau:
Ví dụ thực tế:
Ứng dụng có thể theo dõi những bài đọc từ cảm biến trọng lực của điện thoại để suy ra các cử chỉ cũng như những chuyển động phức tạp của người dùng. Ví dụ như lắc, nghiêng hoặc xoay.
Trên đây là những thông tin về trọng lực mà chúng tôi đã tổng hợp lại để chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn đọc biết được trọng lực là gì? Cảm biến trọng lực là gì?
Xem thêm:
- Thế năng đàn hồi là gì? Công thức tính thế năng đàn hồi
- Cơ năng là gì? Công thức và định luận bảo toàn cơ năng
- Lực ma sát là gì? Lực ma sát có tác dụng gì?
- Hiện tượng cộng hưởng điện là gì? Nguồn gốc sinh ra và ứng dụng
- Áp suất thẩm thấu là gì? Công thức áp suất thẩm thấu