Tiếng lóng hay từ lóng – từ ngữ không chính thức của ngôn ngữ nhưng được giới trẻ sử dụng khá nhiều trong đời sống và trên không gian mạng. Vậy bạn có biết tiếng lóng là gì? Ý nghĩa của tiếng lóng trong tiếng Việt là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu các tiếng lóng mới ở Việt Nam trong bài viết này nhé!
Tiếng lóng là gì?
Tiếng lóng là cách giao tiếp bằng loại ngôn ngữ riêng được áp dụng trong một nhóm người hoặc một cộng đồng người nhất định. Tiếng lóng thường không mang nghĩa trực tiếp mà nó chỉ được hiểu theo ý nghĩa tượng trưng mà cụ thể thì chỉ những người sử dụng mới hiểu được hết nghĩa của chúng.
Hiểu một cách đơn giản thì tiếng lóng chính là ngôn ngữ đã được biến thể và sáng tạo dựa vào loại ngôn ngữ đã có sẵn. Tiếng lóng khác với ngôn ngữ chính thức mà mọi người sử dụng hằng ngày. Bởi ngôn ngữ chính thức thì ai cũng hiểu còn với tiếng lóng thì chỉ có thể áp dụng trong một nhóm người nhất định mà thôi.
Hầu như các quốc gia trên thế giới đều có tiếng lóng. Tuy nhiên ở Việt Nam thì tiếng lóng đa dạng hơn bởi ngoài tiếng lóng tiếng Việt thì còn xuất hiện thêm tiếng lóng tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng lóng Mỹ…
Đặc điểm của tiếng lóng là gì?
Ở thời đại ngày nay thì giới trẻ cũng hay sáng tạo những từ lóng riêng. Nó chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày hay trên các trang mạng xã hội. Tiếng Việt là ngôn ngữ toàn dân nhưng tiếng lóng thì có một số đặc thù riêng như sau:
-
Phạm vi sử dụng hẹp
Tiếng lóng được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày thường là các từ vùng miền. Những từ này do địa phương tạo ra và thường chỉ những người dân ở địa phương đó mới hiểu được.
Ví dụ về từ lóng: “trốc tru”. Thì đây là một từ lóng của Nghệ An,“trốc” có nghĩa là đầu, “tru” có nghĩa là con trâu, như vậy dịch ra có nghĩa là đầu trâu. Tuy nhiên, từ này chủ yếu được dùng để nói những người mà nói mãi vẫn không hiểu, không tiếp thu được. Mặc dù ý nghĩa của nó là vậy nhưng đây là một từ mang sắc thái nhẹ nhàng chứ không hề gay gắt, thô thiển.
Ngay cả tiếng lóng trên Internet thì nó cũng chỉ được sử dụng trên mạng xã hội, phù hợp với ngôn ngữ của tuổi teen. Nếu như sử dụng trong đời sống hàng ngày thì sẽ ít người hiểu được những từ ngữ đó là gì.
-
Tính ứng dụng không cao và không có tính hệ thống
Tiếng lóng chỉ được sử dụng trong văn nói mà hiếm khi được sử dụng trong văn bản, đặc biệt là những bài văn cần hình thức. Trong văn học thì nó chỉ được đưa vào giọng nói của nhân vật và dưới dạng một câu trích dẫn.
Tiếng lóng không có hệ thống bởi tiếng Việt hiện nay là ngôn ngữ mà mọi người dân đều có thể hiểu, nghe được và được sử dụng ở trong mọi trường hợp. Trong khi, tiếng lóng thì chỉ dùng cho một nhóm người nhất định.
-
Có tính tạm thời
Tiếng lóng khác với ngôn ngữ mà mọi người dân sử dụng bởi ngôn ngữ chính thức sẽ được công nhận và đưa vào từ điển. Những từ ngữ này sẽ tồn tại lâu dài và có tính bền vững. Trong khi đó thì tiếng lóng không được công nhận và số lượng người dùng cũng hạn chế. Vì vậy mà theo thời gian nếu như có một từ phù hợp hơn thì nó sẽ bị đào thải.
Ví dụ từ lóng: “Thị Nở”, “Chí Phèo” trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Ngày nay thì những từ này cũng được dùng là từ lóng để miêu tả những người có ngoại hình và tính cách giống nhau. Tuy nhiên, các từ này khác với những từ lóng thông thường bởi nó không bị đào thải. Nó là các từ sáng tạo cá nhân và nghĩa gốc không phải là từ lóng nên sẽ luôn tồn tại trong các tác phẩm văn học.
Tiếng lóng tốt hay xấu? Có nên sử dụng tiếng lóng không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc bởi tiếng lóng là từ vừa che giấu sự thật vừa có thể diễn đạt những ý nghĩa thô tục.
Trước đây thì tiếng lóng được sử dụng với nghĩa che giấu bí mật để tránh người khác biết. Nguyên nhân là do tiếng lóng trước đây được sử dụng bởi nhiều phần tử bất hảo giống như một ngôn ngữ mật mã. Điều này khiến cho nhiều người nghĩ rằng tiếng lóng là xấu.
Tuy nhiên tiếng lóng mới ở Việt Nam giờ đã thoáng hơn. Hiện nay, tiếng lóng xuất hiện rất nhiều nhất trên các trang mạng xã hội. Giới trẻ đã và đang chế tạo tiếng lóng ngày càng nhiều. Họ cho rằng việc sử dụng tiếng lóng sẽ khiến cho những câu chuyện thường ngày trở nên vui nhộn và hài hước hơn rất nhiều.
Tiếng lóng được mở rộng hơn và mỗi nhóm trong xã hội đều có tiếng lóng riêng. Hiện tại thì người ta cũng tin rằng việc sử dụng tiếng lóng sẽ làm cho người ta trẻ trung hơn. Tiếng lóng của 9x, 10x có thể nói là vô cùng đa dạng.
Kết luận: Tiếng lóng không hoàn toàn tốt nhưng cũng không hoàn toàn xấu. Nếu được sử dụng đúng mục đích và có chừng mực thì những từ lóng thực sự sẽ giúp cho việc giao tiếp bớt tẻ nhạt hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn lạm dụng và sử dụng nó sai ngữ cảnh sẽ khiến nó trở nên lố bịch. Vì vậy, hãy tiết chế, đừng lạm dụng nó mà hãy coi nó như một ngôn ngữ giải trí. Tuyệt đối không được sử dụng quá nhiều để rồi quên mất tiếng mẹ đẻ.
Những tiếng lóng trên mạng “hot” của giới trẻ
Những từ lóng được giới trẻ sử dụng trên mạng bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Dưới đây là một số từ lóng được giới trẻ sử dụng rất nhiều như:
Tiếng lóng thuần Việt
- Phò
Nếu như trước đây bạn hay nghe những từ về những cô gái hành nghề mại dâm như: cave, gái bán hoa, bán dâm… thì hiện nay từ “phò” đã được sử dụng thay thế và rất v phổ biến trên mạng xã hội.
- Bánh bèo
Nghĩa gốc của từ này chính là tên của một loại bánh ở miền Trung. Tuy nhiên nó đã được chuyển đổi thành một từ lóng để mô tả những cô gái nữ tính, hay nhõng nhẽo, lẳng lơ và tự mãn.
- Vãi
Từ “vãi” là một trong những từ lóng được sử dụng nhiều nhất trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok… “Vãi” về mặt động từ thì nó là hành động ném về nhiều hướng hoặc cũng có thể chỉ trạng thái rơi rớt, rơi lỏng lẻo.
Tuy nhiên, từ này được giới trẻ sử dụng để nhấn mạnh mức độ của một tính từ hoặc động từ nhất định nào đó như: lạnh vãi, giàu vãi… Từ này nếu đứng một mình là thể hiện sự ngạc nhiên.
- Toang
Đây là từ được dùng để miêu tả sự đổ vỡ, vỡ kế hoạch hay sai lầm không thể sửa chữa. Ví dụ: Bạn có lịch thi nhưng bạn lại quên mất thì bạn sẽ nói “toang rồi”.
- Trẻ trâu
Từ này được dùng để chỉ những người có cách cư xử trẻ con, thu hút sự chú ý của mọi người bằng những hành động nghịch ngợm, thích thể hiện.
- GATO
Khi nghe đến từ này thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến một chiếc bánh kem trong các bữa tiệc sinh nhật. Tuy nhiên, đây là từ viết tắt của cụm từ “ghen ăn tức ở”. Vì vậy mà GATO là từ lóng được dùng để chỉ cảm giác ghen tị, mong muốn có được thứ mà người khác có mà bản thân mình không có.
- Xu cà na
Từ lóng này cũng được các bạn 10x sử dụng thường xuyên. Ý nghĩa của nó là gặp những điều xui xẻo, không may mắn. Ví dụ: “Xu cà na ghê, hôm nay đi thi mà xe lại hỏng”.
Đây chỉ là một số từ đại diện cho từ lóng mới ở Việt Nam. Trên mạng xã hội còn có rất nhiều từ lóng được giới trẻ sử dụng như: lãng tai, củ chuối, con gà, lang băm, đào mộ…
Tiếng lóng tiếng Anh
- Tiếng lóng tiếng Anh là gì?
Từ lóng tiếng Anh là những từ được vay mượn từ tiếng Anh sau đó được thay đổi bằng cách viết tắt hay nói cách khác là Việt hóa.
Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên việc sử dụng tiếng lóng với ngôn ngữ tiếng Anh cũng là điều dễ hiểu. Có 3 loại tiếng lóng tiếng Anh phổ biến hiện nay là:
- – Hình thức ban đầu: tức là giữ nguyên ngữ pháp và ý nghĩa của nó. Ví dụ: giới trẻ hiện nay thường gọi người yêu cũ của mình là “Ex”. Những thực chất thì “Ex” là từ viết tắt của “ex-boyfriend” hoặc “ex-girlfriend”.
- – Dạng phiên âm: người ta chỉ phiên âm những từ thông dụng nên ai cũng có thể hiểu được. Khi đưa vào sử dụng thì những từ này tạo ra màu sắc và tính năng mới cho người dùng. Ví dụ: chạy số.
- – Dạng viết tắt: dạng này được giới trẻ sử dụng nhiều nhất hiện nay. Có rất nhiều từ viết tắt tiếng Anh trên các trang mạng xã hội như: FB (Facebook), G9 (chúc ngủ ngon), ILU (I love you), LOL (cười lớn), OMG (Oh my god)…
Những tiếng lóng “hot” trong tiếng Anh
– LUV: là viết tắt của “love you very much”, có nghĩa là “yêu bạn rất nhiều”.
– Cool: Trong nguyên bản thì Cool có nghĩa là mát mẻ nhưng giới trẻ đa phần sử dụng với nghĩa là tuyệt vời, ngầu, tài năng.
– High: chỉ trạng thái hưng phấn khi sử dụng chất kích thích.
– Oops: có nghĩa là câu cảm thán khi bất ngờ mắc lỗi.
– YOLO: là viết tắt của “You only live once”, có nghĩa là bạn chỉ sống một lần. Ý nghĩa là động viên mọi người hãy sống cho mình, sống cho ngày hôm nay.
Tiếng lóng LGBT
Tiếng lóng LGBT là gì? Tiếng lóng LGBT là tập hợp những từ lóng được sử dụng trong cộng đồng LGBT, bao gồm: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Transformation (chuyển giới), Bisexual (song tính).
Có thể nói LGBT là cộng đồng có nhiều tiếng lóng nhất bởi vấn đề này khá nhạy cảm nên họ thường sử dụng rất nhiều tiếng lóng.
Một số tiếng lóng có liên quan đến cộng đồng LGBT như:
– Diva: từ thường dùng để miêu tả về nữ ca sĩ. Tuy nhiên, trong cộng đồng LGBT thì từ này dùng để chỉ những người đồng tính nam với phong thái tự tin, kiêu ngạo. Đây cũng là từ được dùng để bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho người đẹp.
– 429: nếu bạn nhìn vào bàn phím của điện thoại Nokia thì bạn sẽ nhận thấy 4 = G, 2 = A, 9 = Y. Tức là 429 = GAY, từ để chỉ những người đồng tính nam.
– Bede: tiếng lóng bede là tiếng lóng của cộng đồng LGBT và được sử dụng nhiều nhất. Bede xuất phát từ “pederasty” dùng để chỉ những người đồng tính luyến ái.Tuy nhiên, từ này cũng thường bị dùng sai để chỉ những người đàn ông ăn mặc và cư xử giống như phụ nữ.
– Sushi: từ này dùng để gọi những cô gái đồng tính châu Á.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến tiếng lóng là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về “ngôn ngữ thứ 2” của giới trẻ cũng như của một bộ phận người thường xuyên sử dụng, giúp bạn có thể tự hơn trong giao tiếp.