Thành ngữ giậu đổ bìm leo nghĩa là gì?

Giậu đổ bìm leo là gì? Ý nghĩa và bài học qua câu thành ngữ này như thế nào? Cùng chuthapdoquangninh.org.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc giậu đổ bìm leo là gì?

Câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo” được bắt nguồn từ một câu chuyện được dân gian kể lại như sau:

“Hàng giậu được người làm vườn chăm sóc rất kỹ lưỡng nên chúng rất tự hào, vươn cao đầy sức sống. Trong khi bìm bìm thì thấp bé bám và giậu để có thể được hưởng một chút ánh nắng của mặt trời. Tuy nhiên, mỗi lần bìm bìm leo lên thì giậu rất bực. Nó nói với con người rằng: Bìm bìm leo lên lấn át hàng giậu của chúng tôi, nếu bị đổ thì chó gà sẽ vào phá hết rau.”

Nguồn gốc câu thành ngữ giậu đổ bìm leo

Nguồn gốc câu thành ngữ giậu đổ bìm leo

Nghe vậy, con người lo lắng, phạt bìm bìm không cho leo lên hàng giậu nữa. Bìm bìm tức lắm. Cho đến khi con người thu hoạch hết rau trong vườn, không còn để ý đến hàng giậu. Hàng giậu phải chịu nắng khô, mưa gió làm mục hết chân. Vào một đêm mưa to, hàng giậu bỗng xiêu vẹo và nghiêng dần, ngã xuống gần cây bìm bìm.

Còn bìm bìm trải qua mùa khô rồi đến mùa mưa lại phởn phơ hẳn lên. Nó thấy hàng giậu nghiêng xuống bám vào. Lúc đầu thì 1 vài dây, về sau chúng hùa nhau bám vào làm hàng giậu bị nghiêng hẳn xuống. Cả họ nhà bìm bìm lại được đà nói với hàng giậu: “ Xưa kia hắt hủi họ bìm bìm nhà ta, lúc ta cần thì không cho nương tựa, giờ ngươi đổ kêu người nào có thấy ai. Không còn là hàng giậu ngăn gà, chó mèo thì cứ để cho họ nhà ta leo lên vẫn còn có ích”.

Xem thêm: 

  • Chọn bạn mà chơi chọn thầy mà học là gì? Ý nghĩa, bài học
  • Quả bồ hòn có vị gì? Ý nghĩa câu ngậm bồ hòn làm ngọt
  • Cái nết đánh chết cái đẹp là gì? Quan điểm này liệu còn đúng?
  • Cẩn tắc vô áy náy là gì? Ý nghĩa, bài học của câu cẩn tắc vô ưu
  • Con giun xéo lắm cũng quằn? Ý nghĩa, bài học rút ra

Ý nghĩa thành ngữ giậu đổ bìm leo nghĩa là gì?

Từ câu chuyện chúng ta cũng đã hiểu được phần nào về ý nghĩa câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo”. Đây là một câu ngắn gọn, đơn giản nhưng lại mang hàm ý sâu xa. Giậu đổ bìm leo để chỉ những kẻ cơ hội, lợi dụng lúc người ra gặp khó khăn, không giúp đỡ mà còn hại thêm, thậm chí chiếm lợi cho mình.

Ý nghĩa của câu “Giậu đổ bìm leo”

Ý nghĩa của câu “Giậu đổ bìm leo”

Theo người xưa, với những dạng người “giậu đổ bìm leo” như vậy thì không nên kết thân mà phải tránh xa, để phòng hậu họa. Đó là những kẻ có lòng dạ tiểu nhân, hẹp hòi, có thể vì lợi ích của mình mà sẵn sàng hy sinh người khác. Những người này cũng là người cơ hội, vụ lợi, sống không có tình cảm.

Câu thành ngữ “giậu đổ bìm leo” phê phán những kẻ chỉ biết lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở chúng ta hãy nên cẩn thận, biết chọn lọc người để kết thân. Bởi có những người mưu sâu kế hiểm, tâm cơ nhưng bên ngoài tưởng chừng như vô hại. Do đó, khi kết bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng rồi mới có thể quyết định tin tưởng họ hay không.

Bài học từ câu thành ngữ “Giậu đổ bìm leo”

Sống thế nào thì sẽ nhận lại như thế ấy

Trong cuộc sống, đối với những người sa cơ lỡ vận dù là chủ quan hay khách quan đều cần một bàn tay để cứu giúp, nếu không thì có thể an ủi, động viên họ trong lúc nguy khó. Thế nhưng, lẽ thường ở đời người tốt thì hiếm mà những kẻ “giậu đổ bìm leo” thì nhiều.

Ở đời ai dám tự tin rằng mình chưa từng sai lầm, vì vậy đối với những người gặp nạn thì nên thông cảm, mở lối cho họ làm lại cuộc đời, sau khi họ đã phải chịu hình phạt phù hợp với tội lỗi mình gây ra.

Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác

Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác

Hãy sống tốt hơn để gặp người tốt

Có thể thấy thói “Giậu đổ bìm leo” là một thói xấu và có thể xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống. Khi có những người đứng trên nỗi tủi nhục của người khác để mưu cầu việc riêng, hay những người dựa vào đó để đạp thêm người khác té xuống thì cần phải lên án về việc làm ác ý này.

Chắc hẳn chúng ta ít nhiều cũng đã từng nghe qua câu “Luật nhân quả không bỏ sót một ai”. Vì vậy, nếu bạn sống tốt thì cuộc sống sẽ đem đến cho bạn nhiều điều tích cực, tốt đẹp. Còn nếu sống sai, luôn tìm cách hãm hại người khác thì cuộc đời sẽ mang đến cho bạn nhiều sự tiêu cực và u tối. Nhân quả có thể đến muộn và thực tế chứng minh những kẻ xấu thường sẽ có kết cục chẳng mấy tốt đẹp.

Vì vậy, hãy sống một cuộc đời đáng sống, làm những điều tốt đẹp ngay từ hôm nay. Không ai ép bạn nếu bạn không có khả năng giúp đỡ, nhưng đừng “giậu đổ bìm leo”, đâm thêm người ta vài nhát là đã đủ đạo đức rồi.

Hy vọng, qua bài viết về thành ngữ giậu đổ bìm leo là gì mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu và rút ra được bài học về cuộc sống cho mình. Để từ đó sống một cuộc đời thật ý nghĩa và làm nhiều việc có ích cho đời.

Bài viết liên quan