Truyện đồng thoại là gì? #3 truyện đồng thoại Việt Nam hay nên đọc

Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi được rất nhiều độc giả yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết truyện đồng thoại là gì cũng như các tác phẩm, tác giả nổi bật hiện nay. Cùng chuthapdoquangninh.org.vn khám phá và tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại là có quá trình phát triển lâu dài, vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Thông qua việc truyền đạt những bài học, giá trị về tình yêu, giáo dục; truyện không chỉ mang tính giải trí mà còn góp phần vào sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. 

Truyện đồng thoại là thể loại truyện dành cho thiếu nhi

Truyện đồng thoại là thể loại truyện dành cho thiếu nhi

Nhân vật trong câu chuyện này thường là các loài vật, đồ vật quen thuộc được nhân cách hóa. Các nhân vật vẫn giữ nguyên đặc điểm, hành vi của loài vật đó mà nó đại diện, nhưng vẫn thể hiện được các đặc điểm, tư duy con người. Điều này, tạo nên sự gần gũi, hấp dẫn, tăng hiệu quả giáo dục đối với các bạn nhỏ.

Nguồn gốc của truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Tác phẩm đầu tiên là bộ “Tùng thư đồng thoại” của tác giả Tôn Dục Tử làm chủ biên, được xuất bản vào năm 1909. 

Cho đến năm 1932, truyện đồng thoại xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam trong cuốn từ điển Hán – Việt do Đào Duy Anh biên soạn. Tuy nhiên, ở thời điểm đó truyện đồng thoại là gì còn mới mẻ và xa lạ với nhiều người. Rất nhiều năm sau đó, nó mới được dùng để đặt tên cho một tuyển tập văn học có tên là “Cổ kim đồng thoại”. Cuốn tuyển tập này đã được Lên Văn Chánh biên soạn từ các nguồn tài liệu của phương Tây.

Truyện đồng thoại có từ Trung Quốc và du nhập sang Việt Nam

Truyện đồng thoại có từ Trung Quốc và du nhập sang Việt Nam

Cho đến khoảng thế kỷ XX, truyện đồng thoại hiện đại đã xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Trong đó, tác phẩm gây được tiếng vang thời điểm đó là tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.

Dù vậy, trong giai đoạn 1930 – 1945 truyện đồng thoại vẫn chưa được chú ý đến. Phải đến sau năm 1945, truyện đồng thoại mới được đề cập đến nhiều trong các buổi chuyên luận, báo khoa học, lời bình, bài đọc sách…

Đặc điểm của truyện đồng thoại là gì?

Các loại truyện đồng thoại là thể loại truyện dài, được kể theo dạng lời kể của người thứ 3 để tự sự lại những câu chuyện bổ ích hướng tới đối tượng trẻ em. Vì vậy, câu chuyện thường xoay quanh nhiều nhân vật khác nhau và đưa vào nhiều yếu tố kỳ ảo nhằm tăng tính sinh động. Điểm đặc trưng của truyện đồng thoại gồm có:

Nhân vật

Trong truyện đồng thoại, nhân vật rất đa dạng, thường là các loài vật, đồ vật được nhân hóa. Chúng có tên gọi, suy nghĩ, có tính cách, hoàn cảnh và đặc điểm riêng, có thể đóng vai chính hoặc phụ trong câu chuyện. Ví dụ: bác trâu, chị sóc, cô cáo, anh dế mèn,…

Nhân vật trong truyện đồng thoại đều được nhân cách hóa

Nhân vật trong truyện đồng thoại đều được nhân cách hóa

Các loài vật vẫn sẽ giữ nguyên những đặc tính riêng vốn có của giống loài như thức ăn, nơi ở, tập tính…Nhưng chúng sẽ có các đặc điểm của con người như: làm việc; chăm lo con cái, gia đình; nghỉ ngơi, thư giãn, lo nghĩ về tương lai,…

Cốt truyện

Truyện đồng thoại thường có cốt truyện rõ ràng, có các sự kiện được miêu tả và sắp xếp theo trật tự thời gian, có tính logic và kết thúc hợp lý. Tác giả thường sẽ xây dựng theo sự phát triển của câu chuyện dựa vào dòng thời gian logic, đảm bảo các sự kiện luôn diễn ra một cách tự nhiên nhất. Kết thúc câu chuyện đồng thoại chủ yếu là kết thúc có hậu, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, thông điệp ý nghĩa cho người đọc.

Sử dụng ngôi thứ ba

Hầu hết các câu truyện đồng thoại Việt Nam hay ở các nước khác đều được kể theo ngôi thứ ba. Tác giả sử dụng ngôn ngữ trung lập để miêu tả các tình tiết trong câu chuyện, mô tả hành động suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào câu chuyện mà chỉ thuật lại, truyền đạt lại sự việc trong truyện.

Ý nghĩa truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại mang nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng với những câu chuyện bổ ích hướng đến trẻ em. Dưới đây là một số ý nghĩa của truyện đồng thoại bao gồm:

  • Giáo dục và truyền đạt giá trị đạo đức: Nội dung truyện đồng thoại chứa đựng nhiều câu chuyện giáo dục để truyền đạt các giá trị đạo đức đến với người đọc, đặc biệt là các em nhỏ. Thông qua những nhân vật trong truyện: đồ vật, động vật để giúp trẻ hiểu rõ hơn về tình yêu thương, sự tử tế, trung thực và các phẩm chất tốt đẹp khác.
Truyện đồng thoại mang nhiều ý nghĩa và giá trị tích cực hướng đến trẻ nhỏ

Truyện đồng thoại mang nhiều ý nghĩa và giá trị tích cực hướng đến trẻ nhỏ

  • Giải trí và tiếp thu ngôn ngữ: Ngoài việc đọc các câu chuyện đồng thoại như một hình thức giải trí bổ ích, trẻ em còn có cơ hội mở rộng vốn từ, tiếp thu ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ và phát triển tốt khả năng đọc hiểu.
  • Phát triển kỹ năng xã hội và nhận thức văn hóa: Từ việc tiếp xúc với các nhân vật, các tình huống trong câu truyện, trẻ nhỏ có thể hiểu được các vấn đề xảy ra. Từ đó, học được cách tương tác, giải quyết xung đột khi gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khám phá và sáng tạo: Các nhân vật và câu chuyện có nội dung độc đáo, giúp cho trẻ nhỏ có thể khơi dậy được trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo.
  • Tạo niềm tin và hy vọng: Truyện đồng thoại thường mang đến những thông điệp tích cực, tạo hy vọng và niềm tin cho người đọc. Đó là những câu chuyện về lòng nhân ái, vượt qua khó khăn trong cuộc sống và cái kết hạnh phúc. Điều này dễ truyền cảm hứng, khích lệ người đọc có thể đối diện với những thử thách trong cuộc sống.

Top 3 truyện đồng thoại Việt Nam ngắn, hay nên đọc

Dế mèn phiêu lưu kí

Một trong những truyện đồng thoại nổi bật lớp 6 mà chúng ta đã học ở THCS đó là truyện “Dế mèn phiêu lưu kí”. Nội dung câu chuyện là nói về cuộc phiêu lưu của chú dế mèn được kể thông qua lời của nhà văn Tô Hoài. 

Dế mèn phiêu lưu ký - truyện đồng thoại nổi tiếng của Tô Hoài

Dế mèn phiêu lưu ký – truyện đồng thoại nổi tiếng của Tô Hoài

Khi đọc bộ truyện đồng thoại của Tô Hoài, ta như lạc vào một thế giới mới với các loài vật nhỏ bé như: chuồn chuồn, ếch, châu chấu, xiến tóc,,…

Trong chuyến hành trình khám phá ấy, Dế mèn trải qua nhiều thử thách, nhiều biến cố. Từ một chú Dế mèn sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, sau nhiều sai lầm chú đã trưởng thành và trở thành một người có bản lĩnh, sống có tình thương, biết giúp đỡ người khác, ham hiểu biết, giàu lý tưởng.

Qua giọng văn hóm hỉnh, lối viết chuyện thông minh, truyện đồng thoại của Tô Hoài đã mang đến cho các em nhỏ bài học giáo dục sâu sắc mà rất bình dị, gần gũi. 

Bài học tốt

Trong các truyện đồng thoại Việt Nam được yêu thích hiện nay không thể kể đến bộ truyện đồng thoại “Bài học tốt” của tác giả Võ Quảng. Bộ truyện này đã mang đến những thành công vang dội cho tác giả.

Bài học tốt - truyện đồng thoại của Võ Quảng

Bài học tốt – truyện đồng thoại của Võ Quảng

Câu chuyện kể về những vết rạn nứt trên lưng của con rùa với lời kể hồn nhiên, kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Bên cạnh đó, còn mang đến bài học giáo dục sâu sắc cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại nếu chúng ta muốn đạt được thành công trong cuộc sống.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số tác phẩm truyện đồng thoại Võ Quảng dành cho thiếu nhi khác cùng tuyển tập với “Bài học tốt” là: Anh cút lủi, Những chiếc áo ấm, Ngày Tết của trâu xe,…

Cái Tết của Mèo con

Đây là một trong những truyện đồng thoại Việt Nam thú vị, hấp dẫn được nhiều độc giả yêu thích của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Câu chuyện kể về một chú mèo con tên Miu được bà mua về cho bé Bống. Mặc dù mới ngày đầu về nhà Bống, Mèo con đã phải đối mặt với lũ chuột cống hung hăng. Tuy khiếp sợ nhưng Mèo con đã rút ra được nhiều bài học quý giá, vượt qua nỗi sợ và trở nên dũng cảm hơn qua từng ngày. Lòng dũng cảm của Mèo con đã truyền đến cho bác Nồi đồng, chị Chổi, sau đó họ cùng nhau đoàn kết, đánh bại lũ chuột xấu xa. 

Truyện đồng thoại Nguyễn Đình Thi - Cái Tết của Mèo con

Truyện đồng thoại Nguyễn Đình Thi – Cái Tết của Mèo con

Thông qua câu chuyện đã dạy chúng ta bài học sâu sắc về sự dũng cảm, lòng quả cảm, sự đoàn kết của mỗi người. Qua đó, giúp trẻ có thể hình thành những tính cách tốt như dũng cảm, đoàn kết, cố gắng vượt qua những thử thách, khó khăn để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, có rất nhiều các loại truyện đồng thoại khác hay và bổ ích dành cho trẻ như: Tuyển tập truyện “Xóm bờ dậu” (Trần Đức Tiến), Khu vườn hạnh phúc (Nguyễn Thái Hải), Trời xanh ngập nắng (Rosita Nguyen), Cuộc phiêu lưu của những con chữ (Trần Hoài Dương),…

Như vậy sau khi tìm hiểu về khái niệm truyện đồng thoại là gì, cùng một số tác phẩm, tác giả nổi tiếng ở thể loại này. Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi chuthapdoquangninh.org.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé!

Xem thêm:

  • Tản văn là gì? Những tản văn hay về tình yêu, cuộc sống
  • Tùy bút là gì? Đặc trưng, nghệ thuật cùng các tác phẩm tùy bút hay nhất
  • Ếch ngồi đáy giếng nghĩa là gì? Ý nghĩa & bài học rút ra
Bài viết liên quan