Trong kho tàng văn học của Việt Nam có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đa dạng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó, câu nói “kẻ tám lạng, người nửa cân” là một câu nói quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy khó hiểu hoặc không hiểu hết nghĩa của câu này. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nguồn gốc của câu thành ngữ kẻ 8 lạng người nửa cân là gì?
Theo hệ thống đo lường ngày nay 5 lạng tương đương với nửa cân. Tuy nhiên, người cổ xưa không áp dụng hệ thống đo lường quốc tế mà sử dụng cân tiểu ly cân tiểu ly – hay còn gọi là “cân ta”.
Cân tiểu ly thường được người xưa dùng để cân đo các vị thuốc hoặc kim loại quý. Quy ước loại cần này là 1 cân bằng 16 lạng, nghĩa là 1 lạng cân tiểu ly tương đương với 37,7g, từ đó nửa cân tiểu ly sẽ bằng đúng 8 lạng.
Ngoài ra, kẻ tám lạng người nửa cân tiếng Trung là 半斤八两 phiên âm là bàn jīn bā liǎng, còn kẻ tám lạng người nửa cân tiếng Anh là Tweedledum and Tweedledee.
Ý nghĩa của câu kẻ tám lạng, người nửa cân
Thành ngữ “Kẻ tám lạng, người nửa cân” trong tiếng Việt này để chỉ sự so sánh tương đương giữa 2 bên trong cuộc đấu tranh hơn thua nào đó, không bên nào kém bên nào. Có khi nó còn mang ý nghĩa về sự nhận xét chỉ mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên.
Theo cuốn Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức cũng giải thích rằng: “Kẻ kia tám lượng (lạng), người này nửa cân: Bằng nhau, không ai hơn ai (một cân có mười sáu lạng).
Như vậy, bài viết trên đã giải thích rõ ràng về kẻ tám lạng, người nửa cân là gì. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của câu thành ngữ này. Hãy thường xuyên truy cập chuthapdoquangninh.org.vn để tìm hiểu thêm về các thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nhé.